Thứ Tư, 23 tháng 3, 2016

Các bài thuốc dân gian chữa viêm khớp

Lấy 250 gr vỏ bưởi tươi, gừng tươi 30 gr băm nhuyễn tất cả đắp vào chỗ đau khớp, ngày thay thuốc một lần.
Rau cần ta tươi, giã nát vắt lấy nước, thêm đường trắng đun sôi, uống thay trà trị chứng phong thấp, khớp tay chân sưng.

Ép nước bắp cải uống, bã đắp vào chỗ khớp bị viêm. Hoặc lá bắp cải hơ nóng áp lên chỗ viêm sưng rất công hiệu.
Dùng 15 – 30 gr lá lốt tươi hoặc 5 – 10 gr lá lốt khô sắc với nước chia uống 2 – 3 lần trong ngày trị chứng nhức khớp, xương.

Các bài thuốc dân gian chữa viêm khớp

Lấy cành nhỏ giáp với lá của cây đinh lăng (30 gr) thái nhỏ, sao vàng sắc uống hoặc 40 gr hồ tiêu, 20 gr phèn chua ngâm vào một lít rượu. Sau 15 ngày lấy xoa bóp để trị chứng tê thấp, đau lưng.

Hoa đinh hương 20 gr, long não 12 gr, cồn 90 độ (250 ml), ngâm 7 ngày đêm, lọc lấy nước,bỏ bã. Ngày hai lần dùng bông tẩm thuốc xoa bóp các khớp bị đau.

Một số lời khuyên giúp giảm và trị bệnh viêm khớp:

- Lối sống khoẻ mạnh, chế độ ăn tốt cho sức khoẻ và tập luyện thể dục thể thể thao hợp lý, đều đặn giúp giảm nguy cơ mắc bệnh viêm khớp.

- Tránh những hoạt động lặp đi lặp lại nhiều lần và bố trí thời gian nghỉ ngơi hợp lý để giảm áp lực lên các khớp xương.

- Duy trì tập luyện thể thao đều đặn giúp các khớp linh hoạt làm tăng độ chắc khoẻ của các cơ nên giảm áp lực lên các khớp.

- Tránh mang vác những vật nặng để giảm nguy cơ viêm khớp vùng lưng, mắt cá chân và đầu gối.

- Ăn uống và sinh hoạt điều độ rất tốt cho sức khoẻ và giúp tránh xa bệnh viêm khớp.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 
Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0936 009 783 – 0973 084 256
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội

Bài thuốc chữa viêm khớp trong ngày lạnh

Bệnh thấp khớp có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng hay gặp nhất là trong độ tuổi 25-50 và đa phần là nữ giới mắc phải. Thấp khớp hay viêm đa khớp dạng thấp là bệnh lý khá phổ biến. Ở Việt Nam số lượng người mắc bệnh rất lớn. Thời tiết lạnh là môi trường lý tưởng để bệnh thấp khớp và viêm đa khớp phát triển.

 Bài thuốc chữa viêm khớp trong ngày lạnh


Viêm khớp dẫn đến tình trạng sụn khớp bị ăn mòn dẫn đến một loạt các rối loạn khớp. Nếu bệnh trở nên nặng hơn thì người bệnh sẽ luôn cảm thấy bị đau nhức tại các khớp xương, trường hợp nặng có thể bị sưng tấy và không cử động được.

Nếu biến chứng có thể ảnh hưởng đến tim. Trong một nghiên cứu gần đây trên tạp chí Journal of Internal Medicine, nguy cơ bị đau tim tăng 60% ở những người bị mắc chứng viêm khớp dạng thấp.

Để phòng tránh các bệnh cơ xương khớp trong mùa lạnh, các bác sỹ khuyến cáo mọi người phải luôn giữ ấm cơ thể, nhất là vùng cơ thể xa tim như tay, chân..

Khi nhiệt độ xuống thấp, các gân cơ thường bị co rút gây nên các chứng vẹo cổ cấp do lạnh, vận động khớp khó khăn khiến bệnh nhân dễ ngã. Thậm chí có thể gây nên gãy xương. Một số bệnh nhân bị gút cũng thường hay bị tái phát các đợt viêm khớp cấp trong thời tiết lạnh do axit uric trong máu bị kết tủa lắng đọng vào khớp gây viêm.

Đặc biệt người già, các chức năng hoạt động cơ thể bị suy yếu, làm cho khí huyết cũng giảm sút không nuôi dưỡng được cân mạch gây nên tình trạng thoái hóa khớp xương và gây nên đau. Hay gặp nhất là các trường hợp sáng thức dậy bị cứng khớp cổ tay, chân và bàn tay, khiến người bệnh phải làm các động tác như gấp, xoay cổ tay… một hồi mới giảm bớt cảm giác cứng khớp.

Dân gian cổ phương có một số bài thuốc sau từ cây nhà lá vườn rất phù hợp với người bị bệnh xương khớp:
1. Ngải cứu trắng nướng nóng: Lấy lá ngải cứu trắng rửa sạch, cho lẫn muối vào rồi đổ nước nóng lên, sau đó đắp vào khớp. Khi khớp bị sưng, đắp ngải cứu muối ấm sẽ làm cơn đau giảm đi, khớp bớt sưng hơn. Còn với người có nguy cơ cao bị đau khớp (người lớn tuổi, người béo phì…) có thể dùng bài thuốc này chườm lên khớp hằng ngày sẽ có tác dụng phòng bệnh.
2. Ngâm chân bằng nước muối ấm pha gừng: Mỗi ngày, tốt nhất ngâm chân một lần vào thời gian thuận lợi, ngâm từ 15-30 phút. Nước muối ấm và gừng cũng có tác dụng làm dịu cơn đau, phòng bệnh đau khớp cổ chân. Ngâm chân bằng nước ấm hằng ngày vào buổi tối không chỉ có lợi cho chân mà còn giúp phòng ngừa nhiều bệnh cho toàn thân.
3. Dùng một ít đu đủ, mễ nhân sống 30g: Hai thứ rửa sạch cho vào nồi nhỏ, đổ vào một chén nước, để nhỏ lửa nấu cho tới khi thấy mễ nhân chín mềm thì cho vào một ít đường trắng. Dùng một thời gian dài sẽ thấy bớt hẳn chứng đau lưng.
4. Dùng lá lốt chữa đau nhức xương khớp khi trời lạnh: 5-10g lá lốt phơi khô (15-30g lá tươi), sắc 2 bát nước còn ½ bát, uống trong ngày. Uống khi thuốc còn ấm, nên uống sau bữa ăn tối. Mỗi liệu trình điều trị 10 ngày. Hoặc lá lốt và rễ các cây bưởi bung, vòi voi, cỏ xước, mỗi vị 30g, tất cả đều dùng tươi thái mỏng, sao vàng, sắc với 600ml nước, còn 200ml chia 3 lần uống trong ngày. Uống liên tục trong 7 ngày.
5. Dùng cỏ trinh nữ chữa thấp khớp, đau lưng, đau nhức xương khớp, chân tay tê bại: Rễ trinh nữ đã thái mỏng, tẩm rượu, sao cho thơm (20-30g) sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày. Nếu dược liệu nhiều có thể nấu thành cao lỏng, rồi pha rượu để dùng dần.
6. Dùng mật ong và bột quế chữa viêm khớp mãn tính: Bạn có thể uống một cốc nước nóng với hai thìa mật ong và một muỗng nhỏ bột quế hai lần mỗi ngày. Nếu uống thường xuyên, thậm chí cả viêm khớp mãn tính cũng có thể được chữa khỏi.

