Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2015

Những nguyên nhân không ngờ tới gây nên bệnh gút (gout)

Gút là một bệnh rối loạn về chuyển hóa liên quan đến việc tăng sản xuất hoặc giảm đào thải chất acid uric trong cơ thể. Có thể nói nguyên nhân trực tiếp gây bệnh gút là sự lắng đọng vi tinh thể muối urate natri tại các cơ quan trong cơ thể như: tại các khớp, tại tim, tại thận,...

benh-gut
Ảnh minh họa
Gút là bệnh rối loạn về chuyển hóa liên quan đến việc tăng sản xuất hoặc giảm đào thải chất acid uric.

Vi tinh thể muối urate natri là sản phẩm của acid uric kết tủa thành khi gặp điều kiện thuận lợi. Vì một lý do nào đó, hàm lượng purin trong cơ thể tăng, quá trình chuyển hóa chúng thành acid uric tăng.

Khi cơ thể tạo ra quá nhiều acid uric hoặc thải acid này ra nước tiểu quá ít thì nồng độ acid uric trong máu tăng lên, sự chuyển hóa acid uric thành muối urat tăng theo dẫn tới sự lắng đọng những tinh thể muối urat sắc nhọn hình kim tại các khớp, sụn, xương, tổ chức dưới da, gây ra viêm sưng khớp và biểu hiện triệu chứng tại những vị trí lắng đọng.

Ở khớp, bệnh gút (bệnh gout) gây ra chứng viêm khớp cấp và mạn tính. Ở mô mềm, gút tạo ra các hạt tô phi. Ở thận, gút gây ra các chứng viêm thận kẽ, sỏi thận...

Không chỉ vậy, bệnh gút nếu không được điều trị kịp thời còn gây ra rất nhều biến chứng nguy hiểm như biến dạng khớp gây tàn phế suốt đời, suy thận mạn, bệnh lý về tim mạch. Mức độ trầm trọng nhất là bệnh gút có thể gây ra là tử vong.

Tại Việt Nam, trước kia bệnh gút được coi là bệnh nhà giàu vì cho rằng chỉ những người có điều kiện, ăn uống đầy đủ, nhiều chất đạm mới có thể mắc bệnh gút. Tuy nhiên, từ thập kỷ 90 của thế kỷ 20 cho đến nay, bệnh gút gia tăng chóng mặt ở Việt Nam. 
 
Những yếu tố nguy cơ gây ra bệnh gút:

Nguyên nhân gây ra bệnh gút là do acid uric trong máu tăng cao. Chuẩn để xác định acid uric máu cao là khi đo nồng độ acid uric vượt qua giới hạn tối đa của độ hòa tan của urat trong huyết tương.

Cụ thể giới hạn tối đa mà nếu vượt qua sẽ được coi là tăng acid uric máu là 420 µmol/l đối với nam, 360 µmol/ đối với nữ.
Theo các nhà khoa học, có rất nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh gút. Có thể chỉ ra các yếu tố nguy cơ chính như sau:

- Yếu tố giới tính: Bệnh gút thường gặp ở nam, ở Việt Nam người mắc bệnh gút có 99% là nam giới.

- Yếu tố độ tuổi: Gút thường gặp ở độ tuổi 30 - 50 ở nam giới, ở nữ giới thường gặp sau độ tuổi mãn kinh.

- Yếu tố gia đình: Yếu tố này do gen nhưng cũng có thể do những người trong gia đình có cùng 1 chế độ, thói quen sinh hoạt, ăn uống.

- Thói quen sinh hoạt: Thường gặp ở những người có thói quen uống đồ uống có cồn như bia rượu. Ngoài ra còn có thêm nhiều yếu tố khác sẽ phân tích sâu hơn ở phần dưới.

- Yếu tố sức khỏe: Bệnh gút liên quan đến 1 số căn bệnh chuyển hóa khác như đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa lipid máu… Bệnh gút cũng có liên hệ với bệnh béo phì. Người béo phì có nguy cơ mắc gút cao hơn bình thường 5 lần.

- Ảnh hưởng của một số loại thuốc làm giảm thải acid uric qua thận, rối loạn chuyển hóa acid uric: Thuốc lợi tiểu thiazid, furosemid, aspirin, thuốc chống Lao như pyrazynamid…

Bệnh gout thứ phát: acid uric trong máu có thể tăng thứ phát do những nguyên nhân sau :

- Do tiêu thụ những loại thức ăn có chứa nhiều purin (gan, lòng, thịt, cá, nấm, tôm, cua), uống nhiều rượu, bia. Thực ra đây chỉ là những tác nhân phát động bệnh hơn là nguyên nhân trực tiếp.

- Do trong cơ thể tăng cường thoái giáng purin nội sinh (phá hủy nhiều tế bào, tổ chức) liên quan đến các bệnh lý huyết học như bệnh đa hồng cầu, leucemie kinh thể tủy, hodgkin, sarcom hạch, đa u tủy xương, hoặc do sử dụng những thuốc diệt tế bào để điều trị các bệnh u ác tính.

- Do giảm thải acid uric qua thận: viêm thận mạn tính, suy thận làm cho quá trình đào thải acid uric giảm và ứ lại gây bệnh.
Những thực phẩm không có lợi cho người bị gút

Trong cơ thể, acid uric được tạo thành từ ba nguồn: thoái giáng từ các chất có nhân purin do thức ăn đưa vào, thoái giáng các chất có nhân purin từ trong cơ thể và tổng hợp các purin từ con đường nội sinh.

Do đó, người có acid uric máu cao nên kiêng hoặc hạn chế các thực phẩm chứa nhiều nhân purin như phủ tạng động vật (gan, thận, não, tụy...), các loại thịt có màu đỏ, các loại hải sản, nấm, đậu... Không dùng các đồ ăn thức uống có tính kích thích như trà đặc, cà phê, rượu trắng, hạt tiêu, hồi, quế, ớt...
 
 

10 cách ngăn ngừa thoái hóa khớp (viêm xương khớp)

Thoái hóa khớp là nguyên nhân hàng đầu gây ra chứng đau khớp ở người trưởng thành. Từ chuyên môn gọi là viêm xương khớp (osteoarthritis). Vậy làm sao để ngăn ngừa căn bệnh này hiệu quả, hãy cùng tham khảo bài viết:

 
thoai-hoa-khop
Hình minh họa.
Trước đây người ta xem nó là căn bệnh của người cao tuổi. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy có rất nhiều người dưới 40 tuổi cũng bị thoái hóa khớp. Thường gặp nhất là do chấn thương và khớp làm việc quá tải. Ngoài ra còn một nguyên nhân trước đây ít gặp nhưng nay khá phổ biến là bệnh béo phì. Hiếm gặp hơn là các nguyên nhân về di truyền (gen) hay khiếm khuyết bẩm sinh về xương khớp.

Ðiểm lại các nguyên nhân thường gặp, chúng ta thấy rõ thoái hóa khớp là bệnh có thể ngăn ngừa được. Sau đây là 10 biện pháp được các nhà chuyên môn đề nghị:

1. Duy trì trọng lượng cơ thể ở mức độ thích hợp.
Khi bạn càng béo, sức nặng đè lên khớp càng lớn, nhất là vùng lưng, khớp háng, khớp gối và bàn chân.

2. Siêng vận động.
Luyện tập thể dục, thể thao vừa sức sẽ giúp cơ bắp khỏe mạnh, máu huyết lưu thông dễ dàng. Ðó là yếu tố giúp tăng cường dinh dưỡng cho lớp sụn khớp. Cơ bắp khỏe mạnh sẽ giúp giảm lực đè ép lên khớp xương trong vận động.

3. Giữ tư thế cơ thể luôn thẳng.
Tư thế tốt sẽ giúp bảo vệ các khớp tránh sự đè ép không cân đối. Ở tư thế thẳng sinh lý, diện tích tiếp xúc giữa hai mặt khớp sẽ đạt mức tối đa, vì thế lực đè ép sẽ tối thiểu. Hơn nữa, khi đó sẽ có sự cân bằng lực giữa các dây chằng và cơ bắp quanh khớp, giúp giảm bớt nhiều nhất lực đè ép lên hai mặt sụn khớp.

4. Sử dụng các khớp lớn trong mang vác nặng.
Khi nâng hay xách đồ nặng, bạn cần chú ý sử dụng lực cơ của các khớp lớn như ở tay là khớp vai, khớp khuỷu; ở chân là khớp háng, khớp gối. Khéo léo sử dụng nguyên tắc đòn bẩy ở những khớp lớn để tránh làm tổn thương các khớp nhỏ như cổ tay, cổ chân, bàn tay, bàn chân.

5. Giữ nhịp sống thoải mái.
Bạn nên sắp xếp công việc hợp lý, hài hòa giữa nghỉ ngơi và lao động. Nên nhớ rằng các cơ quan trong cơ thể đều cần có sự nghỉ ngơi để tái tạo lại năng lượng. Không nên lặp đi lặp lại một công việc hay tư thế làm việc kéo dài quá sức chịu đựng của cơ thể. Lực tác động không lớn nhưng nếu lặp đi lặp lại trong thời gian quá dài sẽ làm tổn thương khớp. 

6. Phải biết "lắng nghe" cơ thể.
Cơ thể chúng ta có cơ chế báo động rất tuyệt vời. Khi có vấn đề nó sẽ báo động ngay cho bạn. Trong đó đau là dấu hiệu báo động chủ yếu. Phải ngưng ngay lập tức các vận động nếu chúng gây đau.