Ngoài những bài thuốc dân gian, người bệnh cần luôn giữ ấm cơ thể. Thường xuyên vận động, kết hợp thể dục thể thao và bổ sung các thực phẩm nhiều dinh dưỡng.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 
Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0936 009 783 – 0973 084 256
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội

Thứ Ba, 22 tháng 3, 2016

Chữa đau lưng bằng 10 mẹo vặt



chữa bệnh đau lưng

1. Bổ sung vitamin C qua chế độ ăn uống cũng giúp trị đau lưng.

2. Dùng dầu tỏi massage đều vùng lưng giúp trị đau lưng hiệu quả.

3. Tập luyện thể thao đều đặn: đặc biệt luyện tập Yoga rất tốt cho sức khoẻ giúp tăng cường sự dẻo dai của các cơ nên giảm chứng đau lưng hiệu quả.
4. Giữ cân nặng hợp lý sẽ giúp giảm chứng đau lưng vì tình trạng thừa cân gây áp lực lên vùng lưng nên dễ bị đau lưng hơn. Đây là một trong những mẹo trị đau lưng rất hiệu quả.5. Chườm vùng lưng đau với túi nước ấm cũng giúp giảm đau lưng.6. Dùng dầu thảo mộc massage vùng lưng, massage đều đặn trong vòng 6 tháng sẽ mang lại hiệu quả bất ngờ.

7. Dùng nước ép 1 quả chanh hoà với 1 chút muối uống 2 lần mỗi ngày trong khoảng 1 tháng sẽ giúp giảm đau lưng. Nghiền nát khoai tây tươi đắp lên vùng lưng đau cũng giúp giảm đau.9. Thay đổi tư thế ngủ, tư thế ngồi và cải thiện chất lượng giường ngủ… cũng giúp giảm chứng đau lưng hiệu quả.

10. Các chuyên gia khuyên nên uống nước đường hoặc nước mật ong ấm vào buổi sáng trước khi ăn sáng sẽ giúp trị chứng đau lưng hữu hiệu.Với 10 mẹo trị đau lưng đơn giản và hiệu quả trên đây sẽ giúp bạn có cách trị đau lưng hiệu quả nhất.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 
Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0936 009 783 – 0973 084 256
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Website: www.luongynguyenthihuong.com

7 biện pháp điều trị đau dây thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm cực hiệu quả

Điều trị đau dây thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm bằng một vài biện pháp an toàn ngay tại nhà, mang lại hiệu quả cao giúp người bệnh yên tâm hơn. Hãy cùng tìm hiểu các phương pháp điều trị sau.

Đau dây thần kinh tọa


Đau dây thần kinh tọa là do dây thần kinh bị chèn ép ở vùng lưng dưới có thể do thoát vị đĩa đệm hay do nhiều nguyên nhân khác gây ra. Cơn đau bắt đầu từ rễ thần kinh nằm ở hai bên của cột sộng phần thắt lưng chạy xuống mông và 2 bàn chân khiến người bệnh phải chịu đựng các cơn đau nhức, mệt mỏi, khó chịu, vận động khó khăn hơn.

Biện pháp điều trị đau dây thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm


Người bệnh có thể tham khảo một vài biện pháp điều trị sau và áp dụng thực hiện nhằm cải thiện tình hình bệnh được tốt hơn.
Châm cứu

Người bị đau dây thần kinh tọa có thể sử dụng phương pháp châm cứu để điều trị bệnh rất hiệu quả. Theo một nghiên cứu nhỏ được đăng trong Tạp chí Y học cổ truyền Trung Quốc cho hay “sau khoảng 12 buổi điều trị bằng phương pháp châm cứu, tình trạng đau dây thần kinh tọa sẽ được cải thiện” Người bệnh có thể đến các phòng khám đông y để được khám và tư vấn về cách điều trị.
Yoga
biện pháp điều trị đau dây thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm cực hiệu quả

Điều trị đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm bằng bài tập yoga sẽ mang lại hiệu quả nhanh chóng

Một nghiên cứu trên tạp chí Pain cho biết rằng, những người bị đau lưng kinh niên tham gia tập luyện yoga trong 16 tuần thì tỷ lệ giảm cơn đau lưng tới 64%. Bạn nên dành thời gian mỗi ngày tập luyện các động tác nhẹ nhàng, kiên trì tập luyện hàng ngày có thể cải thiện tình trạng bệnh một cách đáng kể.
>>> Tham khảo 5 bài tập chữa đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm đơn giản tại nhà

Massage

Trong trường hợp đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm, liệu pháp xoa bóp masssage sẽ mang lại hiệu quả. Các rễ thần kinh bị chèn ép gây nên tình trạng đau nhức, ngứa ran, tê từ vùng hông xuống chân. Điều trị bằng biện pháp xoa bóp, massage trong khoảng 7-10 ngày sẽ thấy sự cải thiện rõ ràng.
Cây móng quỷ

Cây móng quỷ có nguồn gốc từ miền Nam Châu Phi, được coi là một loại thuốc thảo dược điều trị bệnh viêm xương khớp, đau lưng mỏi gối, đau cột sống…cực kỳ hiệu quả. Tuy nhiên, loại thuốc này khá khó tìm ở nước ta.
Thuốc giảm đau, giãn cơ

Một vài loại thuốc giảm đau do bác sĩ kê đơn có tác dụng làm giãn cơ, giảm đau hiệu quả. Tuy nhiên, uống thuốc giảm đau sẽ có tác dụng ngay lập tức nhưng sẽ không phải là biện pháp lâu dài, bởi thuốc giảm đau không có tác dụng điều trị dứt điểm bệnh. Khi các cơn đau nhức phát tác nghiêm trọng bạn có thể dùng thuốc giảm đau để làm dịu nhẹ cơn đau sau đó nhanh chóng đến bệnh viện để được khám và chuẩn đoán bệnh, từ đó có biện pháp chữa trị phù hợp.
Tập vật lý trị liệu, tập thể dục
biện pháp điều trị đau dây thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm cực hiệu quả

Tập thể dục hàng ngày giúp cơ thể dẻo dai, khỏe mạnh phòng tránh bệnh tốt hơn

Nằm trên giường chỉ khiến bệnh tình thêm nghiêm trọng hơn, vì vậy những người bị đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm nên chăm chỉ vận động, các bài tập nhẹ nhàng sẽ có tác dụng giảm thiểu cơn đau, thư giãn các cơ, gân đồng thời thư giãn tinh thần được tốt hơn.

Tập thể dục làm tăng lưu lượng máu và các chất dinh dưỡng vận chuyển tới phần đĩa đệm và dây thần kinh giúp cải thiện tình trạng bệnh. Các bài tập đơn giản như đi bộ hàng ngày từ 15-20 phút cũng là phương pháp trị bệnh hiệu quả mà bạn nên tham khảo.
Phẫu thuật

Sau 4-6 tuần, các cơn đau vẫn không thuyên giảm, bệnh nhân có lẽ phải điều trị bằng phương pháp phẫu thuật. Tuy nhiên, bạn nên đến bác sĩ sớm để tham khảo về biện pháp điều trị. Phương pháp phẫu thuật có thể chấm dứt cơn đau nhưng biến chứng sau phẫu thuật có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh sau này.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 
Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0936 009 783 – 0973 084 256
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Website: www.luongynguyenthihuong.com

Cách nhận biết đau dây thần kinh tọa

Đau dây thần kinh tọa có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhiều nhất là lứa tuổi 30 - 60, nam mắc nhiều hơn nữ.

Đau dây thần kinh tọa có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhiều nhất là lứa tuổi 30 - 60, nam mắc nhiều hơn nữ. Mang vác và lao động nặng ở tư thế sai, các động tác thay đổi tư thế đột ngột, gò bó, rung xóc, chấn thương,... là yếu tố thường xuyên nhất làm khởi phát bệnh. Ngoài ra, yếu tố tâm lý cũng đóng vai trò nhất định thúc đẩy xuất hiện và tái phát bệnh thần kinh tọa.

 Cách nhận biết đau dây thần kinh tọa
Đau dây thần kinh có đặc điểm đau lan dọc xuống phía đùi.

Nguyên nhân do đâu?

Dây thần kinh tọa là một dây thần kinh dài nhất cơ thể, trải dài từ phần dưới thắt lưng đến tận ngón chân. Dây thần kinh tọa chi phối các động tác của chân, góp phần làm nên các động tác đi lại, đứng ngồi của hai chân. Do vậy, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến đau thần kinh toạ như: Thoát vị đĩa đệm thắt lưng, các tổn thương thực thể khác ở vùng thắt lưng (dị dạng bẩm sinh, chấn thương, thoái hóa cột sống thắt lưng, u, viêm cột sống dính khớp, viêm đốt sống do nhiễm khuẩn). Viêm rễ thần kinh toạ do ngộ độc, bướu gây chèn ép đường đi rễ thần kinh tọa, hẹp ống sống thắt lưng, bệnh lý rễ thần kinh do đái tháo đường, lao cột sống thắt lưng gây chèn ép rễ thần kinh toạ… trong đó nguyên nhân hay gặp nhất là thoát vị đĩa đệm thắt lưng do đĩa đệm là phần mềm nằm giữa các đốt sống. Khi khiêng vác quá sức, lực tác động vượt quá mức chịu đựng của đĩa đệm, có thể gây rách vành thớ: nhân nhầy chui theo khe rách ra phía sau, chèn ép lên rễ thần kinh gây đau. Một số trường hợp chịu lực quá nặng, đĩa đệm vỡ gây đau cấp tính.

Các dấu hiệu

Biểu hiện đặc trưng bằng cảm giác đau lan dọc xuống phía đùi theo rễ thần kinh lưng 5 (L5) và rễ thần kinh sống 1 (S1). Nếu rễ thần kinh L5 bị tổn thương thì có hiện tượng đau dọc từ lưng eo phía ngoài xuống ngoài động mạch cẳng chân tới tận ngón chân út. Nếu rễ thần kinh S1 bị tổn thương thì đau dọc ra phía sau mông, thẳng xuống sau đùi, sau bắp cẳng chân tới phía ngoài bàn chân. Nếu bị bệnh thần kinh tọa trên (thần kinh hông) thì đau thường tới phía trên đầu gối; nếu bị thần kinh tọa dưới thì đau đến mắt cá ngoài bàn chân.

 Cách nhận biết đau dây thần kinh tọa
Tập vật lý trị liệu cho bệnh nhân đau dây thần kinh tọa.

Khi đó, người bệnh có cảm giác đau lan từ lưng xuống, lệch sang một bên mông, xuống đùi, khoeo, gót chân. Hoặc thấy đau ngược lại, từ gót chân lên. Ngoài ra, tùy từng bệnh nhân có những biểu hiện sau:

- Nhói lưng khi ho, khi hắt xì hơi, khi cười.

- Cột sống cứng, bị đau khi chuyển dịch hoặc nghiêng người .

- Khó cúi người xuống vì đau.

- Đau giữa cột sống hay lệch một bên, đau tăng lên khi bị rung người (đi xe qua ổ gà, vấp vào đá).

- Nếu đi lại nhiều, đứng nhiều, ngồi nhiều trong một ngày, đau có thể tái phát. Đau tăng thì khi chân giẫm mạnh xuống đất, ho mạnh, hắt hơi,...

- Nếu tình trạng đau kéo dài có thể thấy teo cơ bên chân đau.

Tuy nhiên, trong trường hợp đau nhẹ, người bệnh vẫn đi lại, làm việc bình thường. Nếu đi lại nhiều, đứng nhiều, ngồi nhiều trong một ngày, đau có thể tái phát. Nếu đau nhiều thì khi chân giẫm mạnh xuống đất, ho mạnh, hắt hơi, đi đại tiện rặn cũng đau. Đau nặng ảnh hưởng nhiều đến khả năng lao động. Tùy theo tổn thương, họ có thể không nhắc được gót hay mũi chân, dần dần xuất hiện teo cơ đùi, mông, cẳng chân bên tổn thương. Khi bệnh nặng, chân tê bì mất cảm giác, có thể đại tiểu tiện không tự chủ.

Đề phòng bệnh tái phát

Để phòng bệnh đau thần kinh tọa, cần tập thể dục vừa sức thường xuyên để nâng cao thể lực, áp dụng các bài tập tăng cường sự dẻo dai, khỏe mạnh của các khối cơ lưng cạnh cột sống, cơ bụng và tăng sự mềm mại của cột sống. Tránh mọi chấn thương cho cột sống, tránh ngã dồn mông xuống đất. Nhất là đối với bệnh nhân đã từng mắc bệnh, sẽ giúp phòng ngừa tái phát bệnh lý thoát vị đĩa đệm. Người bị đau thắt lưng tránh tuyệt đối các động tác thể thao hoặc vận động quá mức như mang vác nặng, vác balô nặng, bóng chuyền, tennis. Không nên nằm đệm quá dày và mềm, giường lò xo.
 Cách nhận biết đau dây thần kinh tọa


Các động tác sinh hoạt, lao động hằng ngày phải thích nghi với tình trạng đau cột sống thắt lưng. Bảo đảm tư thế đúng khi đứng, ngồi, mang vác... hay nhấc vật nặng. Cần đứng trên tư thế thẳng, không rũ vai, gù lưng. Để tránh khom lưng, khi đọc và viết lâu, nên ngồi gần bàn viết, ghế không quá cao hoặc bàn viết không quá thấp. Nếu phải ngồi lâu, nên thường xuyên đứng lên và làm các động tác thể dục giữa giờ.

Đối với những người thường xuyên phải lao động chân tay, cần chú ý tránh khiêng vác vật nặng, nhất là bê vật nặng ở tư thế cúi lom khom. Để tránh tải trọng quá mức lên cột sống, bệnh nhân có thể đeo đai lưng khi mang vác vật nặng; hãy để cho trọng lượng của vật chia đều cả hai bên cơ thể, không bao giờ mang vật nặng ở một bên người hay trong thời gian dài. Khi muốn nhấc một vật nặng lên, nên co đùi gấp gối đôi chân gập lại vừa phải nhưng vẫn giữ lưng thẳng. Không nên giữ thẳng hai chân và cúi cong người xuống khi nhấc.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 
Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0936 009 783 – 0973 084 256
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Website: www.luongynguyenthihuong.com

Thứ Hai, 21 tháng 3, 2016

2 bài thuốc Đông y trị gai cột sống cổ bạn nên biết

Bệnh gai cột sống cổ là một dạng thoái hóa có kèm theo các mỏm gai xương. Hiện nay, phương thuốc Đông y trị gai cột sống được rất nhiều bệnh nhân và cả giới y học hiện đại (tây y) quan tâm và áp dụng bởi tính hiệu quả và an toàn của nó. Bài viết hôm nay xin giới thiệu cho bạn đọc và người bệnh 2 bài thuốc Đông chữa gai xương hiệu quả, an toàn.
Thuốc Đông y trị gai cột sống cổ

Gai cột sống cổ thường xuất hiện do quá trình hư khớp ở các diện thân đốt sống, đĩa liên đốt tới màng, dây chằng và dần hình thành hiện tượng thoái hóa đốt xương. Bệnh có thể do tuổi già, chấn thương sọ não làm tổn thương mô ở các đốt sống hoặc do tư thế sinh hoạt không đúng,…

 2 bài thuốc Đông y trị gai cột sống cổ bạn nên biết

Thoái hóa cột sống lâu ngày sẽ dẫn tới tình trạng gai cột sống cổ

Các bộ phận chịu tải do thoái hóa cột sống cổ ở trung tâm khớp ngày càng mềm dần và hình thành vết nứt. Các mô sụn ở quanh khớp dẫn hình thành xương và tạo ra các chồi xương mọc xung quanh mặt trước và mặt bên của thân đốt sống cổ. Đó là hiện tượng gai cột sống cổ.

Ngày nay, đa số bệnh nhân bị gai cột sống vùng cổ muốn điều trị bệnh bằng thuốc Đông y trị gai cột sống. Tuy nhiên, để chữa bệnh theo phương pháp này đạt hiệu quả thì bệnh nhân nên tới các cơ sở khám chữa bệnh uy tín, đã được cấp phép của Bộ y tế với đội ngũ lương y được đào tạo bài bản và giàu kinh nghiệm như Phòng chẩn trị y học Cổ truyền Nhà thuốc An Dược.
2 bài thuốc Đông y trị gai cột sống bạn nên biết

Tùy thuộc vào mức độ tổn thương của cột sống cổ do bệnh gai xương gây ra mà các lương y sẽ có bài thuốc chữa trị thích hợp. Hai bài thuốc Đông y dưới đây rất hiệu quả, an toàn để chữa bệnh gai cột sống, bệnh nhân có thể tham khảo.
Bài thuốc thứ nhất
 2 bài thuốc Đông y trị gai cột sống cổ bạn nên biết

Bài thuốc Đông y trị gai cột sống cổ

Thành phần bài thuốc gồm các vị:
Bạch thược: 30 gr
Mộc qua, uy linh tiên, cát căn và đỗ trọng: Mỗi vị 12 gr
Cam thảo: 1 gr
Kê huyết đằng: 15 gr

Cách sử dụng: Cho các vị thuốc trên vào một chiếc ấm chuyên thắc thuốc (có thể là ấm điện) và cho 3 chén nước vào. Đun sôi nhỏ lửa cho tới khi thuốc cô đặc còn 1 chén thì để nguội và uống. Tiếp tục cho thêm nước vào và đun lại thêm 3 lần, mỗi lần lấy 1 chén. Hợp lại 3 lần đun là 3 chén thuốc rồi chia làm 3-4 lần uống trong ngày.