7. Thay đổi tư thế thường xuyên.
Nên thường xuyên thay đổi các tư thế sinh hoạt. Tránh nằm lâu, ngồi lâu, đứng lâu một chỗ vì sẽ làm ứ trệ tuần hoàn và gây cứng khớp. Có thể đây là yếu tố chính yếu gây ra thoái hóa khớp do nghề nghiệp, nhất là ở những người lao động trí óc.

8. Sự luyện tập "như một chiến binh" sẽ làm hại bạn.
Khi khớp của bạn có vấn đề, lời khuyên nên vận động của bác sĩ có thể được bạn hăng hái thực hiện một cách quá mức. Nguyên nhân thường là nỗi lo sợ thầm kín báo hiệu tuổi già của những người thành đạt trong cuộc sống, là sự âu lo nếu bạn là trụ cột của gia đình. Những lý do này khiến bạn vội vã lao vào tập luyện như những người lính cứu hỏa dập tắt đám cháy. Tuy nhiên điều này không thể áp dụng cho tổn thương khớp. Do sụn khớp phải trải qua một thời gian dài tác động mới bị hư hỏng (thoái hóa), vì vậy khi bạn cảm thấy đau nghĩa là nó đã hư khá nặng. Sự nghỉ ngơi sẽ làm ngừng gia tăng mức độ tổn thương. Còn sự vận động sẽ giúp nó phục hồi nhưng cần phải tăng dần cường độ. Nếu bạn quá gắng sức hay nóng nảy trong luyện tập để đốt giai đoạn, thì vô tình sẽ làm chết lớp sụn mới còn non yếu do các lực tác động quá mức của chính mình. Nên bắt đầu bằng những động tác nhẹ nhàng và chậm rãi, sau đó mới tăng dần lên tùy vào sự phản ứng của cơ thể.

9. Bảo vệ cơ thể trước những bất trắc trong sinh hoạt.
Khi ra khỏi nhà, bạn nên cẩn thận chuẩn bị những dụng cụ bảo vệ cổ tay và khớp gối, nhằm đề phòng những tình huống bất ngờ có thể làm bạn bị chấn thương. 

10. Ðừng ngại ngần khi có yêu cầu trợ giúp.
Bạn không nên cố gắng làm một việc gì đó quá sức của mình. Nếu cảm thấy khó khăn, nên nhờ người khác trợ giúp. Mang vác hay xách một vật nặng có thể làm bạn đau nhức kéo dài nhiều ngày. Tình trạng đau nhức này thể hiện sự tổn thương của cơ thể. Từ những lỗ nhỏ có thể phát triển thành những sang thương lớn hơn trên mặt sụn khớp.
 
 

18 thực phẩm hạn chế và ngăn ngừa bệnh loãng xương

Nhiều người vẫn quan niệm muốn hết loãng xương chỉ cần uống sữa. Không sai vì sữa là một trong các loại thực phẩm cung cấp canxi. Nhưng nếu chỉ trông cậy vào ly sữa thì chưa đủ.


Loãng xương là hiện tượng tăng phần xốp của xương do giảm số lượng tổ chức xương, giảm trọng lượng của một đơn vị thể tích, là hậu quả của việc suy giảm các khung protein và lượng calci gắn với các khung này.

Để có một bộ xương chắc khỏe, hai chất dinh dưỡng không thể thiếu được là: canxi và vitamin D. Canxi hỗ trợ cấu trúc xương và răng, trong khi vitamin D cải thiện sự hấp thụ canxi và tăng trưởng xương. Các chất dinh dưỡng không chỉ giúp duy trì sự sống mà nó còn có tác dụng hạn chế đáng kể bệnh loãng xương khi chúng ta có tuổi. Bổ sung đầy đủ vitamin D và canxi có tác dụng ngăn ngừa và làm chậm lại quá trình phát triên các bệnh liên quan tới xương.
Trung bình một ngày người lớn dưới 50 tuổi cần nhận được 1.000mg canxi và 200iu vitamin D. Còn đối với người trên 50 tuổi 1 ngày cần có 1.200mg canxi và từ 400 đến 600 iu vitamin D.

Dưới đây là 18 loại thực phẩm giàu canxi và vitamin D giúp cơ thể chúng ta có được một bộ xương chắc khỏe 

1. Sữa chua
Sữa chua được coi là thực phẩm vàng cho hệ tiêu hóa, hơn nữa nó còn chứa một lượng khá lớn vitamin D và canxi. Trung bình 1 cốc sữa chua cung cấp 30% nhu cầu canxi, 20% nhu cầu vitamin D cho cơ thể mỗi ngày.
sua-chua-ngan-ngua-loang-xuong
Trong sữa chứa một lượng canxi cao mà cơ thể có thể hấp thu một cách dễ dàng.
2. Sữa
Nhiều người sợ uống sữa vì lượng calo trong sữa khá dồi dào, tuy nhiên hiện nay trên thị trường có khá nhiều loại sữa đã được tách béo. Trong sữa chứa một lượng canxi cao mà cơ thể có thể hấp thu một cách dễ dàng.

3. Pho mát
Pho mát chứa một lượng lớn canxi, tuy nhiên không nên ăn quá nhiều phomat mỗi ngày vì nó có thể là nguyên nhân khiến bạn tăng cân nhanh chóng.

4. Cá mòi
Các nhà khoa học tìm thấy trong cá mòi một lượng lớn canxi và vitamin D. Ngoài ra cá còn chứa lượng omega-3 dồi dào rất cần thiết cho cơ thể.

5. Trứng
Trứng là thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày, trong trứng có khoảng 6% vitamin D.

6. Cá hồi
Cá hồi được biết đến có rất nhiều có lợi cho sức khỏe tim như omega-3 axit béo, Ăn cá hồi tăng sức khỏe cho tim và hệ cơ xương.

7. Rau bina

Những người không tiêu thụ được sữa và các sản phẩm từ sữa thì rau bina là lựa chọn thích hợp nhất. Khoảng 100-200g rau bina có thể cung cấp gần 25% nhu cầu canxi cho cơ thể mỗi ngày.



8. Ngũ cốc
Ngũ cốc nguyên hạt chứa hàm lượng canxi và vitamin D khá lớn. Tiêu thụ ngũ cốc nguyên hạt hàng ngày có thể bổ sung 25% lượng vitamin D.

9. Cá ngừ
Cá ngừ chứa các chất béo có lợi cho cơ thể, 3 ounce cá ngừ có chứa khoảng 39% vitamin D có thể cung cấp cho cơ thể.

10. Nước cam
Nước cam không chỉ chứa vitamin D và canxi mà còn chứa một lượng lớn vitamin C, giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

11. Giá đỗ
Hấp thu thức ăn làm từ đậu nành giúp giảm quá trình loãng xương ở phụ nữ sau giai đoạn mãn kinh, khi các thay đổi trong nội tiết tố của cơ thể có thể làm xương mỏng đi nhanh chóng và gia tăng nguy cơ gãy xương. Lý do là trong đậu nành có chứa phyto-oestrogen (hóc môn oestrogen thực vật), đặc biệt là isoflavon.

Trung bình, 100g giá đỗ chứa 35mg isoflavon….Tuy nhiên, chống chỉ định tiêu thụ quá 1mg isoflavon trên 1kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày (Ví dụ, tối đa 60mg cho một phụ nữ nặng 60kg).

12. Chè xanh
Với hàm lượng flavonoi (chất chống ôxy hoá) phong phú trong lá chè, chè xanh góp phần giảm nguy cơ loãng xương ở người cao tuổi. Thực vậy, theo các nghiên cứu khoa học, những người uống chè xanh trên 10 năm có mật độ xương dồi dào hơn những người khác.

Tuy nhiên, tránh uống quá 3 cốc nước chè/ngày vì trong chè có nhiều théin – một chất gây kích thích. Ở một số người, uống quá nhiều nước chè còn có thể gây đau đầu, thở gấp cũng như rối loạn tầm nhìn hay khó khăn về tiêu hoá.

13. Bắp cải

Bắp cải chứa vitamin K giúp tăng mật độ xương và ngăn ngừa sự rạn xương hông. Chính nhờ loại rau này, người dân đảo Okinawa ( Nhật Bản ) nằm trong nhóm những người có tuổi thọ cao nhất trên thế giới.

100g bắp cải mang tới 0,2mg vitamin K trong khi lượng vitamin K hàng ngày nên nạp vào cơ thể là 0,03 đến 1mg.

14. Hạt mè
Hầu hết các phụ nữ không ăn hạt mè sau khi bước vào thời kỳ mãn kinh. Hạt mè là một trong những liệu pháp giúp điều hòa kinh nguyệt, giúp chị em có kinh nguyệt đều đặn. Tuy nhiên, ngay cả trong giai đoạn mãn kinh, các chị em phụ nữ cũng nên ăn hạt mè vì đây là nguồn dồi dào can xi.

tom-bo-sung-can-xi

15. Tôm
Nếu không nấu quá chín, tôm là một nguồn giàu can xi. Đây là thực phẩm không thể thiếu trong chế độ của phụ nữ mãn kinh.

16. Sữa đậu nành
Các chế phẩm từ đậu nành như sữa đậu nành có nguồn can xi dồi dào, giúp củng cố xương và cũng kích thích sản sinh hồng cầu. Đậu phụ chứa nhiều can xi và có ít chất béo.

17. Hạnh nhân
Ăn vặt bằng hạnh nhân giúp tăng can xi cho cơ thể. Phụ nữ mãn kinh nên lưu ý đưa loại hạt giàu chất xơ, can xi và vitamin này trong chế độ ăn uống của mình.