Bài thuốc Đông y trị gai cột sống trên bạn sử dụng theo từng liệu trình. Mỗi liệu trình là 10 ngày. Lưu ý, giữa các liệu trình nên nghỉ từ 5-7 ngày mới uống tiếp.
Bài thuốc thứ 2

Trong trường hợp bệnh nhân bị gai cột sống cổ không cúi ngửa được, đau tăng khi cử động, có nhiều điểm đau ở lưng, cột sống, ảnh hưởng tới chi dưới thì sử dụng bài thuốc sau:

Thành phần bài thuốc:
Tần giao, kỳ xà, chế phụ tử, xích thược, đương quy, quế chi: Mỗi loại 9 gr
Sinh địa: 50 gr
Tàm sa: 30 gr
Uy linh tiên: 15 gr

Cách sử dụng: Bỏ các vị thuốc trên vào ấm sắc thuốc rồi cho thêm nước để đun sôi, gạn ra dùng uống hàng ngày.

Bài thuốc này giúp ôn kinh tán hàn, trừ thấp hóa, ứ khư phong chỉ thống.

Để 2 bài thuốc Đông y trị gai cột sống trên đạt kết quả tốt bạn cần kết hợp với việc châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp và các bài tập nhẹ nhàng theo sự chỉ dẫn của lương y. Người bị bệnh gai cột sống có thể sống thích ứng với căn bệnh này qua việc sử dụng thuốc và lối sống sinh hoạt điều độ.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 
Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0936 009 783 – 0973 084 256
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội

Cách chữa thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng bằng việc bổ sung 5 nhóm thực phẩm

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là một vấn đề rất phổ biến hiện nay đặc biệt là phụ nữ. Mặc dù bạn đã sử dụng các loại thuốc giảm đau nó làm tình trạng của bạn tốt hơn nhưng có một điều chắc chắn rằng việc dùng thuốc không làm bệnh biến mất. Có một cách chữa thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưngvô cùng đơn giản đó là thực hiện một chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp bạn từ bỏ những viên thuốc giảm đau.

Cũng phải thừa nhận rằng các loại thuốc không phải lúc nào cũng đóng vai trò lớn trong việc giảm đau. Một chế độ ăn uống hợp lí đóng một vai trò rất lớn trong việc diệt trừ các loại bệnh khác nhau trong đó có thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Các chất dinh dưỡng có tác dụng trong việc tăng cường sức mạnh của xương, các mô và các cơ bắp.

Ngay dưới đây sẽ là danh sách những thực phẩm có hiệu quả trong việc chữa thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng hiệu quả và giảm đau nhanh chóng.

Thực phẩm có chứa Vitamin A


Các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin A phải kể đến như cam, quýt, các sản phẩm làm từ sữa, rau có màu xanh, thịt gà và thịt bò có thể khiến điều kì diệu xảy ra với người thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.
 Cách chữa thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng bằng việc bổ sung 5 nhóm thực phẩm

Cách chữa thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng bằng cách bổ sung vitamin A

Các mô bị hư hỏng do thiếu các chất dinh dưỡng sẽ được cải tạo lại thông qua việc bổ sung các loại thực phẩm, đồng thời nó cũng làm cản trở sự thoái hóa của tủy sống dẫn tới loãng xương, đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.

Thực phẩm có chứa B12

 Cách chữa thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng bằng việc bổ sung 5 nhóm thực phẩm

Cách chữa thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng bằng cách bổ sung B12

B12 rất tốt cho xương và có vai trò quan trọng trong việc giúp cho cột sống khỏe mạnh và các chức năng khác nhau trong cơ thể hoạt động bình thường. Vì vậy những người bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng nên bổ sung các loại thực phẩm như súp lơ, đu đủ, kiwi, xoài, cá… sẽ có hiệu quả trong việc giảm đau.

Thực phẩm có chứa vitamin C

 Cách chữa thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng bằng việc bổ sung 5 nhóm thực phẩm

Bổ sung vitamin C chữa thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Vitamin từ các loại trái cây có tác dụng hiệu quả trong việc giảm những cơn đau do bệnh thoát vị đĩa đệm. Đặc biệt dâu tây và và anh đào được biết đến là có chứa nhiều vitamin C.

Thực phẩm chứa vitamin K

 Cách chữa thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng bằng việc bổ sung 5 nhóm thực phẩm

Bổ sung vitamin K để chữa thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Đậu nành, đậu bắp và các loại hạt được cho là giàu về hàm lượng Vitamin K mà lại là một nguồn giàu canxi. Canxi là một trong những chất rất quan trọng đối với sự phát triển của xương và cơ bắp và đồng thời trong các thực phẩm này còn có chứa nhiều sắt và khoáng chất cần thiết tốt cho sức khỏe.

Vitamin K còn được tìm thấy là rất giàu canxi, sắt và các khoáng chất và đây là lý do tại sao nó được khuyến khích để giảm thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.

Thực phẩm có chứa Magiê

 Cách chữa thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng bằng việc bổ sung 5 nhóm thực phẩm

Bổ sung magiê chữa thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Các loại hạt đã được chứng minh là tốt cho cơ bắp đồng thời thúc đẩy làm giảm cơn đau. Bên cạnh đó, trong các loại hạt còn có chứa magiê cũng giúp trong xương chắc khỏe. Ngoài các loại hạt bạn còn tìm thấy magiê trong rau quả, ngũ cốc, chuối và tôm được khuyến khích trong chế độ ăn uống để chữa thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 
Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0936 009 783 – 0973 084 256
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội

Nguyên nhân và biến chứng của bệnh vôi hóa cột sống

Bệnh vôi hóa cột sống hay còn gọi là gai cột sống là bệnh mà phát triển do xương hoặc sụn bị thoái hóa. Bệnh thường gặp ở những người trên 40 tuổi khi cột sống bắt đầu có dấu hiệu thoái hóa. Tỷ lệ nam mắc bệnh cao hơn nữ giới xong phụ nữ ở thời kỹ mãn kinh cũng hay bị vôi hóa cột sống.
Nguyên nhân và biến chứng của bệnh vôi hóa cột sống
Vôi hóa cột sống và chứng đau lưng

Đa số người trên 40 tuổi thường có những chồi xương này mà không biết và chỉ bị đau lưng rồi tìm ra khi chụp hình X-quang cơ thể trong khi chẩn đoán một bệnh nào khác. Tuy nhiên, 42% những trường hợp gai này một lúc nào đó có thể đưa tới đau cổ, lưng, lan ra tứ chi, yếu bàn tay bàn chân. Chữ Gai cũng không chính xác vì chồi xương trơn tru, dài vài mi li mét và là phần nhô ra của xương.
Nguyên nhân gây vôi hóa cột sống
Gai xương có thể là kết quả của việc xương tự tu bổ sau khi liên tục bị chấn thương như sức ép, va chạm, cọ xát. .
Khi đĩa liên sống hư hao, xẹp xuống, dây chằng giữa các đốt sống sẽ chùng giãn, khớp chuyển động nhiều hơn
Phản ứng tự nhiên của cơ thể với sự chùng giãn này là làm cho dây chằng dầy lên để có sức giữ vững cột sống.
Lâu ngày, calci sẽ tụ lại trên dây chằng và tạo ra các gai hoặc chồi xương.
Dây chằng ở trong ống cột sống cũng có thể dày lên, ống thu hẹp, ép vào dây thần kinh và gây ra các dấu hiệu bệnh.
Gai là một diễn tiến của sự lão hóa. Đĩa sụn và xương bị thoái hóa, hao mòn, mặt xương khớp gồ ghề và gai mọc ra. Đó là bệnh viêm xương khớp, thường thấy ở người tuổi cao.

Tóm lại các yếu tố di truyền, kém dinh dưỡng, nếp sống không lành mạnh, dáng điệu đứng ngồi xấu, chấn thương liên tục (do thể thao, tai nạn xe cộ) là những rủi ro đưa tới sự thoái hóa xương khớp và tạo gai nhanh hơn. Bệnh cũng có thể xuất hiện ở những người làm nghề khuân vác nặng, người quá kí tăng áp lực lên xương khớp, người có dáng đi đứng không ngay ngắn khiến cột sống xiêu vẹo.
Dấu hiệu vôi hóa cột sống

Đa số bệnh vôi hóa cột sống khi gai cọ xát với xương khác hoặc các phần mềm ở xung quanh như dây chằng, rễ dây thần kinh thì bệnh nhân thấy đau
Đau thường xuất hiện ở cổ, thắt lưng, đặc biệt là khi bệnh nhân đứng hoặc đi.
Đau lan xuống vai với nhức đầu khi gai ở cột sống cổ, lan xuống lưng, chân khi gai ở cột sống lưng.
Cơn đau tăng khi cử động, giảm khi nghỉ do đó sẽ đưa tới giới hạn cử động ở các phần này.
Khi dây thần kinh bị chèn ép, bệnh nhân cảm thấy đau ở tay và chân, cơ bắp yếu. Nếu ống tủy bị quá thu hẹp, bệnh nhân sẽ có rối loạn đại tiểu tiện, mất cảm giác.

Ngoài gai cột sống, các dấu hiệu vừa kể cũng thấy trong bệnh tiểu đường, rối loạn tuần hoàn ở tứ chi, u, viêm hoặc nhiễm trùng cột sống. Một số dấu hiệu của gai cột sống cũng tương tự như ở các bệnh viêm thấp khớp, chấn thương lưng, đứt đĩa liên sống. Cần phân biệt giữa vôi cột sống với Thoái hóa cột sống, đau thần kinh tọa, thoát vị đĩa đệm.
Biến chứng của vôi hóa cột sống

Bình thường vôi hóa cột sống xuất hiện nhiều hơn ở cạnh hoặc phía trước cột sống cho nên gai không cọ sát với rễ dây thần kinh hoặc với tủy sống ở phía sau, do đó gai ít gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Tuy nhiên, một số trường hợp hiếm có thể xảy ra là gai gẫy, mảnh gẫy chạy vào giữa khớp xương, gây khó khăn cho sự co ruỗi khớp hoặc khi gai đè vào rễ dây thân kinh và gây ra mất cảm giác ở tay chân.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 
Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0936 009 783 – 0973 084 256
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội

Thứ Bảy, 19 tháng 3, 2016

Nguyên nhân, triệu chứng bệnh thấp khớp

Bệnh thấp khớp (hay theo Đông y gọi là bệnh phong thấp, tê thấp) là căn bệnh làm đau nhức, sưng đỏ các khớp xương, bắp thịt ở tay, chân, lưng, hông và một số cơ quan khác trong cơ thể khiến bạn cảm thấy rất khó chịu và mệt mỏi dai dẳng. Cơ chế tạo nên bệnh thấp khớp là hệ thống miễn dịch của cơ thể hoạt động chống lại chính các mô tế bào khỏe mạnh của cơ thể mà bộ phận bị tổn thương gây đau nhức là lớp màng hoạt dịch khớp. Vậy nguyên nhân, triệu chứng bệnh thấp khớp là gì? chúng ta hãy cùng tìm hiểu để có thể phòng tránh và phát hiện sớm căn bệnh.


Nguyên nhân, triệu chứng bệnh thấp khớp


Nguyên nhân, triệu chứng bệnh thấp khớp


Đến nay, tuy khoa học vẫn chưa có những xác định chắc chắn về nguyên nhân gây bệnh thấp khớp, nhưng các yếu tố sau đây đã có ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành, phát triển bệnh:

Giới tính: Theo các nghiên cứu và thống kê khoa học đã cho thấy rằng tỷ lệ nữ giới mắc bệnh thấp khớp cao hơn rất nhiều lần và để lại những tổn thương nặng nề hơn, khó chữa hơn so với nam giới. Bởi vì phụ nữ có thể trạng, sức khỏe đa phần yếu hơn nam giới lại phải trải qua nhiều thời kỳ nhạy cảm khiến sức khỏe bị sa sút, mầm bệnh dễ hình thành, phát triển như mang thai, sinh nở, tiền mãn kinh, mãn kinh,…
Gien di truyền: Nếu trong gia đình, họ hàng có người đã bị mắc bệnh thấp khớp thì nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn trường hợp gia đình không có tiền sử với căn bệnh này.
Tiếp xúc nhiều với acetone, xăng dầu và thuốc trừ sâu: Những người làm nghề tiếp xúc nhiều với hóa chất này có nguy cơ mắc bệnh cao hơn rất nhiều.
Chế độ dinh dưỡng thiếu hợp lý, sức đề kháng yếu, thừa cân, béo phì: bệnh dễ hình thành và phát triển nhanh.
Hút thuốc lá: Càng hút thuốc lá nhiều, nguy cơ mắc bệnh thấp khớp càng cao.
Độ tuổi: Những người ở độ tuổi trung niên trở lên có tỷ lệ mắc bệnh thấp khớp cao hơn so với trẻ em.
Thường xuyên tiếp xúc với khói bụi, môi trường nhiễm khuẩn.
Cơ thể ít vận động.

Triệu chứng bệnh thấp khớp

Bệnh thấp khớp có thể được biểu hiện dưới nhiều dạng khác nhau như: viêm khớp, viêm đa khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, đau cột sống, đau vai gáy, đau dây thần kinh tọa…
Khi bệnh mới hình thành, bạn thường cảm thấy chân tay bị tê, cảm giác hơi đau và thường xuyên bị nhức mỏi chân tay, buổi sáng ngủ dậy có những hạn chế trong cử động.
Khi bệnh bắt đầu nặng thì có các triệu chứng:
– Sốt nhẹ.
– Cơ thể mệt mỏi, uể oải, ăn không ngon miệng và có cảm giác chán ăn.
– Các khớp tay, chân đồng loạt bị đau và sưng tấy, nhất là khi buổi sáng ngủ dậy, các khớp bị tê cứng trong thời gian dài, rất khó để cử động.
– Dưới da bắt đầu xuất hiện những nốt mẩn nhỏ và lan rộng dần.

Trên đây là các nguyên nhân, triệu chứng bệnh thấp khớp mà mọi người nên nắm rõ để có thể có phương pháp phòng bệnh hiệu quả và phát hiện sớm căn bệnh và điều trị bệnh thấp khớp kịp thời. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 
Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0936 009 783 – 0973 084 256
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội

Dấu hiệu bệnh thoái hóa khớp gối và cách điều trị

Khớp gối là khớp rất quan trọng, gánh toàn bộ cơ thể và là khớp vận động nhiều nhất chính vì thế nó rất dễ bị thoái hóa. Khi bị thoái hóa khớp gối người bệnh sẽ bị giảm chức năng sinh hoạt hằng ngày, gây khó khăn trong vận động, đi lại, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Vì thế cần phát hiện sớm bệnh để ngăn ngừa quá trình thoái hóa thêm, hạn chế tàn phế xảy ra.