18. Đậu trắng

Thường có quan niệm nhầm lẫn rằng đậu trắng không được coi là thực phẩm giàu can xi. Thế nhưng, theo trang WedMD dẫn nguồn từ các chuyên gia sức khỏe, một nửa chén đậu trắng cung cấp 100 mg can xi.
 
 

Bệnh loãng xương, căn bệnh phổ biến ở nước ta

Bệnh loãng xương hay còn gọi là xốp xương gây ra tình trạng dễ gẫy xương. Bệnh loãng xương thường gặp phải người đã có tuổi,các khớp xương dần thoái hóa.

 

Biểu hiện của bệnh loãng xương

Quá trình loãng xương diễn ra từ từ nên không gây triệu chứng gì. Chỉ tới khi loãng xương nặng, xương bị gãy hoặc bị xẹp mới có biểu hiện. 
Ba triệu chứng loãng xương hay gặp là đau cột sống (vì loãng xương ở chi thường không đau); biến dạng cột sống và gẫy xương.

loang-xuong
Xương bình thường và xương bị loãng
Đau cột sống lưng hay cột sống thắt lưng cấp tính thường xảy ra sau khi gắng sức nhẹ, ngã hay một động tác sai. Nhiều khi có tiếng kêu rắc kèm theo đau khi vận động. Biến dạng cột sống thường thấy lưng còng, sụp cột sống, vẹo cột sống. Chiều cao giảm dần theo tuổi khoảng với mức giảm trên 12cm hoặc khi sờ thấy xương sườn cuối cùng chạm vào mào chậu thì sự giảm chiều cao dừng lại. Trường hợp bị xẹp đốt sống bệnh nhân thấy đau lưng, đau âm ỉ, hay có khi đau nhói khi đứng lên hoặc vận động. Nếu nhiều đốt xương sống bị gãy hay bị xẹp, thì thấy người thấp hơn trước, đi còng lưng và đau lưng. Ở người cao tuổi chỉ những sơ ý bị ngã nhẹ cũng dễ bị gãy xương tay chân do loãng xương. Y học đã biết nhiều kiểu gãy xương điển hình như gãy cẳng tay, gãy đầu dưới xương quay kiểu Pouteau Colles, gãy cổ xương đùi, gãy xương cẳng chân... hay gặp ở người cao tuổi. Chụp Xquang thấy xương bị gãy và hình ảnh loãng xương. Đối với người không bị gãy xương mà nghi là bị loãng xương, thì xác định bằng phương pháp đo tỷ trọng của xương (bone density).

 

Phòng và chữa trị loãng xương

 

van-dong-nhe-nhang-giam-loang-xuong
Vận động nhẹ nhàng giúp giảm loãng xương
Bệnh loãng xương có thể gây tàn phế và tử vong. Bệnh ngày một nhiều do mức sống và tuổi thọ ngày càng cao. Tuy điều trị có thể thu được nhiều kết quả nhưng chưa có biện pháp nào ngăn chặn được sự tiến triển của bệnh. Do đó việc phòng bệnh càng trở nên cần thiết và hiệu quả. Khi tuổi càng cao canxi càng giảm dần một cách không thể tránh được, từ 20 –80 tuổi khối lượng xương mất khoảng 30% ở nam và 40 % ở nữ. Vì vậy việc phòng loãng xương ở nữ sau mãn kinh là rất cần thiết với các biện pháp như: tăng cường vận động để giảm loãng xương, vì ít hay không hoạt động sẽ làm cho bệnh loãng xương càng nặng, bệnh nhân có thể vận động trong bể nước nóng khi có điều kiện. 

Ngoài cơn đau bệnh nhân nên vận động nhẹ cột sống, thở nhẹ và sâu dần, tránh vận động mạnh có thể bị gãy xương; Thực hiện chế độ ăn đủ chất và đủ canxi, trong khẩu phần ăn cần có khoảng 100g thịt hay cá mỗi ngày. Nếu có điều kiện nên uống 1/4 lít sữa tươi/ngày; Uống estrogen để phòng loãng xương; Thuốc dùng để điều trị bệnh có nhiều loại như: alendronate, calcium, đa sinh tố với D2 hoặc D3, estrogen 50mg ngày, biphosphonat, các chất steroid đồng chuyển hóa, phải dùng thuốc kiên trì và theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng!


Thứ Hai, 27 tháng 7, 2015

Nguyên nhân dẫn đến gai cột sống

Bệnh gai cột sống là một căn bệnh thoái hóa cột sống, trong đó xuất hiện các phần xương mọc ra (gai xương) phía ngoài và hai bên của cột sống.

 
Theo một số thống kê có các nguyên nhân dẫn đến gai cột sống gồm có: Viêm khớp cột sống mãn tính, sự lắng đọng canxi ở các dây chằng và gân tiếp xúc với đốt sống và thường gặp trong thoái hóa cột sống ở người lớn tuổi.

nguyen-nhan-gai-cot-song
Ảnh minh họa
Các chấn thương làm hư hại xương hoặc các khớp ở cột sống dẫn đến phản ứng của cơ thể để sửa chữa tổn thương sẽ dẫn đến hình thành gai cột sống.

Bệnh gai cột sống do thoái hóa khớp hay gặp ở lứa tuổi trung niên và người cao tuổi, phụ nữ tuổi mãn kinh, cơ địa béo phì và cũng phụ thuộc vào yếu tố môi trường: công việc phải mang vác nặng, ngồi nhiều, đứng nhiều...

Triệu chứng thường khiến người bệnh phải đi khám là đau thắt lưng, tê bì, hạn chế vận động... Qua mô tả, mẹ bạn nên chú ý tư thế như: Luôn giữ cho lưng thẳng, tránh ngồi hoặc đứng quá lâu khi làm việc, tránh khom lưng, khuân vác hay nhấc vật nặng... để không gây áp lực lên cột sống.

Ngoài ra, cần chú ý để tránh loãng xương, mẹ bạn nên ăn uống đầy đủ, nhất là các thực phẩm giàu can xi, tập thể dục, thể thao hợp lý và đều đặn, giữ gìn cân nặng để tránh béo phì hoặc quá mập.

Ngoài ra có thể dùng thuốc giảm đau kháng viêm không steroid, thuốc giãn cơ, các biện pháp châm cứu, vật lý trị liệu... Bạn nên đưa mẹ bạn đến chuyên khoa phục hồi chức năng để có những hướng dẫn và biện pháp điều trị cụ thể, hợp lý.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng!
 
 

Nguyên nhân của bệnh đau khớp gối

Đau khớp gối là hiện tượng xảy ra phổ biến ở mọi lứa tuổi. Bệnh xảy ra khi có những thương tổn ở vùng đầu gối khiến các cơ xương khớp vùng đầu gối không thể hoạt động bình thường.

 

nguyen-nhan-dau-khop-goi
Đau khớp gối. Ảnh minh họa
Giãn dây chằng:
Dây chằng giống sợi dây cao su, bình thường nó có khả năng co giãn. Nhưng khi dây chằng bị kéo căng quá, cũng giống như sợi dây cao su nhão, nó sẽ không bao giờ trở về trạng thái bình thường được nữa

Rách dây chằng:
Trong một số trường hợp nghiêm trọng đầu dây chằng bị đứt không kết nối với xương nữa gây đau đớn nghiêm trọng và gây bất động khớp. Dây chằng bị rách được những dòng máu nhỏ chảy bên trong phục hồi chậm chạp. Ví dụ trong trường hợp điển hình như tổn thương dây chằng chéo trước (ACL). Dây chằng chéo trước bị tổn thương do những hành động xoắn đột ngột. Loại tổn thương này và một số loại tổn thương đầu gối khác là dạng tổn thương điển hình do chơi thể thao hoặc đi lại quá nhiều.

Căng gân:
Gân là giúp cơ co giãn và có tính mềm dẻo hơn dây chằng. Gân rất dễ bị giãn đặc biệt là khi bạn không khởi động cơ trước khi tập các bài tập vận động mạnh. Nếu cơ bị lạnh hoặc bị mệt mỏi thì nó sẽ không hoạt động hiệu quả cao

Sự căng cơ nhẹ và các vết rách nhỏ trên gân không phải lúc nào cũng đáng chú ý vì gần như nó không gây đau nhiều nếu được nghỉ ngơi và có cơ hội để tự chữa lành. Nếu tình trạng gắng sức này kéo dài và càng nhiều tia gân bị rách thì sẽ dẫn đến sưng, viêm và gây đau.

Rách gân:
Nếu quá nhiều tia rách thì gân sẽ bị rách trầm trọng và giống như dây chằng nó không thể trở lại trạng thái ban đầu được nữa

Những nguyên nhân cơ bản gây tổn thương dây chằng và gân:

- Bất kì tổn thương nào tác động lên khớp gối cũng có thể gây đau, không thể làm việc được và có khả năng bất động vĩnh viễn. Tổn thương khớp gối xảy ra ở trong tất cả các môn thể thao hoặc các động tác gây xoắn vặn hoặc thay đổi tư thế đột ngột 

Viêm gân bánh chè:
Viêm gân quanh khớp gối thường liên quan đến xương bánh chè và gân bánh chè. Gân bánh chè nối bánh chè với xương chày. Viêm gân bánh chè xảy ra khi gân và các cơ nhỏ xung quanh nó bị viêm và tấy lên.