 Dấu hiệu bệnh thoái hóa khớp gối và cách điều trị


Người bị bệnh thoái hoá khớp gối thường có cảm giác đau vùng khớp gối, lúc đầu đau nhẹ nhàng, đau chủ yếu về đêm.
Đôi khi cảm giác cứng khớp gối, nhất là sáng sớm lúc vừa ngủ dậy, sau một lúc đi lại nghỉ ngơi thấy đỡ đau hơn, thấy dễ chịu hơn.
Đau quanh khớp gối, đôi khi chỉ một vài điểm, đau tăng hơn khi đi lên cầu thang hoặc khi ngồi xổm xuống.
Có khi khớp gối bị sưng lên, chứa nhiều dịch bên trong mà nhiều người gọi là tràn dịch khớp. Nếu chọc hút thì đau sẽ giảm xuống nhưng mấy ngày sau khớp sưng trở lại.
Những trường hợp nặng khớp gối bị biến dạng vẹo vào trong, mà nhiều người gọi là chân vòng kiềng.
Người bệnh đi đứng rất đau, phải dùng khung hoặc nạng hổ trợ. Gập duỗi gối bị hạn chế.
2.Chữa thoái hóa khớp gối bằng vật lý trị liệu

Điều trị vật lý trị liệu không chỉ giảm đau, giảm phù nề, tăng lực cơ, tăng tầm vận động khớp gối mà còn phục hồi các chức năng sinh hoạt hằng ngày của người bệnh.
Giảm đau, tăng tuần hoàn: chiếu đèn hồng ngoại, chườm nóng, chiếu thấu nhiệt vi sóng, điều trị bằng các dòng điện giảm đau (dòng Ten, dòng giao thoa…), sóng siêu âm giảm đau, kháng viêm, làm mềm tổ chức tổn thương xơ sẹo trong sâu, hướng dẫn sử dụng băng thun hoặc bó gối để cố định khớp gối khi đi lại, lên xuống cầu thang.
Huấn luyện cơ, tập mạnh các nhóm cơ gập duỗi khớp gối, các nhóm cơ gập duỗi dang áp khớp hông để hỗ trợ khớp gối tùy vào lực cơ người bệnh, gia tăng tầm vận động khớp gối, độ di động xương bánh chè: kỹ thuật P.N.F, tập đề kháng bằng tay, bằng tạ, dây thun co giãn, tập di động xương bánh chè, tập chịu sức, lên xuống cầu thang.
Với người bị thoái hóa khớp gối thì việc giảm cân, thay đổi lối sống như tránh ngồi xổm, tránh ngồi xếp bằng, hạn chế leo cầu thang hay leo dốc, hạn chế khiêng vác nặng là chuyện cần làm suốt đời. Có thể mang nẹp gối trong giai đoạn đang bị đau, nhưng sau đó cần phải tập cơ tứ đầu để có một khớp gối vững khi đi đứng, vì khi bị đau gối bao giờ cơ tứ đầu đùi cũng bị teo nhỏ.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 
Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0936 009 783 – 0973 084 256
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội

Thứ Sáu, 18 tháng 3, 2016

10 cách ngăn ngừa thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp là nguyên nhân hàng đầu gây ra chứng đau khớp ở người trưởng thành. Từ chuyên môn gọi là viêm xương khớp (osteoarthritis). Trước đây người ta xem nó là căn bệnh của người cao tuổi. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy có rất nhiều người dưới 40 tuổi cũng bị thoái hóa khớp. Thường gặp nhất là do chấn thương và khớp làm việc quá tải. Ngoài ra còn một nguyên nhân trước đây ít gặp nhưng nay khá phổ biến là bệnh béo phì. Hiếm gặp hơn là các nguyên nhân về di truyền (gen) hay khiếm khuyết bẩm sinh về xương khớp.

10 cách ngăn ngừa thoái hóa khớp

Ðiểm lại các nguyên nhân thường gặp, chúng ta thấy rõ thoái hóa khớp là bệnh có thể ngăn ngừa được. Sau đây là 10 biện pháp được các nhà chuyên môn đề nghị:

1. Duy trì trọng lượng cơ thể ở mức độ thích hợp

Khi bạn càng béo, sức nặng đè lên khớp càng lớn, nhất là vùng lưng, khớp háng, khớp gối và bàn chân.

2. Siêng vận động

Luyện tập thể dục, thể thao vừa sức sẽ giúp cơ bắp khỏe mạnh, máu huyết lưu thông dễ dàng. Ðó là yếu tố giúp tăng cường dinh dưỡng cho lớp sụn khớp. Cơ bắp khỏe mạnh sẽ giúp giảm lực đè ép lên khớp xương trong vận động.

3. Giữ tư thế cơ thể luôn thẳng

Tư thế tốt sẽ giúp bảo vệ các khớp tránh sự đè ép không cân đối. Ở tư thế thẳng sinh lý, diện tích tiếp xúc giữa hai mặt khớp sẽ đạt mức tối đa, vì thế lực đè ép sẽ tối thiểu. Hơn nữa, khi đó sẽ có sự cân bằng lực giữa các dây chằng và cơ bắp quanh khớp, giúp giảm bớt nhiều nhất lực đè ép lên hai mặt sụn khớp.

4. Sử dụng các khớp lớn trong mang vác nặng

Khi nâng hay xách đồ nặng, bạn cần chú ý sử dụng lực cơ của các khớp lớn như ở tay là khớp vai, khớp khuỷu; ở chân là khớp háng, khớp gối. Khéo léo sử dụng nguyên tắc đòn bẩy ở những khớp lớn để tránh làm tổn thương các khớp nhỏ như cổ tay, cổ chân, bàn tay, bàn chân.

5. Giữ nhịp sống thoải mái

Bạn nên sắp xếp công việc hợp lý, hài hòa giữa nghỉ ngơi và lao động. Nên nhớ rằng các cơ quan trong cơ thể đều cần có sự nghỉ ngơi để tái tạo lại năng lượng. Không nên lặp đi lặp lại một công việc hay tư thế làm việc kéo dài quá sức chịu đựng của cơ thể. Lực tác động không lớn nhưng nếu lặp đi lặp lại trong thời gian quá dài sẽ làm tổn thương khớp.

6. Phải biết "lắng nghe" cơ thể

Cơ thể chúng ta có cơ chế báo động rất tuyệt vời. Khi có vấn đề nó sẽ báo động ngay cho bạn. Trong đó đau là dấu hiệu báo động chủ yếu. Phải ngưng ngay lập tức các vận động nếu chúng gây đau.

7. Thay đổi tư thế thường xuyên

Nên thường xuyên thay đổi các tư thế sinh hoạt. Tránh nằm lâu, ngồi lâu, đứng lâu một chỗ vì sẽ làm ứ trệ tuần hoàn và gây cứng khớp. Có thể đây là yếu tố chính yếu gây ra thoái hóa khớp do nghề nghiệp, nhất là ở những người lao động trí óc.

8. Sự luyện tập "như một chiến binh" sẽ làm hại bạn

Khi khớp của bạn có vấn đề, lời khuyên nên vận động của bác sĩ có thể được bạn hăng hái thực hiện một cách quá mức. Nguyên nhân thường là nỗi lo sợ thầm kín báo hiệu tuổi già của những người thành đạt trong cuộc sống, là sự âu lo nếu bạn là trụ cột của gia đình. Những lý do này khiến bạn vội vã lao vào tập luyện như những người lính cứu hỏa dập tắt đám cháy. Tuy nhiên điều này không thể áp dụng cho tổn thương khớp. Do sụn khớp phải trải qua một thời gian dài tác động mới bị hư hỏng (thoái hóa), vì vậy khi bạn cảm thấy đau nghĩa là nó đã hư khá nặng. Sự nghỉ ngơi sẽ làm ngừng gia tăng mức độ tổn thương. Còn sự vận động sẽ giúp nó phục hồi nhưng cần phải tăng dần cường độ. Nếu bạn quá gắng sức hay nóng nảy trong luyện tập để đốt giai đoạn, thì vô tình sẽ làm chết lớp sụn mới còn non yếu do các lực tác động quá mức của chính mình. Nên bắt đầu bằng những động tác nhẹ nhàng và chậm rãi, sau đó mới tăng dần lên tùy vào sự phản ứng của cơ thể.

9. Bảo vệ cơ thể trước những bất trắc trong sinh hoạt

Khi ra khỏi nhà, bạn nên cẩn thận chuẩn bị những dụng cụ bảo vệ cổ tay và khớp gối, nhằm đề phòng những tình huống bất ngờ có thể làm bạn bị chấn thương.

10. Ðừng ngại ngần khi có yêu cầu trợ giúp

Bạn không nên cố gắng làm một việc gì đó quá sức của mình. Nếu cảm thấy khó khăn, nên nhờ người khác trợ giúp. Mang vác hay xách một vật nặng có thể làm bạn đau nhức kéo dài nhiều ngày. Tình trạng đau nhức này thể hiện sự tổn thương của cơ thể. Từ những lỗ nhỏ có thể phát triển thành những sang thương lớn hơn trên mặt sụn khớp.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 
Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0936 009 783 – 0973 084 256
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội

Bệnh thoái hóa khớp

Theo nguyên nhân chia 2 loại thoái hóa khớp nguyên phát và thứ phát.

bệnh thoái hóa khớp thường gặp ở người lớn tuổi

a) Thoái hoá khớp nguyên phát

Là nguyên nhân chính, xuất hiện muộn, thường ở người sau 60 tuổi, có thể ở 1 hoặc nhiều khớp, tiến triển chậm. Ngoài ra có thể có yếu tố di truyền, yếu tố nội tiết và chuyển hoá (mãn kinh, đái tháo đường...) có thể gia tăng tình trạng thoái hóa.

b) Thoái hoá khớp thứ phát

Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, nguyên nhân có thể do sau các chấn thương khiến trục khớp thay đổi (gãy xương khớp, can lệch...); Các bất thường trục khớp gối bẩm sinh: khớp gối quay ra ngoài (genu valgum); Khớp gối quay vào trong (genu varum); Khớp gối quá duỗi (genu recurvatum...) hoặc sau các tổn thương viêm khác tại khớp gối (viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, lao khớp, viêm mủ, bệnh gút, chảy máu trong khớp - bệnh Hemophilie…

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 
Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0936 009 783 – 0973 084 256
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội




Thứ Tư, 16 tháng 3, 2016

Một số món ăn dùng cho người viêm khớp, viêm đa khớp

Một số món ăn dùng cho người viêm khớp, viêm đa khớp


 – Dùng xương bò 60g, sừng linh dương 60g, thược dược phiến 60g, rượu trắng 100g. Xương bò tán nhỏ, rồi cùng các vị thuốc trên cho vào trong túi vải để ngâm trong rượu trắng sau 10 ngày lấy ra uống. Ngày uống 1 lần, mỗi lần một cốc 30 ml.

 – Lộc nhung, câu kỷ tử: Dùng 5g lộc nhung (nhung hươu), câu kỷ tử 20g, rượu trắng 1 lít. Cho nhung hươu và câu kỷ tử vào rượu trắng ngâm trong bình đậy kín nắp, sau một tuần là sử dụng được. Mỗi ngày uống 1 lần, mỗi lần độ 30-40 ml, cứ 15 ngày là một liệu trình.

 – Dùng một ít đu đủ, mễ nhân sống 30g, hai thứ rửa sạch cho vào nồi nhỏ, đổ vào một chén nước, để nhỏ lửa nấu khi thấy mễ nhân chín mềm thì cho vào một ít đường trắng. Dùng một thời gian dài. 

– Dùng nửa kg thịt dê, 200g cà rốt, các gia vị vừa đủ. Cà rốt và thịt dê rửa sạch thái miếng, thịt dê đem ướp gừng tươi, rồi xào trong chảo dầu nóng độ 5 phút, sau đó cho vào chút rượu, nước tương, gia vị và nước vừa đủ, nấu đến chín mềm. Sau đó lại cho vào nồi đất cùng vỏ quýt và 3 chén nước, nấu với lửa lớn đến sôi thì hạ nhỏ lửa, nấu đến khi thật nhừ, lấy ra dùng kèm trong bữa cơm.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 
Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0936 009 783 – 0973 084 256
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Website: www.luongynguyenthihuong.com


6 bài thuốc dân gian chữa đau xương khớp cực hiệu quả

Khi nhiệt độ xuống thấp, các gân cơ thường bị co rút gây nên các chứng vẹo cổ cấp do lạnh, vận động khớp khó khăn khiến bệnh nhân dễ ngã. Thậm chí có thể gây nên gãy xương. Một số bệnh nhân bị gút cũng thường hay bị tái phát các đợt viêm khớp cấp trong thời tiết lạnh do axit uric trong máu bị kết tủa lắng đọng vào khớp gây viêm.

Đặc biệt người già, các chức năng hoạt động cơ thể bị suy yếu, làm cho khí huyết cũng giảm sút không nuôi dưỡng được cân mạch gây nên tình trạng thoái hóa khớp xương và gây nên đau. Hay gặp nhất là các trường hợp sáng thức dậy bị cứng khớp cổ tay, chân và bàn tay, khiến người bệnh phải làm các động tác như gấp, xoay cổ tay... một hồi mới giảm bớt cảm giác cứng khớp.

Dân gian cổ phương có một số bài thuốc sau từ cây nhà lá vườn rất phù hợp với người bị bệnh xương khớp:

1. Ngải cứu trắng nướng nóng:

Lấy lá ngải cứu trắng rửa sạch, cho lẫn muối vào rồi đổ nước nóng lên, sau đó đắp vào khớp. Khi khớp bị sưng, đắp ngải cứu muối ấm sẽ làm cơn đau giảm đi, khớp bớt sưng hơn. Còn với người có nguy cơ cao bị đau khớp (người lớn tuổi, người béo phì…) có thể dùng bài thuốc này chườm lên khớp hằng ngày sẽ có tác dụng phòng bệnh.

2. Ngâm chân bằng nước muối ấm pha gừng:

6 bài thuốc dân gian chữa đau xương khớp cực hiệu quả


Mỗi ngày, tốt nhất ngâm chân một lần vào thời gian thuận lợi, ngâm từ 15-30 phút. Nước muối ấm và gừng cũng có tác dụng làm dịu cơn đau, phòng bệnh đau khớp cổ chân. Ngâm chân bằng nước ấm hằng ngày vào buổi tối không chỉ có lợi cho chân mà còn giúp phòng ngừa nhiều bệnh cho toàn thân.

3. Dùng một ít đu đủ, mễ nhân sống 30g:

Hai thứ rửa sạch cho vào nồi nhỏ, đổ vào một chén nước, để nhỏ lửa nấu cho tới khi thấy mễ nhân chín mềm thì cho vào một ít đường trắng. Dùng một thời gian dài sẽ thấy bớt hẳn chứng đau lưng.

4. Dùng lá lốt chữa đau nhức xương khớp khi trời lạnh:

5-10g lá lốt phơi khô (15-30g lá tươi), sắc 2 bát nước còn ½ bát, uống trong ngày. Uống khi thuốc còn ấm, nên uống sau bữa ăn tối. Mỗi liệu trình điều trị 10 ngày. Hoặc lá lốt và rễ các cây bưởi bung, vòi voi, cỏ xước, mỗi vị 30g, tất cả đều dùng tươi thái mỏng, sao vàng, sắc với 600ml nước, còn 200ml chia 3 lần uống trong ngày. Uống liên tục trong 7 ngày.

5. Dùng cỏ trinh nữ chữa thấp khớp, đau lưng, đau nhức xương khớp, chân tay tê bại:

Rễ trinh nữ đã thái mỏng, tẩm rượu, sao cho thơm (20-30g) sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày. Nếu dược liệu nhiều có thể nấu thành cao lỏng, rồi pha rượu để dùng dần.

6 bài thuốc dân gian chữa đau xương khớp cực hiệu quả


6. Dùng mật ong và bột quế chữa viêm khớp mãn tính:

Bạn có thể uống một cốc nước nóng với hai thìa mật ong và một muỗng nhỏ bột quế hai lần mỗi ngày. Nếu uống thường xuyên, thậm chí cả viêm khớp mãn tính cũng có thể được chữa khỏi.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 
Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0936 009 783 – 0973 084 256
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Website: www.luongynguyenthihuong.com

Thứ Bảy, 12 tháng 3, 2016

Việc làm thường ngày gây bệnh xương khớp


Thực tế, rất nhiều người không biết những động tác nhỏ thường ngày có thể là nguyên nhân đẩy nhanh tốc độ thoái hóa của xương khớp. Cùng điểm danh những việc làm thường ngày khiến bạn bị bệnh xương khớp để tránh ngay lập tức!