Tổn thương gân bánh chè xảy ra do vận động quá mức đặc biệt trong các hành động nhảy nhiều như bóng chuyền, bóng rổ. Đây là lí do viên gân bánh chè được gọi là “ Gối của những người nhảy”
Tổn thương sụn – rách sụn chêm:

Sụn bị rách xảy ra ở cả người trẻ và người già và là nguyên nhân phổ biến gây đau khớp gối. Hai nguyên nhân cơ bản gây tổn thương sụn chêm là bị chấn thương ( thường gặp trong môn điền kinh) và do quá trình thoái hóa (( người già thì sụn giòn hơn). Cơ chế rách sụn chêm xảy ra khi gập đầu gối và xoay.

Bị nhuyễn sụn ở xương bánh chè:
Hứng nhuyễn sụn gây ra cơn đau dưới xương bánh chè vì sụn bị mềm đi. Được xem là “căn bệnh đầu gối của người chạy”, căn bệnh này xảy ra phổ biến ở lứa tuổi 15 đến 35 , những người khỏe mạnh hoặc vận động viên điền kinh. phụ nữ thường dễ mắc phải hơn nam.

Viêm khớp mãn tính

Có tới hàng trăm chứng bệnh viêm khớp khác nhau, viêm khớp xương mãn tính là điển hình nhất, và hơn 20 triệu người dân Mỹ mắc căn bệnh này.

Viêm xương khớp mãn tính là căn bệnh có tình chất thoái hóa và có tính quá trình, khi đó sụn giữa các khớp gối dần dần hư mòn. Sụn có thể xem như talong cao su trong lốp xe hơi, nó có tính bền nhưng cũng dễ bị hư mòn qua thời gian sử dụng. Những thay đổi của viêm xương khớp mãn tính dẫn đến hậu quả bị viêm và cơn đau làm suy nhược cơ thể.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng!


Một số phương pháp chữa đau khớp gối

Đau khớp gối làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc sinh hoạt và lao động hàng ngày. Để chữa đau khớp gối nên kết hợp nhiều phương pháp như là chế độ ăn uống, luyện tập, nghỉ ngơi…

 

dau-khop-goi

Ảnh minh họa

Chườm đá
Chườm đá là biện pháp tiên phong để giảm đau khớp gối. Đá có tác dụng như một chất gây mê làm dịu cơn đau và bạn có thể sử dụng đá khối hoặc đá viên đặt trong túi nhựa để chườm. Hãy lưu ý bọc khăn bông bên ngoài túi đá chườm để tránh tiếp xúc trực tiếp với da.

Tránh để đầu gối va chạm mạnh

Bạn phải lưu tâm bảo vệ đầu gối và xương bánh chè khi tham gia một số hoạt động như chạy bộ và đi bộ đường dài ở khu vực đồi núi.

Chọn giầy, dép phù hợp
Bạn không nên chọn giầy cao gót, giầy làm từ vật liệu cứng và không chắc chắn. giầy dép không phù hợp tác động trực tiếp lên khớp gối, có thể làm bong gân, chật khớp, dần dần lâu ngày khớp gối sẽ bị viêm đau và thoái hóa.

Tăng cường cơ bắp chân.
Để tăng cường cơ tứ đầu đùi giúp giữ cho khớp gối hoạt động tốt; bạn nên bắt đầu bài tập nâng chân duỗi thẳng hoặc gặp bác sĩ trị liệu để có chế độ tập luyện phù hợp.

Phục hồi gân khoeo
Để phục hồi khớp gối bị tổn thương, bạn nên tăng cường sự dẻo dai của gân khoeo ở phía sau bắp đùi.

Chế độ dinh dưỡng
Một số loại thực phẩm rất tốt cho khớp gối của bạn như các loại quả mọng, gừng, bơ, hạt lanh, cá giàu omega-3 và đậu nành. 
Tư thế ngồi
Tư thế ngồi đúng khi làm việc sẽ tạo sự thoải mái cho khớp gối. Bạn cần xem xét kỹ chiếc ghế ngồi làm việc. Nếu ghế quá thấp, bạn phải gập khớp gối liên tục gây khó chịu; nếu ghế quá cao, bạn phải tìm chỗ đỡ chân khiến khớp gối bị mỏi.

Một chiếc ghế ngồi phù hợp với chiều cao của bạn giúp khớp gối tạo một góc uốn thoải mái, đứng lên hoặc ngồi xuống dễ dàng. Ngồi vắt chéo chân hoặc sử dụng đồ đạc thấp có thể dẫn đến các bệnh về khớp sau này.

Tránh ăn mặn
Bạn nên hạn chế ăn quá nhiều muối vì muối gây tích nước và phù, làm tăng áp lực lên khớp gối và dẫn đến đau nhức khớp gối.

Tránh ăn nhiều rau củ họ Cà
Bạn nên ăn vừa phải các loại rau củ họ Cà nếu khớp gối bị đau do viêm khớp. Một số loại rau củ họ Cà như hạt tiêu, ớt đỏ, quả cà, ớt bột, cà chua và khoai tây có chứa sotanin – một độc tố rất nhạy cảm đối với bệnh nhân viêm khớp.

Ngoài ra, vitamin C rất tốt cho khớp gối. Bạn hãy bổ sung vitamin “đầy sinh lực” này để khớp gối cử động nhịp nhàng hơn.

Phòng ngừa và điều trị bệnh xương khớp ở người cao tuổi


Người cao tuổi do quá trình lão hóa, khó tránh khỏi việc nhức mỏi tay chân, đau xương khớp. Tuy vậy, biết cách phòng và tự điều trị thì sẽ hạn chế sự tiến triển của bệnh.


Không để tăng trọng lượng

Cơ quan vận động ở người gồm có các khớp, các cơ, gân và những xương. Với tiến triển tuổi, mô sụn ở đầu các xương dài càng giảm dần và một số bệnh gây đau khi cử động có nguy cơ xuất hiện, điển hình là chứng hư khớp.
Các cơ bắp cũng giảm dần thể tích, đồng thời khối lượng xương cứ bé đi, dần dẫn đến chứng loãng xương. Ở phụ nữ sau tuổi mãn kinh, khối lượng xương lại giảm đi càng nhanh hơn do sự giảm sút nồng độ các estrogen trong cơ thể.

Các bác sĩ khoa xương khớp và thể dục thể thao đã khuyến cáo, có thể phòng ngừa và làm chậm lại quá trình biến đối kể trên dẫn tới một số bệnh xương - khớp thường gặp ở người cao tuổi.

Theo GS Maxime Dougados (Pháp), trước hết, cần chống lại 3 kẻ thù với các khớp xương là: Sự tăng trọng lượng cơ thể quá mức, thói quen lười vận động cơ bắp và các chấn thương; còn đối với hệ xương khớp, cần hoạt động cơ bắp hằng ngày đều đặn, không nghiện rượu và thuốc lá...

di-bo-dung-cach
Đi bộ đúng cách

Đi bộ đúng cách
Các chuyên gia về xương khớp đều thống nhất, hoạt động cơ bắp là phương pháp then chốt để phòng ngừa các bệnh ở cơ quan vận động của cơ thể. Đi bộ hằng ngày, đó là sự sống còn. Nhưng để giúp ích được cho sức khoẻ, cần tiến hành đi bộ đúng cách: hằng tuần 3 lần, mỗi lần 1h là mức thấp nhất.

Trong quá trình đi bộ như vậy, do bàn chân tiếp xúc với mặt đất tạo ra những kích thích có tác dụng tăng cường sức sống ở các tế bào xương, khả năng vận động ở các khớp, làm cho cơ bắp mạnh lên và giúp cho cơ thể duy trì thế cân bằng ở mức hoàn hảo.

Ngoài cách đi bộ hằng ngày, bơi lội và đi xe đạp cũng như các môn luyện tập đòi hỏi sự bền bỉ, giúp cho sự duy trì chức năng ở các xương khớp được tốt.

Ngay cả với những người mắc chứng hư khớp, các bác sĩ cũng thống nhất ý kiến là không để những bệnh nhân đó hoàn toàn nghỉ ngơi mà nên khuyến khích họ thực hiện những động tác do các chuyên viên chỉnh hình khuyến cáo, nhằm duy trì các gân và cơ bắp ở trạng thái tốt.

Gần đây, các bệnh nhân hư khớp đã có cách điều trị hỗ trợ tích cực đó là tiêm axit hyaluronic vào quanh khớp để làm giảm các cơn đau khớp và cải thiện chức năng khớp trong vài tuần.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng!


Nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh xương khớp

Dưới đây là những nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh xương khớp thường gặp nhất mà bạn nên tìm hiểu để phòng tránh và điều trị xương khớp một cách hiệu quả nhất.


benh-xuong-khop
Hinh minh hoa

Tìm hiểu nguyên nhân gây nên bệnh xương khớp

Và trên thị trường hiện nay có nhiều loại thuốc giúp điều trị căn bệnh này như thuốc glucosamine với tác dụng nhanh, hiệu quả kéo dài. Nhưng trước tiên chúng ta phải tìm hiểu được nguyên nhân gây bệnh xương khớp này:

1. Gen
Gen là nguyên nhân chính gây ra nhiều bệnh trong đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm xương khớp ở những gia đình có tiền sử bệnh này.

2. Lớn tuổi
Đối với những người lớn tuổi thì sụn trở nên giòn và dễ gãy làm các khớp xương mất đi miếng đệm vì thế những người cao tuổi có nguy cơ cao mắc các bệnh xương khớp.
 
nguoi-cao-tuoi-de-mac-xuong-khop
Các bệnh về xương khớp thường hay gặp ở những người cao tuổi
3. Chơi thể thao
Một số môn thể thao có thể gây bệnh viêm khớp như: khi chơi tennis do các động tác lặp đi lặp lại tại vùng khuỷu tay gây lực lên khuỷu tay. Những môn thể thao khác như bóng đá, bóng rổ gây áp lực lên vùng đầu gối lâu ngày sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp sau này.

4. Thừa cân
Những người thừa có nguy cơ cao bị viêm khớp do trọng lượng thừa tạo áp lực lên các khớp như khớp gối, khớp hông, khớp xương sống và khớp mắt cá chân.
Bệnh về xương khớp cũng gặp ở những người thừa cân thì trọng lượng tạo áp lực cho khớp

5. Stress
Cuộc sống căng thẳng và nhiều stress làm mất cân bằng hormone trong cơ thể gây giảm khả năng miễn dịch với những vi khuẩn có hại vì thế tăng nguy cơ bị bệnh xương khớp.

6. Do viêm nhiễm
Một số dạng viêm xương khớp gây nên do viêm nhiễm vi trùng và vi khuẩn từ các phần khác trên cơ thể đều có thể gây bệnh.

7. Dị ứng thức ăn
Có những loại thức ăn kích thích gây viêm sưng ở các khớp vì thế cần chú ý đến các loại thức ăn này.

8. Nghề nghiệp
Các công việc phải mang vác nặng, công nhân làm việc theo dây chuyền làm tăng nguy cơ bị thấp khớp ở mắt cá chân, đầu gối, hông, xương sống , vùng cổ, ngón tay, bàn tay, cổ tay, khuỷu tay và vai.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng!
 
 

Viêm Khớp dạng thấp triệu chứng và chuẩn đoán bệnh

Có nhiều nhóm triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp, bao gồm các triệu chứng của viêm khớp, các triệu chứng toàn thân và các triệu chứng ở các cơ quan khác.


viem-khop-dang-thap
Đau, cứng khớp vào buổi sáng khi thức dậy
Các triệu chứng của viêm khớp:

Cứng khớp: Làm hạn chế sự vận động của các khớp, xuất hiện vào buổi sáng sau khi ngủ dậy, thường kéo dài trên 1 giờ trước khi cảm thấy các khớp mềm ra.

Sưng khớp: Có thể có tụ dịch nhiều hoặc chỉ sưng phù lên.

Nóng: Vùng da của khớp viêm có thể ấm hơn vùng da xung quanh.

Đỏ: Da vùng khớp viêm có thể có màu hồng nhạt, đỏ hơn so với vùng da xung quanh.
Đau: Hiện tượng viêm làm cho các khớp trở nên nhạy cảm hơn, căng hơn, từ đó gây ra đau các khớp bị viêm.

Các triệu chứng toàn thân:
 
Mệt mỏi.
Trì trệ, suy nhược.
Chán ăn, có thể dẫn đến sự sụt kí.
Đau nhức mỏi cơ toàn thân.
Các triệu chứng ở các cơ quan khác:

“Nốt thấp”, có thể sờ thấy dưới da, thường ở khớp khuỷu, đôi khi rất đau.
not-thap
Nốt thấp biểu hiện của người bị viêm khớp dạng thấp
Người bệnh có thể bị viêm màng phổi không triệu chứng, nhưng khi mà nhịp thở ngắn lại là lúc cần phải điều trị.
Có thể ảnh hưởng lên thanh quản gây khàn giọng.
Người bệnh có thể bị viêm màng ngoài tim, thường không có triệu chứng nhưng khi có triệu chứng thường là nhịp thở ngắn lại hoặc đau ngực. Người bệnh viêm khớp dạng thấp dễ bị tắc nghẽn động mạch tim, gây đau ngực hoặc nhồi máu cơ tim.

Khoảng dưới 5% số người bệnh viêm khớp dạng thấp có triệu chứng ở mắt, bao gồm mắt đỏ, đau mắt hoặc khô mắt.

Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm đa khớp dạng thấp.
Trong giai đoạn đầu, việc chẩn đoán viêm khớp dạng thấp rất khó khăn. Các thầy thuốc thường phải dựa vào 7 yếu tố sau để chẩn đoán bệnh này:

Cứng các khớp và xung quanh khớp kéo dài ít nhất 1 giờ vào buổi sáng sau khi ngủ dậy.
Tự nhiên (không do chấn thương) bị sưng khớp hoặc tụ dịch khớp của ít nhất 3 khớp.
Ít nhất có một khớp nhỏ bị sưng (khớp cổ tay, khớp bàn hoặc khớp ngón tay).

Biểu hiện của viêm các khớp đối xứng trên cơ thể.

Có “nốt thấp”, là các cục sờ thấy dưới da, nằm ở vị trí chịu lực của cơ thể (thường là ở khớp khuỷu).
Chỉ số yếu tố thấp (RF) cao bất thường khi làm xét nghiệm.
Sự thay đổi biến dạng khớp thấy được trên XQuang tại những khớp bị viêm. Đây là yếu tố đặc trưng của giai đoạn muộn trong bệnh viêm khớp dạng thấp.
Khi có ít nhất 4 trong 7 yếu tố trên, và yếu tố xuất hiện đầu tiên đã lâu trên 6 tuần thì người bệnh được coi là bị bệnh viêm khớp dạng thấp.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng!
 
 

Bài tập ngăn ngừa và giảm thiểu gai cột sống

Người bị gai cột sống thường phải chịu những cơn đau mỏi khó chịu và kéo dài. Các bài tập giúp phong ngừa bệnh. Với những người bệnh nó giúp xua đi cơn nhức mỏi, làm cho tinh thần thoải mái.

 
Thế Yoga
the-tap-cho-nguoi-bi-gai-cot-song
Thế tập cho người bị gai cột sống
Ngồi trong tư thế Bhojanasana (xếp bằng, hai chân chéo lại, cạnh bàn chân chạm xuống sàn nhà) . Đưa tay phải ra sau lưng và nắm lấy cổ tay trái. Thở ra, từ từ cúi đầu xuống phía trước. Xuống thấp tuỳ theo khả năng của bạn có thể làm được, không ráng sức (tối đa trán và mũi chạm tới sàn). Giữ nguyên tư thế và nín thở trong vòng 8 giây. Nhấc người lên, vừa hít vào. Tập 8 lần. Nó cũng tốt cho chứng rối loạn kinh nguyệt và nên thực hiện hàng ngày.

Thế rắn hổ mang 
tu-the-ran-ho-mang
Nằm sấp tai phải áp chiếu , tay xuôi theo thân. Sau đó, hai tay để lên ngang ngực, cằm chống xuống chiếu. Hít vào, hai bàn tay từ từ nâng lên cho đến khi tay thẳng, đầu ngửa ra đằng sau, càng căng càng tốt nhưng rốn vẫn phải chạm chiếu, mắt nhìn trần nhà. Nín thở trong vòng 8 giây. Sau đó, thở ra từ từ , hai tay dần hạ xuống trở về tư thế ban đầu. Tập 8 lần. Đây là một trong ba asana rất cần thiết cho phụ nữ và phải được thực hiện hàng ngày. Nó rất tốt cho chứng rối loạn kinh nguyệt và tim. Hô hấp lâu làm giãn nở lồng ngực đến đúng hình dạng của nó. Các cơ bụng và cơ quan nội tạng đều được xoa bóp.

Thế chào dài 
the-chao-dai
Quỳ gối xuống thảm hoặc chiếu bằng 10 đầu ngón chân bẻ về phía trước và ngồi lên hai gót chân. Hít vào đưa hai cánh tay lên cao, hai bàn tay áp sát vào nhau, hai cánh tay sát vào tai. Thở ra, cong người xuống, hai tay chạm chiếu rồi từ từ đẩy tay về phía trước. Chú ý, hai tay luôn thẳng, mũi và trán chạm chiếu, mông luôn luôn phải ngồi trên gót chân. Nín thở 8 giây. Hít vào, hai tay nâng lên đỉnh đầu. Thở ra, hai tay buông xuống trở về tư thế ban đầu. Làm động tác này 8 lần.

Thế cây cung  
Thế cây cung cho người gai cột sống

Nằm sấp. Gấp hai chân lại để hai bắp chân sát vào đùi. Hướng hai tay lên trên lưng, nắm chặt cổ chân. Nâng cả người lên, dựa sức nặng trên vùng rốn. Kéo cổ và ngực lại sau càng xa càng tốt. Nhìn về phía trước. Hít vào khi nâng người lên và giữ nguyên trạng thái đó 8 giây. Trở về tư thế ban đầu khi thở ra. Tập asana tám lần như vậy.

Thế ngồi dậy khó
Nằm ngửa duỗi hai tay ngược lên, để chúng sát vào tai. Nâng người lên khi thở ra, và từ từ cúi người xuống đến lúc đặt sát mặt vào giữa hai đầu gối. Bảo đảm hai chân giữ thẳng. Nắm chặt hai ngón chân cái với hai bàn tay. Giữ ở trạng thái này 8 giây. Trở về tư thế ban đầu trong lúc hít vào. Tập 8 lần như vậy.

Thế đầu sát gối

Ép luân xa Muladhara với gót chân phải, đưa thẳng chân trái ra phía trước. Trong lúc thở ra cúi người chạm đầu gối trái với trán. Sau đó khoá các ngón tay chặt lại, nắm chặt bàn chân trái với cả hai tay. Phải thở ra hết khi trán chạm đầu gối. Giữ tư thế này trong 8 giây. Thả hai tay ra và ngồi thẳng lên, đồng thời hít vào. Sau đó ép luân xa Muladhara với gót trái, và làm lại tuần tự như cách trên. Một hiệp bao gồm thực tập một lần với chân trái và một lần với chân phải. Tập 4 hiệp như vậy.

Thế con thỏ 
 
Quì xuống và nắm chặt hai gót chân. Khi thở ra đem đỉnh đầu tiếp xúc với sàn nhà trong tư thế cúi xuống. Trán nên chạm được với đầu gối, giữ tư thế này trong 8 giây, nín thở, hít vào khi nâng người lên. Thực tập 8 lần.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng!
 
 

Cách chưa bệnh vôi hóa cột sống

Vôi hoá cột sống hay còn gọi Gai cột sống là bệnh trong đó có sự phát triển không mong muốn của xương hoặc sụn đã bị thoái hóa. Gai thường có ở xung quanh khớp xương và đĩa liên sống. 

 
Chữa vôi hóa cột sống sẽ giúp bạn không gặp phải những cơn đau và có cuộc sống khỏe mạnh hạnh phúc hơn.
 
voi-hoa-cot-song
Ảnh minh họa
Đây là quá trình tự nhiên lão hóa theo thời gian, có thể kèm theo các yếu tố thúc đẩy như quá trình viêm do nhiễm trùng, viêm do các yếu tố khác như bệnh tự miễn hay viêm do các cơ và dây chằng do vùng cột sống bị quá tải do việc nặng hay do tư thế.

Bệnh thường xảy ra ở người có độ tuổi ngoài 40. Tỷ lệ nam mắc bệnh vôi hóa cột sống nhiều hơn nữ, tuy nhiên phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh cũng dễ mắc bệnh này. Bệnh có thể xảy ra ở những người làm nghề khuân vác nặng, người béo phì làm tăng áp lực lên xương khớp, những người có dáng đi đứng không ngay ngắn khiến cột sống bị siêu vẹo.

Chữa vôi hóa cột sống
Điều trị cơn đau lưng là sự phối hợp của nhiều chuyên khoa như chỉnh hình, vật lý trị liệu, khoa giảm đau và với những cơn đau mãn tính kéo dài quá lâu đôi khi cần được tư vấn về tâm lý.

Phương pháp nội khoa tức là uống thuốc và phối hợp với các chuyên khoa như trên luôn là phương pháp được chọn lựa đầu tiên. Tuy nhiên để có một phương pháp điều trị chính xác thì phải có chẩn đoán chính xác.

Dùng thuốc:
- Nếu bị sưng viêm thì bệnh nhân cần được nghỉ ngơi, chườm đá và dùng thuốc giảm đau như paracetamol, celecoxib, melocicam
+ Thuốc giãn cơ như eperison
+ Vitamin B1, B6, B12


Vật lý trị liệu:
Bệnh nhân sẽ được các bác sỹ hướng dẫn luyện tập xương khớp, và thực hành những bài tập yoga tốt cho căn bệnh này , cũng như được châm cứu và thoa bóp thường xuyên nhằm hạn chế tình trạng sưng viêm .

Phẫu thuật cắt bỏ gai:
Phương pháp này được áp dụng cho bệnh nhân bị hạn chế nhiều trong sinh hoạt hàng ngày do các gai đã chèn ép vào hệ thần kinh gây tê bì tay chân, đau nhức tứ chi. Bệnh nhân có thể khỏi bệnh sau khi cắt gai nhưng đây không phải là biện pháp hữu hiệu vì gai vẫn có thể mọc trở lại.

Nên tập đi bộ và bơi là duy trì chế độ này thường xuyên để giúp cơ xương chắc khỏe dẻo dai hơn.

Nhìn chung, bệnh vôi hóa cột sống không gây nguy hiểm cho tính mạng người bệnh nhưng nó có thể khiến bệnh nhân bị hạn chế rất nhiều trong sinh hoạt hàng ngày. Hãy tích cực phòng ngừa căn bệnh ngay từ khi còn trẻ bằng một chế độ dinh dưỡng đủ chất và có chế độ làm việc nghỉ ngơi hợp lý.

Đẩy lùi những cơn đau bằng bài thuốc nam chữa vôi hóa cột sống dễ dàng hiệu quả nhưng yêu cầu người bệnh kiên trì mới có đạt kết quả tốt nhất.
 
 
 

Thứ Bảy, 25 tháng 7, 2015

Cách chữa bệnh gai cột sống hiệu quả và cách phòng tránh

Bệnh gai cột sống là sự phát triển thêm ra của xương trên thân đốt sống, đĩa sụn hay dây chằng quanh khớp. Gai cột sống hay gặp ở nam và tăng theo độ tuổi.

 

benh-gai-cot-song
Hình minh họa
Khi bị gai cột sống, nên dùng thuốc kết hợp với phương pháp châm cứu, vật lý trị liệu, tập thể dục thường xuyên. Bên cạnh đó, hạn chế làm việc nặng như bê vác, nên chơi các môn thể thao nhẹ nhàng như bơi lội, tập aerobic, yoga. Các biện pháp mát-xa, vật lý trị liệu bằng hồng ngoại, sóng ngắn, điện xung, tập phục hồi chức năng là các biện pháp áp dụng tốt, không có hại. Chế độ ăn gồm các thức ăn sao cho tránh béo phì, hoặc tăng cân như hạn chế chất béo nhất là mỡ động vật, ngược lại cần tăng cường ăn rau quả.

Các phương pháp điều trị hỗ trợ gồm châm cứu, vật lý trị liệu (giúp giảm đau và tăng vận động ở một số cơ khớp bị ảnh hưởng), tập thể dục đều đặn. Cần tránh những môn nặng bắt cột sống phải chịu một trọng lượng lớn như đẩy tạ, nhảy cao… Nên tập các môn thể thao dưới nước như bơi lội, aerobic để giúp giảm sức nặng của cơ thể.

Để phòng tránh và điều trị gai cột sống nên có chế độ sau:


- Chế độ ăn uống đủ canxi để tránh loãng xương, nhất là người già; tập thể thao đều đặn để xương dẻo dai và chắc khỏe.

- Hạn chế bưng, vác nặng nên có tư thế đúng; bỏ thói quen vặn mình, vặn cổ, rất dễ làm sái các đốt sống, khiến đĩa đệm chệch ra khỏi vị trí.

- Để phòng và điều trị bệnh trong thời gian dài thì tốt nhất nên thể kết hợp sử dụng các sản phẩm Đông Y có nguồn gốc thảo dược.
- Yoga cũng là một phương pháp giúp giảm trọng lượng cơ thể lên phần đốt sống bệnh, đồng thời làm thư giãn vùng cơ bị ảnh hưởng.

Bài thuốc Nam chữa bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Y học cổ truyền quan niệm rằng, bệnh thoái hóa đốt sống cổ do tình trạng phong hàn thấp bên ngoài xâm nhập vào làm cho khí huyết trong kinh lạc cơ thể bị bế tắc gây nên. Y học cổ truyền chia ra nhiều thể bệnh và cũng có cách chữa khác nhau.

 

Một số bài thuốc chữa bệnh thoái hóa đốt sống cổ:

Bài 1: Cát căn 15g, quế chi, bạch thược, đương quy, xuyên khung, thương truật, mộc qua (mỗi vị 9g), 6g cam thảo, 3g tam thất, 3 lát gừng tươi, và 3 quả đại táo. Sắc uống ngày một thang, chia làm 3 lần, uống trong ngày, mỗi liệu trình uống 10 ngày. Bài thuốc này hợp với thể bệnh phong hàn có các triệu chứng gồm: đầu, gáy, vai và phần lưng bên trên đau, gáy cứng, có nhiều điểm đau ở cổ, có cảm giác như nhịp đập ở cổ, cử động khó khăn, tay chân tê, đau, mỏi, chi trên có cảm giác nặng, không có sức, thích ấm, sợ lạnh, lưỡi trắng nhạt…

bat-can-chua-thoai-hoa-dot-song-co
Cát căn là một vị thuốc bổ
Bài 2: Ngưu tất, thục địa, đan sâm mỗi vị 12g, đương quy, bạch thược, tỏa dương, tri mẫu, hoàng bá, quy bản, thố ty tử, kê huyết đằng mỗi vị 9g. Sắc uống ngày một thang, chia 3 lần uống trong ngày. 10 ngày 1 liệu trình. Bài thuốc này hợp với thể can thận âm hư có những triệu chứng: gáy, vai, vai – lưng đau, có khi đau lan lên đầu, tay chân tê, mất cảm giác, thắt lưng đau, đầu gối mỏi, chóng mặt,

Bài 3: Quế chi, cát căn (mỗi vị 9g), xích thược, bạch thược (mỗi vị 12g), hoàng kỳ 18g, kê huyết đằng 15g, sinh khương 6g, và 4 trái đại táo. Sắc uống ngày một thang chia làm 3 lần, uống trong ngày. Dùng 10 ngày 1 liệu trình. Bài thuốc này hợp với thể khí huyết đều hư, huyết ứ có các biểu hiện: đầu, gáy, vai, vai-lưng bị đau, tê, đau ê ẩm, đau vùng nhất định, ban ngày đau ít, ban đêm đau nhiều hơn, ấn vào thấy đau, chân tay tê mỏi, co rút (ban đêm bị nhiều hơn ban ngày), miệng khô,…
Phương pháp bấm huyệt
dieu-tri-thoai-hoa-dot-song-co-bang-phuong-phap-bam-huyet

Các huyệt được chọn gồm:

Huyệt á thị (thống điểm): Huyệt này có thể trùng với một số huyệt khác. Khi tìm huyệt cần dùng đầu ngón tay day hoặc bấm nhẹ nhàng để phát hiện điểm đau cho chính xác. Vị trí đau chính là vị trí của huyệt á thị. Khi đã phát hiện được điểm đau thì bấm mỗi điểm 1 – 2 phút.

Huyệt phong trì: Đặt 2 ngón tay vào 2 huyệt (ở chỗ lõm hai bên từ chỗ lõm giữa cơ ức – đòn – chũm và phần trên cơ thang) 4 ngón kia ôm lấy đầu, dùng lực bấm vào huyệt từ 1 – 2 phút sao cho có cảm giác tức nóng là được.

Huyệt kiên tỉnh: Dùng ngón trỏ hoặc ngón giữa bấm huyệt bên đối diện từ 1 – 2 phút (huyệt ở chỗ lõm đỉnh vai, khi giơ ngang tay).

Huyệt hậu khê: Dùng ngón tay cái bấm huyệt bên đối diện và ngược lại từ 1 – 2 phút (huyệt ở đầu nếp ngang thứ 2 (phía sau) của khớp xương bàn tay – ngón tay út khi bàn tay hơi nắm lại).

Lưu ý: Khi bấm huyệt cần thực hiện tốt thao tác bấm, dùng đầu ngón tay cái hoặc ngón tay cái, ngón tay trỏ để bấm huyệt, cần bấm vuông góc với huyệt để tạo được lực bấm mạnh.

Bài thuốc Nam chữa dứt điểm thoát vị đĩa đệm

Chữa dứt điểm bệnh thoát vị đĩa đệm từ bài thuốc Nam gia truyền là mong đợi của nhiều người bệnh hiện nay. Thuốc Nam có hiệu quả cao mà không gây tác dụng phụ.

 

Bài Thuốc Uống:
Thuốc tươi dạng nước. Các loại thảo dược tươi như: Thiên niên kiện, Nhũ hương, Đông trùng hạ thảo, Hương nhu tía và nhiều loại cây thuốc khác được chiết xuất thành nước thuốc, vừa tận dụng tối đa dược liệu có trong cây cỏ, vừa giúp người bệnh hấp thu thuốc dễ dàng.

cay-nhu-tuong-chua-thoat-vi-dia-dem
Một trong những vị thuốc chữa bệnh – nhũ hương
Bài Thuốc Cao Dán:

Đẩy sâu tác dụng bài thuốc uống tới vùng điều trị.

- Mỗi bệnh nhân khi lấy thuốc được cấp 1 lọ cao dán và 9 miếng gạc dán dùng trong 9 ngày.
- Tại vùng lưng, cổ bị đau, dùng thìa nhỏ phết 1 lượng cao mỏng lên miếng gạc rồi dán trực tiếp lên vùng bị đau.
- Sau 30 phút, bóc miếng cao ra và lau sạch thuốc còn sót lại.

Mỗi ngày dán duy nhất 1 lần. Tinh chất của thuốc được thẩm thấu sâu vào gân cốt qua da, giúp lưu thông máu và bồi bổ dưỡng chất phục hồi các tế bào bị thoái hóa, giảm áp đĩa đệm, loại trừ dịch đệm chèn ép hệ thống rễ thần kinh.

thoat-vi-dia-dem

Qua kinh nghiệm và thực tế điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, cổ cho thấy thời gian điều trị dài hay ngắn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Có những bệnh nhân chỉ với 1 liệu trình 9 ngày điều trị đã đạt hiệu quả, tuy nhiên cũng có những bệnh nhân sử dụng sau 2-3 liệu trình mới đạt hiệu quả, thậm chí tới 5-6 liệu trình.

Chữa trị bệnh gút bằng những bài thuốc nam

Gút là bệnh lý rối loạn chuyển hóa chất purin làm tăng lượng Acid uric trong máu dẫn đến ứ đọng tinh thể muối Urát tại khớp gây viêm khớp. Người bị mắc gút bị sưng tấy, nóng, đỏ, đau dữ dội tại một hay nhiều khớp. 

 

Thuốc được bào chế hoàn toàn từ những cây thảo dược rất dễ kiếm trong vườn tược, đồi núi, thậm chí ngay bên vỉa hè lề đường. Bài thuốc chữa trị bệnh gút mãn tính gồm 12 loại thảo dược có tên sau: Cam thảo đất, táo mèo, vỏ bưởi, hạt chuối sứ, củ ráy tía, củ sơn thục, củ khúc khắc, lá lốt, dây tơ hồng, cà gai leo, củ tỏi đỏ và cây bồ công anh.

Tác dụng chung của những vị thuốc này là chống viêm và bài trừ thấp khớp. Ngoài ra thuốc còn có chức năng bồi bổ khí huyết, từ đó sản sinh ra hoạt chất bôi trơn các khớp xương, giúp cơ thể vận động thoải mái, dễ dàng. Người bị gút biểu hiện rõ nhất ở việc đau các khớp chân, tay. Chính vì vậy công dụng cơ bản của bài thuốc chính là kháng viêm khớp, giúp lợi gân cốt. 
sung-dau-cac-khop-do-gut
Bệnh gút làm sưng đau xương khớp
Cách thức sử dụng bài thuốc rất đơn giản. Đó là đem phơi khô rồi sắc lấy nước uống, liều lượng mỗi vị 8 gam, mỗi ngày sắc một thang và uống đều sau bữa ăn. Sắc một lít nước, đến khi còn lại nửa lít là được, hoặc đổ vào 3 chén nước lấy lại hơn một chén để uống. Ngoài ra có thể xay mịn thuốc rồi cho vào ấm chế nước uống như pha trà. Mỗi ngày uống từ 3 - 4 ấm là tốt nhất.

Thuốc nam trị gút cho tác dụng từ từ chứ không thể “uống ngày trước, ngày sau lành bệnh” nên đòi hỏi bệnh nhân phải kiên trì điều trị. Thông thường bệnh nhân uống thuốc trong vòng 1 - 2 tháng sẽ cho kết quả khả quan như vận động chân tay ít đau, khớp xương không bị sưng tấy.

Điều cần lưu ý đối với bệnh nhân điều trị gút là tuyệt đối kiêng tránh những thức ăn như thịt chó (thịt cầy), đồ hải sản, thịt đỏ (như thịt bò) và nội tạng động vật bởi những thực phẩm này chứa hàm lượng đạm cao, gây nguy cơ mắc bệnh. Thay vào đó người bệnh nên ăn nhiều rau quả, tăng cường uống nước và vận động nhẹ tùy theo sức khỏe bản thân để khí huyết lưu thông đều đặn.

Nếu có điều kiện người bệnh có thể kết hợp thêm điều trị bằng phương thức châm cứu, mát xa các huyệt đạo bởi các phương pháp hỗ trợ này sẽ có tác dụng điều chỉnh khí huyết, bổ huyết, từ đó ắt bệnh tật sẽ tự nhiên mà thuyên giảm.

Nói về ưu điểm của phương pháp chữa trị bệnh bằng 12 loại thảo dược này là thuốc hoàn toàn không cho tác dụng phụ, hiệu quả chữa trị tuy “chậm mà chắc”. Đó là chưa kể đến lợi ích kinh tế bởi không phải ai đều có đủ điều kiện mua các loại thuốc Tây y vốn rất đắt đỏ.

Người bị bệnh gout phải thực hiện nghiêm ngặt chế độ ăn: 

- Kiêng tuyệt đối những thực phẩm giàu đạm có gốc Purin như: Hải sản, các loại thịt có màu đỏ: Thịt trâu, bò, ngựa, thịt dê…; Phủ tạng động vật: Lưỡi, lòng, tim, gan, thận, óc…; Trứng gia cầm nói chung, nhất là các loại trứng đang phát triển thành phôi: trứng vịt lộn, cút lộn… 

- Giảm bớt những thực phẩm giàu đạm khác trong khẩu phần ăn như:
+ Đạm động vật nói chung như: Thịt lợn, thịt gà, thịt vịt…; Cá và các loại thủy sản : lươn, cua, ốc, ếch…
+ Đạm thực vật: Đậu hạt nói chung nhất là các loại đậu ăn cả hạt: đậu Hà Lan, đậu trắng, đậu đỏ, đậu xanh…,Các chế phẩm từ đậu nành: Đậu phụ, sữa đậu nành, tào phớ… nhìn chung ít làm tăng acid uric hơn các loại đậu chưa chế biến. 

- Kiêng tất cả các loại thực phẩm có tốc độ tăng trưởng nhanh như: Măng tre, măng trúc, măng tây, nấm, giá, bạc hà (dọc mùng) vì sẽ làm gia tăng tốc độ tổng hợp acid uric trong cơ thể.

- Giảm các thực phẩm giàu chất béo no như: Mỡ, da động vật, thức ăn chiên, quay, thực phẩm chế biến với các chất béo no: Mì tôm, thức ăn nhanh.

- Tuyệt đối không uống bất kỳ một dạng chất cồn nào như: Rượu, bia, cơm rượu, nếp than… Hạn chế đồ uống có gaz, nước uống ngọt nhiều đường vì sẽ làm tăng nguy cơ béo phì, một trong những yếu tố tăng nặng bệnh gút.

Bệnh thoát vị đĩa đệm và triệu chứng của bệnh

Phát hiện sớm triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm giúp người bệnh có biện pháp chữa trị kịp thời, hợp lý, tăng cơ hội khỏi bệnh bằng những phương pháp điều trị ít tác dụng phụ, hạn chế khả năng tái phát.

 

Trước hết ta cần phân biệt triệu chứng và dấu hiệu. Triệu chứng là những gì bệnh nhân cảm nhận và mô tả còn dấu hiệu là một cái gì đó người khác có thể nhận ra. Đau là một điển hình về triệu chứng và phát ban là một ví dụ về một dấu hiệu.
thoat-vi-dia-dem
Thoát vị đĩa đệm

Nhiều người có thể bị thoái hóa đĩa đệm mà không có triệu chứng. Những người khác lại bị đau dữ dội đến mức họ không thể thực hiện các hoạt động hàng ngày. Khi các bác sĩ chuyên khoa nói về bệnh thoát vị đĩa đệm, thì có nghĩa họ đang đề cập đến sự kết hợp các vấn đề cột sống làm đĩa đệm tổn hại và cuối cùng lan đến các bộ phận khác của cột sống.
Triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm

Đại học trung tâm y tế Maryland giải thích rằng các triệu chứng sớm, phổ biến nhất thường là đau ở lưng, đau lan đến mông và đùi trên (dân gian thường gọi là đau thần kinh tọa). Ngoài cơn đau, người bệnh cũng có thể có cảm giác như kiến ​​bò hoặc tê ở chân hay bàn chân.

Hầu hết bệnh nhân thấy mức độ đau tồi tệ hơn khi họ ngồi xuống. Điều này là bởi vì trọng tải mà các đĩa đệm nhất là đĩa đệm thắt lưng phải chịu tăng lên khi ngồi.

Có 4 kiểu đau biểu hiện triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm:

- Đau âm ỉ lan tỏa ở vùng thắt lưng mà không có đau thần kinh tọa (là loại chiếm tỉ lệ cao nhất)
- Đau thắt lưng đột ngột dữ dội
- Đau thắt lưng kèm theo đau thần kinh tọa cùng với tê hoặc yếu…
- Chỉ có tê hoặc yếu mà không có đau

Triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm

Triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm thường bắt đầu bộc lộ bằng một trong ba cách:
- Người bệnh chịu một chấn thương lớn – mà theo sau là đau dữ dội đột ngột và bất ngờ.
- Người bệnh chịu chấn thương nhỏ – sau đó cũng cảm thấy cơn đau đột ngột ở vùng chịu sang chấn.
- Cơn đau tăng dần – bệnh nhân bắt đầu cảm thấy đau lưng nhẹ, theo thời gian dần dần trở nên tệ hơn.

Chữa bệnh thoái hóa đốt sống bằng thảo dược

Bệnh thoái hóa đốt sống xảy ra khi các đốt sống trong cơ thể dần bị lão hóa đồng thời cùng với sự già đi của cơ thể, quá trình sinh hoạt, vận động không hợp lý cùng với yếu tố di truyền.

 

Đối với các bậc trung niên hoặc người cao tuổi ở thế hệ trước của nước ta, do làm ăn vất vả, lao động nặng nhọc, khí hậu thời tiết ẩm ướt, nắng nóng, mưa nhiều, chiến tranh cùng với những thiếu thốn về vật chất đã gây nên nhiều căn bệnh về xương khớp.

Thời đại ngày nay với khoa học công nghệ phát triển cùng với các công việc lao động về trí óc, con người dường như làm việc với máy tính nhiều hơn, thời gian luyện tập thể thao cũng ngày một ít đi,bệnh thoái hóa đốt sống ngày càng trở nên phổ biến trong xã hội và rất khó chữa trị. Tuy nhiên các căn bệnh về đốt sống này hoàn toàn có thể được chữa trị bằng thảo dược. Trong y học cổ thường nhắc đến, chìa vôi là cây thuốc nam được truyền lại tà xa xưa và có công dụng tuyệt vời trong việc điều trị các bệnh phong thấp, đau xương, thoái hóa đốt sống.
cay-chia-voi-tri-thoai-hoa-dot-song
Cây chìa vôi chữa thoái hóa đốt sống
Sử dụng cây chìa vôi làm thuốc chữa các bệnh về thoái hóa đốt sống có thể làm giảm đau, ngăn ngừa các bệnh về đốt sống. Cách dùng cây chìa vôi rất đơn giản, bạn chỉ cần hái lá chìa vôi về nhà rửa sạch, thái nhỏ, sau đó đem phơi khô hoặc sao vàng bằng lửa rồi đun lấy nước uống hằng ngày”. Ngoài vị thảo dược “chủ đạo” trên, bài thuốc chữa trị bệnh thoái hóa đốt sống trên còn có thêm 5 loại thảo dược phụ khác để bổ trợ cho việc chữa trị đó là: cây cỏ xước, dền gai, tầm gửi, cỏ ngươi và lá lốt.
 “Sau khi phơi khô, dùng khoảng 20 – 30gr trộn đều với nhau đun lấy nước uống trong ngày. Nước thuốc có vị đắng nhẹ và thơm. Khác với tây y, thuốc nam cho kết quả chậm mà chắc, thậm chí người không bị bệnh uống thuốc hàng ngày sẽ rất có lợi cho sức khoẻ”, 
Ngoài cách dùng phơi khô đun lấy nước uống, có thể kết hợp sử dụng lá cây chìa vôi trị bệnh thoái vị đĩa đệm ở dạng tươi như sau: Đem lá cây giã mịn, trộn thêm ít muối sống rồi cho hỗn hợp này vào túi vải, đắp lên vị trí bị đau nhức.

cay-huong-nhu-tri-thoai-hoa-dot-song
Cây hương nhu tía chữa thoái hóa đốt sống


Thứ Sáu, 24 tháng 7, 2015

Phân biệt bệnh gút (gout) và bệnh giả gút (gout)

Bệnh Gút và bệnh giả gút là bệnh lý do ứ đọng tinh thể muối tại khớp và mô liên kết. Biểu hiện lâm sàng của bệnh gút và bệnh giả gút rất giống nhau. Cần phân biệt để điều trị đúng bệnh.

Tinh thể gây viêm khớp

Bệnh gút là căn bệnh do rối loạn chuyển hóa chất purin, làm tăng cao lượng acid uric trong máu, gây lắng đọng thành tinh thể urat, hình kim tại khớp và các mô mềm.
benh-gut-va-benh-gia-gut
Bệnh gout do lắng đọng tinh thể acid uric, hình kim
Bệnh giả gút hay còn gọi là bệnh vôi hóa do lắng đọng tinh thể muối calcium pyrophosphate dihydrate tại các khớp. Khác với bệnh gout là tinh thể hình kim, bệnh giả gout với tinh thể muối calcium có hình thoi như hình sau: 

benh-gia-gut
Bệnh giả gout với tinh thể muối cancium, hình thoi
Do đó để chuẩn đoán chính xác bệnh gout, bệnh nhân nên làm xét nghiệm acid uric trong máu và soi kính hiển vi tinh thể gây viêm khớp.

Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh Gout là do rối loạn về chuyển hóa liên quan đến việc tăng sản xuất hoặc giảm đào thải chất acid uric trong cơ thể. Người ăn nhiều đạm, uống nhiều rượu bia, rối loạn chuyển hóa purin, chức năng thận suy giảm … đều gây tăng acid uric trong máu và bệnh gout.
kieng-do-an-nhieu-dam

Bệnh nhân gout nên kiêng ăn đồ ăn nhiều đạm
Bệnh Giả Gút là do lắng đọng muối canxi tại khớp. Bệnh thường phối hợp với một bệnh khác như: nhiễm sắc tố sắt, cường cận giáp trạng, nhiễm sắc tố ochronose, đái tháo đường, thiểu năng giáp trạng, bệnh Wilson …Bệnh nhân giả gout không cần chế độ ăn nghiêm ngặt như bệnh nhân gout.

Dấu hiệu nhận biết bệnh gút

Bệnh gút và bệnh giả gout đều gây cơn viêm khớp cấp tính và gây đau dữ dội. Tuy nhiên hai bệnh cũng có những dấu hiệu lâm sàng khác nhau.

Bệnh gút thường khởi phát ở các ngón khớp cái (75% các trường hợp). Ngoài ra, cũng có biểu hiện ở mu bàn chân, cổ gân, gót chân, đầu gối, cẳng tay và khuỷu tay. Bệnh gout thường gặp ở nam giới độ tuổi 30 – 40 tuổi. Phụ nữ bị gout thường sau tuổi tiền mãn kinh. 

benh-gut
Bệnh gút thường khởi phát ngón chân cái
Bệnh giả gút thường khởi phát khớp gối và khớp lớn, rất hiếm gặp khớp ngón tay, ngón chân. gây viêm khớp gối. Bệnh gặp đồng thời ở nam giới và nữ giới, người trên 65 tuổi. Tuổi càng cao, nguy cơ mắc bệnh tăng.



Mức độ đau và viêm ở bệnh Gout and và giả gout cũng khác nhau. Cơn gout cấp thường tấn công về đêm, đột ngột và sưng đau dữ dội trong khoảng 12-24 giờ. Trong khi bệnh giả gout thường gây đau từ từ trong nhiều ngày hơn và mức độ trầm trọng cũng ít hơn so với cơn gout cấp.

Bệnh gout gây lắng đọng acid uric dưới da và hình thành các hạt tophi, trong khi bệnh giả gout không tạo hạt tophi.

Điều trị

Điều trị giảm đau trong cơn gout cấp tính thường dùng colchicine và các thuốc giảm đau NSAID. Colchicine đáp ứng tốt với bệnh nhân gout và thường giảm đau nhanh. Trong khi đó bệnh giả gout thường đáp ứng kém hơn với colchicine và thường được điều trị bằng thuốc giảm đau NSAID và corticoid.

Nguyên tắc điều trị bệnh gout là hạ acid uric trong máu. Bệnh nhân gout nên kiểm soát chế độ ăn ít đạm và dùng thuốc hỗ trợ điều trị giảm acid uric trong máu.