Thực tế, rất nhiều người không biết những động tác nhỏ thường ngày có thể là nguyên nhân đẩy nhanh tốc độ thoái hóa của xương khớp.

Do vậy chỉ cần chú ý một chút có thể giảm bớt những thương tổn về xương khớp. Và dưới đây là những việc làm thường ngày khiến bạn bị bệnh xương khớp, hãy lưu ý!

 Việc làm thường ngày gây bệnh xương khớp

Thói quen bẻ khớp

Nhiều người có thói quen bẻ các khớp ngón tay, ngón chân, khớp cổ hoặc vặn lưng khi rảnh hoặc mỏi mệt. Hậu quả của việc làm này là có thể làm bong khớp, khiến khớp to lên, xấu về thẩm mỹ. Riêng những tác động vào cột sống cổ, cột sống lưng thì nguy hiểm hơn rất nhiều. Bạn có thể bị trật khớp cổ, thậm chí gãy xương sườn nếu vặn lưng quá mạnh.

Quỳ xuống lau nhà

Khi quỳ lau nhà, áp lực của xương bánh chè sẽ dồn lên xương đùi, xương sụn giữa 2 mảnh xương sẽ đè trực tiếp lên sàn nhà. Nếu quỳ quá lâu, khi đứng dậy sẽ không thể duỗi thẳng đầu gối, thậm chí không đứng được.

Do đó hãy cố gắng đừng quỳ xuống lau nhà, trong trường hợp bất khả kháng nên lót một tấm nệm mềm dưới đầu gối. Không được quỳ quá lâu, tốt nhất là cứ 10-20 phút nghỉ một lần, như vậy có thể đảm báo máu huyết lưu thông đủ nuôi xương khớp.

Làm việc nhiều khiến tay quá mỏi

Các bà nội trợ làm việc nhà tuy không quá vất vả, nhưng do thường xuyên rửa chén, lau nhà nên khớp xương cánh tay rất đau nhức, cộng thêm việc tiếp xúc với nước lạnh càng tăng nguy cơ viêm xương khớp.

Các chuyên gia khuyến cáo, làm việc quá tải sẽ khiến cho xương cổ tay và khuỷu tay bị viêm. Vì vậy phải chú ý vừa làm vừa nghỉ, tốt nhất nên giặt đồ, rửa chén bằng nước ấm để bảo vệ xương khớp.

Lên xuống cầu thang với tốc độ nhanh

Đầu gối là nơi dễ bị tổn thương nhất. Khi lên cầu thang, khớp xương đầu gối phải chịu một lực tác động gấp 4,8 lần trọng lượng cơ thể, còn khi xuống cầu thang, lực này gấp 6-7 lần, vì vậy rất dễ gây ra áp lực cho xương bánh chè. Thói quen này lặp lại lâu ngày sẽ khiến xương sụn bị đau nhức.

Trong đời sống hằng ngày, nên cố gắng lên xuống cầu thang chậm rãi, hãy sử dụng tay vịn, người già có thể dùng gậy để giảm bớt áp lực của cơ thể.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 
Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0936 009 783 – 0973 084 256
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội

Bệnh xương khớp có tính di truyền?

Bệnh xương khớp có tính di truyền 

Bạn có thể bị mắc bệnh viêm khớp xương khi có bố mẹ mắc căn bệnh này, nhất là khi họ bị viêm khớp xương ở đầu gối. Tuy nhiên, đó không phải là một điều chắc chắn 100%. Bạn hoàn toàn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh viên xương khớp bằng cách tập luyện thể dục thường xuyên và duy trì cân nặng ổn định. Phụ nữ là những đối tượng dễ bị di truyền bệnh viêm khớp xương nhất. Nếu có mẹ bị viêm khớp xương ở đầu gối thì bạn nên tránh các bài tập nhiều động tác sử dụng tới đầu gối. 

Bệnh xương khớp có tính di truyền


Thời tiết sẽ gây ra bệnh thấp khớp 

Thời tiết ẩm ướt, mưa gió không phải là nguyên nhân gây bệnh thấp khớp nhưng có thể làm triệu chứng của những người đang mắc bệnh trở nên xấu hơn. Khi thời tiết lạnh, các cơ căng hơn tạo cảm giác cho người bệnh rằng bệnh tình của họ chuyển biến xấu hơn nhưng trên thực tế thì không hoàn toàn như vậy. Mắc bệnh đau khớp không cần phải đến bác sĩ Nhiều bệnh nhân mắc bệnh viêm khớp xương cho rằng phẫu thuật là giải pháp duy nhất để khắc phục những cơn đau của họ. 

Nhưng theo TS.Patience White, các triệu chứng của bệnh viên xương khớp hoàn toàn có thể kiểm soát được thông qua việc kết hợp tập luyện thể thao, giảm cân, kỹ thuật kiểm soát cơn đau, các phương pháp trị liệu và một số loại thuốc giảm đau, sử dụng những loại thuốc bổ khớp.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 
Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0936 009 783 – 0973 084 256
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội

Quan niệm sai lầm về bệnh xương khớp

Những lầm tưởng dưới đây có thể sẽ khiến cho căn bệnh đau xương khớp của bạn trở nên tồi tệ hơn: người bị bệnh xương khớp không được tập thể dục, thể thao, không vận động sẽ không mắc bệnh về xương khớp, bệnh xương khớp do di truyền,.

kiến thức bệnh xương khớp


. Người bị bệnh xương khớp không được tập thể dục, thể thao “Đây là quan niệm sai lầm nhất về bệnh viêm khớp xương“, (TS.Patience White). Thực chất những bài tập thể dục đơn giản, nhẹ nhàng có thể làm giảm những cơn đau và cải thiện những triệu chứng khác của bệnh. Còn nếu bạn chưa bị bệnh viêm khớp xương thì việc tập luyện thể dục thường xuyên sẽ giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh.

 Muốn ngăn ngừa bệnh viên xương khớp, bạn có thể tập các môn thể thảo như đi bộ, bơi lội, đạp xe và tập yoga. Đối với những người bị bệnh thì trước khi bắt đầu chế độ luyện tập nên tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị. Không vận động nhiều sẽ không mắc bệnh về xương khớp Nếu tính chất công việc của bạn là phải ngồi nhiều, bạn vẫn có nguy cơ bị bệnh viêm khớp xương cao.

 Theo TS.Patience White, để giữ các khớp xương của cơ thể khoẻ mạnh, buổi sáng thức dậy nên vươn vai, duỗi người, đi bộ quanh khu nhà vài lần trong ngày. Nếu ít vận động trong tuần thì không nên vận động mạnh vào cuối tuần như chơi các môn thể thao tennis, trượt tuyết, chạy bộ vì làm tăng nguy cơ chấn thương. Người cao tuổi sẽ bị bệnh viêm khớp, đó là điều tất yếu Theo số liệu thống kê của Viện Thấp khớp Quốc gia Mỹ, khoảng 20% (72 triệu người) người cao tuổi (trên 65 tuổi) ở nước này có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp xương cao vào năm 2030. Nhung trên thực tế cũng có rất nhiều người trên 100 tuổi mà vẫn rất khỏe mạnh. Bệnh viêm khớp xương không khó để phòng ngừa. Cách hiệu quả nhất vẫn là tập luyện thường xuyên, nghỉ ngơi nếu tập luyện các bài tập dễ gây chấn thương và thường xuyên kiểm tra sức khoẻ, sử dụng một số thực phẩm bổ sung tốt cho xương khớp và mô sụn chứa thành phần Chế độ dinh dưỡng không ảnh hưởng đến bệnh xương khớp Cứ 3 người bị béo phì thì có 2 người sẽ mắc bệnh viêm xương khớp vì “tăng 1 kg đồng nghĩa việc có thêm 4kg đè nặng lên đầu gối bạn” (TS.Patience White thuộc Tổ chức Arthritis Foundation cho biết). Do đó, việc tăng cân sẽ làm tăng nguy cơ mắc viêm khớp xương. Vì thế, chúng ta nên tuân thủ một chế độ ăn uống hợp lý và lành mạnh để duy trì cân nặng ổn định. 

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 
Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0936 009 783 – 0973 084 256
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội