Thứ Hai, 22 tháng 2, 2016

Cách làm giảm đau khớp bằng lá cải

Bắp cải không chỉ là một loại rau thực phẩm dùng trong chế biến món ăn hàng ngày mà còn có tác dụng phòng chống bệnh tật hiệu quả. Đặc biệt theo y học dân gian phương Tây, bắp cải được sử dụng như một vị thuốc trị bệnh xương khớp có tác dụng làm giảm đau khớp rất hiệu nghiệm, đơn giản và an toàn. Vị thuốc đơn giản từ tự nhiên này dùng để giảm đau khớp có tác dụng không kém so với thuốc giảm đau thông thường, hơn nữa còn rất an toàn. Các bạn hãy tìm hiểu ngay sau đây để áp dụng nhé.

Cách làm giảm đau khớp bằng lá cải

Bắp cải là một vị thuốc chữa bệnh được sử dụng rất nhiều trong đông y và cả y học hiện đại. Theo Đông y, bắp cải vị ngọt, tính hàn, không độc, có tác dụng hòa huyết, thanh nhiệt, thanh phế, trừ đàm thấp, làm mát dạ dày, giải độc, lợi tiểu. Dùng bắp cải có tác dụng chữa trị nhiều căn bệnh như chữa đau khớp, nhức mỏi khớp, bệnh tiểu đường, ho nhiều đờm, viêm loét dạ dày tá tràng,…

Theo y học hiện đại nghiên cứu xác định trong thành phần của bắp cải chứa hàm lượng vitamin C, vitamin K dồi dào, các hóa chất thực vật (phytochemicals) và đặc biệt rất giàu glutamine là một chất kháng viêm thiên nhiên có tác dụng giảm đau hiệu quả.


Cách làm giảm đau khớp bằng bắp cải



Chất glutamine – chất có tác dụng kháng viêm, giảm đau có nhiều trong lá xanh đậm bên ngoài của rau bắp cải nên dùng để làm giảm đau nhức xương khớp rất tốt. Do đó để làm giảm đau khớp bạn cần chọn những lá sậm màu bên ngoài cùng của cây bắp cải để dùng. Cách dùng bắp cải như sau:

– Trước tiên, bạn lấy lá bắp cải rửa sạch, dùng dao cắt bỏ phần cọng cứng ở cuống lá và phần gân giữa lá.

– Trải lá bắp cải lên mặt phẳng, dùng chai rượu lăn qua lăn lại trên mặt lá cho tới khi lá bị dập và tiết dịch. Tiếp đến bạn mang lá này cho vào lò vi sóng hoặc hấp lên cho đủ ấm.

– Dùng bắp cải vừa hấp ấm quấn xung quanh vùng khớp bị đau và dùng dây buộc lại và để cố định trong khoảng 1 giờ. Khi lá nguội thì thay bằng lá khác cho tới khi hết đau khớp. Người bệnh nên thực hiện quấn lá vào buối tối trước khi đi ngủ, để lá qua đêm.

Cách giảm đau khớp bằng lá bắp cải rất đơn giản mà mang lại hiệu quả cao và tuyệt đối an toàn cho sức khỏe so với khi dùng các loại thuốc giảm đau. Chính vì thế, các bạn có thể tận dụng để thực hiện thường xuyên hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp hiệu quả.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 
Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0936 009 783 – 0973 084 256
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội

Biến chứng nguy hiểm của viêm khớp dạng thấp


Viêm khớp dạng thấp là một bệnh phổ biến ở nước ta hiện nay, thường mắc ở người già và bệnh thường phát mỗi khi chuyển từ nóng sang lạnh và phụ nữ thường chiếm lệ gấp 3 lần nam giới. Bệnh có thể gây ra những biến chứng khôn lường. Nếu bệnh được phát hiện sớm và có phương pháp điều trị hợp lý thì có thể ngăn ngừa các biến chứng một cách tốt nhất tuy các phương pháp hiện nay chưa thể điều trị dứt điểm được bệnh nhưng phần nào đó sẽ điều trị các triệu chứng mà bệnh mang lại cho bệnh nhân.

 Biến chứng nguy hiểm của viêm khớp dạng thấp nên biết
Biến chứng nguy hiểm của viêm khớp dạng thấp


Viêm khớp dạng thấp có thể gây liệt khớp

Hiện nay viêm khớp dạng thấp đang là căn bệnh được cho là thủ phạm gây tàn phế nhiều nhất. Ngoài ảnh hưởng tại khớp như đau, teo cơ, biến dạng khớp…, bệnh còn gây hậu quả nặng nề đến nhiều cơ quan khác trong cơ thể. Đây là bệnh khớp mãn tính ở người lớn, biểu hiện bằng viêm không đặc hiệu màng hoạt dịch ở nhiều khớp, diễn biến kéo dài, tăng dần, cuối cùng dẫn tới dính khớp, biến dạng khớp.
Hầu như trong các trường hợp bị viêm khớp dạng thấp, số lượng khớp bị tổn thương thường lớn, đối xứng hai bên và nguy cơ gây tàn phế cao. Do sự rối loạn của hệ miễn dịch nên cơ thể tự sinh kháng thể tấn công vào các cơ quan, đặc biệt là màng hoạt dịch khớp. Ở giai đoạn toàn phát, khi có sự “bào mòn” sụn khớp, đầu xương thì khớp bị tổn thương và khó phục hồi. Hậu quả là người bệnh không chỉ gặp khó khăn trong hoạt động hàng ngày mà còn có thể bị biến dạng khớp, teo cơ, cứng khớp, mất khả năng vận động, thậm chí dẫn tới tàn phế suốt đời. Theo thống kê sau 10 năm mắc viêm khớp dạng thấp, 40-60% bệnh nhân mất khả năng làm việc, khớp có thể biến dạng, gây tàn phế và cần đến sự chăm sóc, giúp đỡ của người khác. Nguy cơ tử vong tăng cao ở những bệnh nhân bị suy giảm chức năng vận động, người mắc bệnh tim mạch, nhiễm trùng, loãng xương và các bệnh là hậu quả của thuốc kháng viêm không steroid,… Bên cạnh đó, viêm khớp dạng thấp còn gây ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể tim, phổi,…, kèm theo các triệu chứng toàn thân mệt mỏi, sốt cao, nổi nốt thấp dưới da,….
Bệnh cần được điều trị một cách cẩn thận, tuyệt đối bệnh nhân không được tự dùng thuốc để điều trị bệnh nếu sai lầm có thể đang làm tăng mức độ của bệnh chứ không phải là điều trị. Bệnh nhân viêm khớp dạng thấp có thể bị cứng các khớp, ngón tay co quắp lại, không cầm nắm được, vai không thể giơ lên cao, ngón chân bị trẹo ra ngoài, rất đau đớn. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến tàn phế. Cần cảnh giác và thận trọng đối với căn bệnh viêm khớp dạng thấp này.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 
Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0936 009 783 – 0973 084 256
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội

Thứ Bảy, 20 tháng 2, 2016

Bẻ vặn khớp tay có ảnh hưởng gì tới xương khớp không?


Em là Ngọc Anh, hiện em đang là nhân viên văn phòng, hàng ngày em phải tiếp xúc với máy tính mỗi ngày, em thường xuyên phải viết văn bản, chính vì nên khớp tay của em thường mỏi, làm em hình thành nên thói quen thường xuyên bẻ khớp tay, mỗi lần như vậy các khớp tay thường kêu răng rắc. Mới đây em có nghe người ta nói làm như vậy là hại cho xương khớp, em không biết thực hư thế nào? rất mong chương trình có thể giải thích cho em làm như vậy có ảnh hưởng gì tới sức khỏe của em không. Em xin chân thành cảm ơn!

kiến thức bệnh xương khớp


Trả lời:
Chào em! Câu hỏi của em chương trình sẽ trả lời như sau: Việc thường xuyên thực hiện các thao tác vặn khớp tay, vai, lưng, cổ… sẽ giúp tinh thần sảng khoái, lấy lại tập trung sau những giờ làm việc căng thẳng. Tuy nhiên lại ảnh hưởng đến thẩm mỹ như khớp phì đại, giảm sức cầm nắm , tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại sức khỏe. Vì mỗi khớp chỉ chịu được một lực nhất định. Nắn, bẻ khớp làm khớp hoạt động nhiều, gây lực ép lớn lên khớp khiến khớp bị tổn thương.
Điểm nối giữa hai khớp có dây chằng, chất hoạt dịch lỏng, gân… Khi bẻ vặn khớp làm gân, dây chằng giãn ra hết mức và gây tổn thương cấp tính như bong gân, trật khớp, thậm chí giãn hoặc rách dây chằng. Ngoài ra, sụn khớp là thành phần trắng, giòn, làm lớp đệm giữa hai đầu xương, giúp giảm lực ma sát khi chúng trượt lên nhau, giúp con người có thể đi lại, vận động, sinh hoạt dễ dàng. Trong sụn khớp có 2% là tế bào sụn và không có khả năng hồi phục khi bị thương. Nắn, bẻ khớp sẽ làm sụn bào mòn, thương tổn dẫn đến thoái hóa. Chưa kể, do sụn bị bào mòn và không có khả năng hồi phục, gai xương sẽ mọc ra tấn công vào mô gây đau nhức khớp. Nếu tuổi càng lớn, gân, sụn, dây chằng kém linh động và dễ tổn thương hơn nên việc vặn bẻ khớp sẽ làm tốc độ thoái hóa khớp diễn ra nhanh hơn.
Để giảm cảm giác mệt mỏi, bạn có thể tập các động tác tay nhẹ nhàng thay vì bẻ khớp. Nếu phải làm việc văn phòng, không nên ngồi quá lâu một chỗ, cách 30 phút nên đi lại cử động một lần. Hãy biết cách chăm sóc sức khỏe một cách tốt nhất trước khi chúng phải lên tiếng nhé em!

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 
Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0936 009 783 – 0973 084 256
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội

Tác hại từ thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng gây ra


Một căn bệnh về xương khớp đang ảnh hưởng, tác động khá nhiều tới sức khỏe người bệnh, không bệnh gì khác đo chính là bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Biểu hiện của căn bệnh này thường bắt đầu bằng những triệu chứng nhẹ là những cơn đau và khó vận động..chính vì thế mà nhiều người phần vì nhầm tưởng đây chỉ là căn bệnh thông thường, phần vì không nắm rõ kiến thức về bệnh dẫn tới suy nghĩ sai lệch hại tới sức khỏe. Ngay sau đây chúng tôi sẽ nêu ra những tác hại khôn lường từ bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt mà mọi người nên biết rõ để cảnh giác bệnh hơn và cũng từ đó có biện pháp chữa bệnh bệnh thoát vị đĩa đệm hiệu quả.

Tác hại từ thoát vị đĩa đệm

Những tác hại của bệnh thoái vị đĩa đệm cột sống thắc lưng gây ra

Bệnh thoái vị đĩa đệm là một căn bệnh ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống của bệnh nhân, điển hình là một số tác hại nghiêm trọng như sau:

1. Tổn thương rễ thần kinh


Thường bệnh thoát vị đĩa đệm không thoát khỏi tình trạng tổn thương dây thần kinh, bệnh gây chèn ép cơ học, do viêm rễ, viêm ngoài màng cứng, viêm màng nhện của tủy sống, do u rễ. Đau rễ thần kinh thường đau theo dải, lan từ thắt lưng xuống chân, tương ứng với vùng phân bố của rễ thần kinh.

Hiện tượng thoát vị đĩa đệm gây đau rễ thần kinh xuất hiện sau giai đoạn đau thắt lưng cục bộ, đau tăng lên khi đi lại, đứng lâu, ngồi lâu. Đau dội mạnh lên khi ho, hắt hơi, rặn đại tiện. Nằm nghỉ tại giường lại giảm đau nhanh chóng. Đó là kiểu đau mang tính chất cơ học, thường gặp trong cơ chế xung đột giữa đĩa đệm với rễ thần kinh do thoát vị đĩa đệm.

Đau rễ thần kinh có thể xuất hiện khi đi được một đoạn làm bệnh nhân phải dừng lại để nghỉ. Khi đi tiếp một đoạn nữa, đau lại xuất hiện, buộc bệnh nhân phải nằm nghỉ. Người ta gọi đó là hội chứng đau khập khễnh cách hồi.

2. Rối loạn cảm giác


Thường gặp là giảm cảm giác nông ở những khu vực khoang da tương ứng với rễ thần kinh bị tổn thương. Đây là biểu hiện mức độ tổn thương sâu sắc của rễ thần kinh.

3. Rối loạn vận động 


Bệnh sẽ làm cho quá trình vận động của bệnh nhân bị dán đoạn, bị bại liệt và liệt cơ ở hai chân do rễ thần kinh chi phối gây nên.

4. Rối loạn cơ thắt


Trong tổn thương các rễ vùng xương cùng có biểu hiện lúc đầu bí tiểu sau đái dầm dề, luôn luôn có nước tiểu chảy rỉ ra một cách thụ động do liệt cơ thắt kiểu ngoại vi không giữ được nước tiểu.

5. Mất khả năng vận động 


Ngoài ra các triệu chứng trên thì bệnh có thể còn gặp phải ở một số biến chứng khác như:

Hội chứng đuôi ngựa trên: Triệu chứng là liệt ngoại vi toàn bộ ở hai chân, rối loạn cảm giác hai chân từ nếp bẹn trở xuống, rối loạn cơ thắt kiểu ngoại vi. Thể này ít gặp vì thoát vị đĩa đệm ở đoạn cao ít có điều kiện xảy ra.

Liệt gấp cẳng chân, liệt các động tác của bàn chân và ngón chân, mất cảm giác toàn bộ ngón chân; mất cảm giác toàn bộ cẳng chân, bàn chân, mặt sau đùi và mông; rối loạn cơ thắt kiểu ngoại vi.

Chẩn đoán xác định viêm đa rễ thần kinh dựa trên cơ sở lâm sàng và các kỹ thuật cận lâm sàng như chụp Xquang, chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ…

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 
Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0936 009 783 – 0973 084 256
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội

Thứ Sáu, 19 tháng 2, 2016

Bài thuốc chữa bệnh phong thấp từ ké đầu ngựa

Ké đầu ngựa lá một trong những loại thảo dược chữa bệnh phong thấp rất hiệu quả và có mặt trong hầu hết các bài thuốc chữa bệnh này. Sau đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu tác dụng của ké đầu ngựa để biết được khả năng chữa bệnh phong thấp của nó hiệu nghiệm như thế nào nhé.

bài thuốc dân gian trị bệnh xương khớp


Tác dụng của ké đầu ngựa

Ké đầu ngựa có tên khoa học là Xanthium strumarium L., thuộc họ Cúc (Asteraceae) và còn được gọi với nhiều cái tên như xương nhĩ, thương nhĩ tử, phắc ma…Ké đầu ngựa là một loài thân thảo cao dưới 1m mọc hoang nhiều, thường ra hoa kết quả vào tháng 5. Người ta thường thu hoạch quả của ké đầu ngựa hoặc toàn cây vào mùa thu độ tháng 8, khi quả đã chín già, đem về phơi khô hoặc sấy nhẹ và bảo quản cho khi cần dùng đến.

Theo Đông y, Ké đầu ngựa có vị ngọt hơi nhạt và đắng, tính ấm, có độc nhẹ, có tác dụng trừ phong thẩm thấp, giải biểu, thông khiếu, tiêu độc tiêu viêm. Thường được sử dụng để chữa các bệnh như, ho suyễn, viêm họng, cảm phong hàn, mặt mày xây xẩm, viêm mũi, tai ù, cao nhuyết áp, trị mụn nhọt ghẻ lở, viêm ruột, viêm thận… Đặc biệt là chứng đau nhức khớp phong thấp tý, tê thấp, co quắp chân tay…

Theo các nghiên cứu khoa học, ké đầu ngựa có chứa saponin, alcaloid, chất béo, iod có tác dụng giảm viêm giảm đau nên rất có hiệu quả đối với các bệnh xương khớp.

Bài thuốc chữa bệnh phong thấp từ ké đầu ngựa



Bài thuốc 1:

Dùng 8g ké đầu ngựa sắc uống mỗi ngày để chữa chứng phong thấp, đau khớp, sưng đau tê bại.
Bài thuốc 2:

Dùng 120g nhân hạt ké, 12g bạch cúc hoa, 12g thiên ma sắc với 3 chén nước còn 1 chén, uống khi nóng.
Bài thuốc 3:

Đem 10g ké đầu ngựa, 10g lá lốt, 20g vòi voi, 10g ngưu tất tán vụn rồi hãm với nước sôi và uống như uống trà để chữa phong thấp, viêm khớp.
Bài thuốc 4:

Dùng 120g quả ké đầu ngựa giã nhỏ rồi cho vào ấm sắc với 1,5 lít nước, khi thấy nước thuốc còn lại chừng 1/3 thì nhấc xuống, chia uống hết trong ngày trị phong tê thấp, giảm co quắp chân tay.
Bài thuốc 5:

Đem ké đầu ngựa 12g, hy thiêm 16g, cà gai leo 12g, thổ phục linh 12g, lá lốt 10g, tỳ giải 12g, ngưu tất 16g, cành dâu 12g cho vào ấm sắc với nước uống mỗi ngày 1 thang để chữa viêm khớp, viêm đa khớp.

Trên đây là một số bài thuốc trị bệnh phong thấp, viêm khớp từ ké đầu ngựa phối hợp với các thành phần thảo dược tự nhiên rất tốt cho người hay bị đau nhức xương khớp, tê bại chân tay. Người bệnh có thể tham khảo và áp dụng chữa bệnh tại nhà để mang lại tác dụng hiệu quả.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 
Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0936 009 783 – 0973 084 256
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội


Thứ Ba, 16 tháng 2, 2016

Đau lưng - căn bệnh thường gặp

Cơn đau lưng có thể biến mất trong vài ngày, nhưng cũng có thể dẫn đến những hậu quả nặng nề và gây tàn phế. Căn bệnh này đang không ngừng gia tăng trong khi chi phí điều trị rất tốn kém, nếu điều trị sớm sẽ đơn giản và hiệu quả cao.

có nhiều nguyên nhân gây bệnh đau lưng

Đau lưng có thể gặp ở tất cả các phần của lưng. Nhưng hay gặp nhất là đau thắt lưng, đó là tình trạng đau ở vị trí 1/3 dưới của lưng. Người bệnh có thể bị đau khu trú một nơi ở giữa cột sống hoặc các điểm cạnh cột sống thắt lưng. Đau nhiều khi lan tỏa sang hai bên.
Đau thắt lưng cấp tính xảy ra đột ngột, dần dần hoặc dữ dội sau khi khiêng, nhấc vật nặng trong tư thế cúi lưng hay các tư thế sai khác, dù là làm việc nhẹ trong văn phòng. Khi tình trạng đau thắt lưng kéo dài trên 2 tháng thì được coi như mạn tính. .
Đau thần kinh tọa là một biến chứng trầm trọng của đau thắt lưng, biểu hiện là đau dọc từ mông xuống mặt sau hoặc mặt ngoài của chân; đa số xảy ra do thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Bệnh nhân đi lại khó khăn, thắt lưng bị vẹo sang bên, có khi đau không chịu nổi phải bò lết, thậm chí có thể gây liệt chi dưới.
90% đau thắt lưng cấp ở người trẻ tuổi có nguyên nhân từ đĩa đệm cột sống, do chấn động cơ học khi thực hiện một động tác gắng sức hay sai tư thế. Đối với người lớn tuổi, tình trạng lún đốt sống do loãng xương là nguyên nhân thường gặp, nhưng phổ biến nhất là do chấn thương (do nghề nghiệp, khi chơi thể thao, tai nạn…), hoặc những tác động trong quá trình lão hóa của cơ thể.
Bệnh đặc biệt phổ biến ở nhân viên văn phòng, tài xế, phi công, giáo viên, thợ may - những nghề nghiệp đòi hỏi phải ngồi hoặc đứng khom lưng trong thời gian dài. Khi cột sống bị tổn thương, các khối cơ phải kiêm luôn cả việc chống đỡ cho cột sống. Tư thế trên nếu duy trì trong thời gian dài sẽ làm giãn các dây chằng và mô mềm vùng thắt lưng, cơn đau xuất hiện.
Đặc biệt, nếu không chú ý điều chỉnh tư thế xấu, lâu ngày sẽ làm biến dạng các đốt sống, lúc ấy đau sẽ xuất hiện thường xuyên và khó đáp ứng với các liệu pháp điều trị.
Đau thắt lưng cũng có thể là triệu chứng của các bệnh thực thể, dẫn đến những biến chứng như: liệt thần kinh, teo cơ bắp chuối hay nhóm cơ trước ngoài của cẳng chân, loét da do mất cảm giác vùng thần kinh tổn thương, đau nhiều hay đau dai dẳng, có thể gây tàn phế. Vì vậy, việc phòng bệnh và điều trị đúng cách đau thắt lưng là vấn đề rất quan trọng.
Phương pháp phòng ngừa chủ yếu là chú ý giữ tư thế đúng khi sinh hoạt, lao động; đặc biệt là phải biết duy trì độ cong sinh lý của vùng thắt lưng khi ngồi, đứng trong thời gian dài.

Điều trị

Về điều trị, bệnh đau lưng cấp đa số có nguồn gốc cơ học (do làm việc sai tư thế), do đó hơn 90% các trường hợp đau lưng cấp tính chỉ cần điều trị bảo tồn đúng đắn là có thể sớm phục hồi.
Bệnh nhân cũng có thể dùng thuốc để giảm đau tạm thời. Tuy nhiên, cần lưu ý, phần lớn những thuốc giảm đau kháng viêm thường gây các biến chứng trên dạ dày (viêm, xuất huyết, thủng).
Điều trị bằng đông y cho hiệu quả cao và an toàn.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 
Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0936 009 783 – 0973 084 256
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội

Thứ Hai, 15 tháng 2, 2016

Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho người bị thoái hóa khớp gối

Chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học và làm việc không hợp lý là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh thoái hóa khớp gối. Do đó, chế độ dinh dưỡng cho những người bị bệnh này cũng góp phần rất quan trọng trong việc điều trị và phòng bệnh.

Thực phẩm nên ăn


Về thịt thì có thể ăn thịt lợn, thịt gia cầm (gà, vịt), tôm, cua. Đặc biệt là nên ăn cá nước lạnh như cá hồi, cá ngừ vì chúng chứa nhiều acid béo omega-3. Nhiều người quan niệm “ăn gì bổ nấy”, do vậy để phòng ngừa thoái hóa khớp gối, họ thường ăn những món ăn nấu từ xương ống hoặc sườn. Về mặt khoa học, nước hầm từ xương ống hay sụn sườn bò và bê có chứa nhiều glucosamin và chondroitin là những hợp chất tự nhiên trong sụn, có tác dụng giúp sụn chắc khỏe. Ngoài ra, các món ăn nấu từ xương ống hoặc sườn còn có thể bổ sung nguồn canxi quí báu cho cơ thể. Việc ăn các món ăn từ tôm, cá hầm cả xương cũng giúp bổ sung canxi. Những người cao tuổi nếu có điều kiện thì nên sử dụng những “dược liệu” tự nhiên này. 



thực phẩm phòng tránh bệnh xương khớp



Những người cao tuổi nếu có điều kiện thì nên sử dụng những “dược liệu” tự nhiên này

Về thực vật thì cần ăn đầy đủ các loại ngũ cốc. Ngoài ra, một số thực vật như đậu nành, rau xanh, hạt mầm có đặc tính chống bệnh tật, tăng cường hệ miễn dịch, kháng oxy hóa.


Về hoa quả thì nên ăn đu đủ, dứa, chanh, bưởi vì các loại trái này là nguồn cung ứng men kháng viêm và vitamin C, hai hoạt chất có tác dụng kháng viêm. Đặc biệt hiện nay người ta đã phát hiện được tác dụng chữa thoái hóa khớp của quả bơ kết hợp với đậu nành. Các cuộc nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy rằng các chất trong trái bơ hay đậu nành có thể kích thích tế bào sụn sinh trưởng collagen, một thành phần protein chủ yếu của gân, sụn và xương. Một số gia vị như ớt, hạt tiêu, gừng, lá lốt đều có tác dụng chống viêm, giảm đau. Thậm chí người ta còn phân tách được từ ớt hoạt chất capsain có thể bôi chữa sưng đau khớp gối thoái hóa.

Thực phẩm cần tránh



Những người bệnh nên kiêng kỵ những thực phẩm gây mất canxi, thực phẩm giàu phốt pho như: thịt đỏ, phủ tạng, muối, đường, rượu bia. Hạn chế những thực phẩm tạo một số chất gây kích thích phản ứng viêm và thúc đẩy kết dính tiểu cầu, gây giãn mạch, xung huyết, tăng cảm giác đau như: bơ, đồ ăn nhanh, thức ăn chiên quá kỹ và nhiều dầu…

phòng tránh bệnh xương khớp


Cần hạn chế các thực phẩm, đồ uống ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe đặc biệt với người bị thoái hóa khớp.


Bên cạnh đó, không nên dùng nhiều các sản phẩm gây tăng chất lipit máu gây bất lợi cho người đang bị viêm khớp vì xúc tác phản ứng viêm tấy ở mặt trong bao khớp như: thịt mỡ, bơ, xúc xích, dăm - bông, bánh kẹo…

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 
Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0936 009 783 – 0973 084 256
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội

Dền gai điều trị bệnh khớp

Dền gai là một loại rau dền mọc khá nhiều trong vườn nhà, thường được người dân sử dụng như một loại rau trong bữa ăn hằng ngày. Ngoài công dụng là món ăn rất ngon, rau dền còn được sử dụng như một vị thuốc quý đối với sức khỏe con người. Đặc biệt từ lâu người dân đã sử dụng dền gai trong điều trị các bệnh về khớp bằng hình thức giã đắp ngoài khớp hoặc sắc uống.

Dền gai thuộc họ Dền (Amaranthaceae), là cây thân thảo gồm một thân chính và nhiều cành nhỏ xung quanh, cây mọc nhiều ở vườn nhà, bờ sông, bờ ruộng. Toàn cây có nhiều hoạt chất hóa học rất tốt cho cơ thể như protein, chất xơ, các loại vitamin và chất khoáng như K, B2, B6, B12, sắt, kẽm, canxi, photpho,… Lá và ngọn non thường được hái nấu canh đem lại giá trị dinh dưỡng, giúp bổ máu. Thân cành và rễ thường được băm nhỏ phơi khô sao vàng để sắc uống điều trị một số bệnh.



Dền gai điều trị bệnh khớp
Dền gai ngoài làm rau ăn có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe

Theo đông y dền gai có vị ngọt nhạt, tính lương, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, trừ thấp, thu liễm ngừng tả. Do đó dền gai được sử dụng trong điều trị khá nhiều bệnh như các bệnh về hô hấp, da liễu, máu, thận tiết niệu, xương khớp.

Đối với các bệnh xương khớp dền gai giúp thanh nhiệt trừ thấp, lợi tiểu, loại bỏ tác nhân gây bệnh ra ngoài qua đường tiểu tiện, giảm sưng nóng đỏ đau các khớp, từ đó rất có hiệu quả trong đợt cấp của các bệnh khớp. Ngoài ra trong dền gai có hàm lượng canxi và các chất khoáng giúp cho quá trình tạo xương chắc khỏe hơn, hạn chế loãng xương và thoái hóa khớp.

Có thể sử dụng dền gai độc vị (chỉ dùng dền gai sắc uống) hoặc kết hợp với các vị thuốc trừ thấp khác như lá lốt, rễ cỏ xước, thiên niên kiện, thổ phục linh, sài đất,…giúp giảm các triệu chứng đau nhức cho người bệnh. Có thể dùng cành lá giã nát đắp lên các khớp đang sưng nóng, đau nhức cũng có tác dụng giảm đau nhanh chóng.

Ngoài ra dền gai có tác dụng trừ thấp nhiệt ở hạ tiêu nên được sử dụng trong điều trị sỏi tiết niệu, viêm bàng quang, chữa lỵ rất tốt. Đồng thời giúp bổ máu và chữa các bệnh về kinh nguyệt ở phụ nữ.

Hơn nữa dền gai là loại cây rất dễ mọc và khả năng chống đỡ bệnh tật cao, không có sâu bọ nên sử dụng rất an toàn. Phụ nữ mang thai và sau sinh cần tích cực ăn rau dền, những người mắc bệnh khớp nên sử dụng dền gai trong món ăn hàng ngày như dền gai xào gan lợn, dền gai nấu tôm, dền gai nấu canh thịt,… vừa bổ sung canxi lại tốt cho các khớp.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 
Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0936 009 783 – 0973 084 256
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội

Thứ Tư, 3 tháng 2, 2016

Yếu tố nguy cơ gây viêm xương khớp cao


Xương khớp của cơ thể con người theo thời gian thì thường dần dần xấu đi theo quá trình thoái hóa tự nhiên. Nếu như không biết cách chăm sóc hệ thống xương khớp của mình thì nguy cơ mắc bệnh viêm xương khớp thường không tránh khỏi được. Viêm xương khớp xảy ra khi sụn đệm các đầu xương trong khớp xấu đi theo thời gian. Bề mặt nhẵn mịn của sụn trở nên thô ráp, gây kích thích. Cuối cùng, nếu sụn xẹp xuống hoàn toàn có thể xương trên xương đầu xương trở nên hư hỏng và các khớp xương trở thành đau đớn. Mỗi người cần tìm hiểu rõ những yếu tố nguy cơ cao gây nên bệnh viêm xương khớp để có thể từ đó có các biện pháp phòng tránh bệnh một cách hiệu qủa.

nguyên nhân gây viêm khớp

Những yếu tố có nguy cơ gây nên viêm xương khớp

Các nhà khoa đã nghiên cứu và đưa ra kết luận về nguyên nhân gây nên bệnh viêm xương khớp như sau:

– Tuổi tác: tuổi tác động rất lớn tới nguy cơ mắc bệnh xương khớp, thường xảy ra ở người lớn tuổi khi các tế bào càng ngày càng bị già hóa, viêm xương khớp. Người dưới 40 tuổi hiếm khi viêm xương khớp.

– Giới tính. Phụ nữ có nhiều khả năng để phát triển viêm khớp xương, mặc dù nó không rõ ràng lý do tại sao.

– Do di truyền bẩm sinh: Một số người sinh ra với dị dạng hoặc sụn khớp bị lỗi, có thể làm tăng nguy cơ viêm xương khớp.

– Thương tích. Chấn thương, chẳng hạn như xảy ra khi chơi thể thao hoặc từ một tai nạn, có thể làm tăng nguy cơ viêm xương khớp.

– Bệnh béo phì. Trọng lượng cơ thể nhiều hơn, căng thẳng hơn khớp, như đầu gối.

– Một số ngành nghề. Nếu công việc bao gồm nhiệm vụ diễn ra căng thẳng lặp đi lặp lại, đó có thể cuối cùng liên đới về phát triển viêm xương khớp.

– Một số bệnh có liên quan: Viêm khớp dạng thấp, bệnh gout, bệnh Paget xương hoặc viêm khớp nhiễm khuẩn có thể làm tăng nguy cơ phát triển viêm xương khớp.


Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0936 009 783 – 0973 084 256
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội

Thứ Ba, 2 tháng 2, 2016

Món ăn chữa bệnh thoái hóa khớp gối

Ngày nay bệnh thoái hóa khớp gối không chỉ xuất hiện ở những người cao tuổi mà ngay cả những người đang còn trẻ cũng có thể mắc phải, nó làm ảnh hưởng tới công việc và cuộc sống bình thường. Điều trị bệnh có rất nhiều phương pháp, nhưng để đem lại hiệu quả nhất bạn nên kết hợp giữa điều trị bằng thuốc, tập luyện và chế độ ăn uống. Dưới đây là một số món ăn bài thuốc chưa bệnh thoái hóa khớp gối và cứng khớp.

món ăn, bài thuốc chữa bệnh xương khớp

Bài 1 : Bí xanh 500g, xương sườn lợn 250g, nấu canh ăn, nên ăn nhạt, dùng chữa giai đoạn phát cơn, chủ yếu là giai đoạn sưng, ít nóng đỏ, hoặc giai đoạn giải trừ bệnh để giữ gìn sức khỏe, phòng tái phát.

Bài 2 : Mướp tươi 250g, đậu phụ non 250g, gia vị vừa đủ nấu canh ăn, dùng chữa giai đoạn phát cơn cấp tính có sưng, nóng đỏ đau ở mức độ nhẹ.

Bài 3 : Đậu xanh 100g, ý dĩ nhân 50g, đường cát, hoa quế vừa đủ, nấu canh ăn điểm tâm, sớm tối ngày 2 lần, dùng chữa giai đoạn cấp tính, sưng nóng đỏ đau rõ rệt, hạn chế cử động.

Bài 4 : Hồng táo 10 quả, ý dĩ nhân 50g (không dùng đường) nấu canh ăn điểm tâm, chia 2 lần sớm tối ăn hết, dùng chữa giai đoạn giải trừ dần, sưng đau không còn rõ nữa, chỉ còn mệt mỏi.

Bài 5 : Ý dĩ nhân 50g, đậu xanh 25g, bách hợp tươi 100g. Bách hợp tẽ cánh, xé bỏ màng trong, dùng chút muối tinh bóp nhẹ, rửa sạch để bỏ vị đắng, đậu xanh và ý dĩ nhân rửa sạch, đun sôi, đun nhỏ lửa tới khi đậu nhừ, sau thêm bách hợp cùng nấu tới đặc. Khi ăn thêm chút đường trắng, sớm tối mỗi lần ăn một bát con, dùng chữa âm hư, nóng trong, khớp gối sưng nóng đỏ đau nhiều.

Bài 6 : Bột bạch phục linh 20g, xích tiểu đậu 50g, đại táo 10 quả, gạo tẻ 100g. Xích tiểu đậu nấu tới mười phần chín năm, rồi thêm gạo tẻ và đại táo vào nấu cháo, khi sắp đặc, thêm bột phục linh vào nấu thành cháo đặc, dùng chữa khớp gối sưng lan, hơi nóng.

Bài 7: Nam ngũ gia bì 50g, gạo nếp 500g, ngũ gia bì rửa sạch, thêm nước ngâm no, sắc nước, cứ 30 phút lấy nước sắc một lần, cộng lại 2 lần, đem nước đó nấu với gạo nếp thành cơm nếp hơi khô, để nguội, thêm men rượu vừa đủ, trộn đều, lên men thành rượu cái. Mỗi ngày lượng vừa đủ ăn trong bữa ăn, dùng chữa giai đoạn giải trừ dần, có đau mỏi không chịu được gió lạnh.

Bài 8: Đậu tương 30g, hồng trà 2g, muối ăn 0,5g, nước 500ml. Nấu đậu tương tới chín, lấy nước, thêm hồng trà, muối ăn đun sôi. Mỗi lần uống 100ml, chia 4 lần, sau ăn đậu tương, mỗi ngày một thang, có tác dụng thông ẩm tiêu sưng, dùng chữa khớp gối sưng khá rõ nhưng không nóng đỏ.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0936 009 783 – 0973 084 256
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội

Nguyên nhân bệnh viêm khớp ở người già

Bệnh viêm khớp ở người già rất thường gặp vì ở độ tuổi này là độ tuổi mà xương khớp đã lão hóa. Chỉ cần thay đổi thời tiết là sẽ cảm thấy nhức mỏi tay chân, đau xương khớp. Tìm hiểu hết các nguyên nhân cũng như phương pháp điều trị bệnh này để giúp bạn có thể hỗ trợ người cao tuổi trong gia đình chữa bệnh và phòng bệnh cho người trẻ tuổi.

bệnh viêm khớp ở người cao tuổi


Khi về già, chức năng cũng như cấu tạo khớp đều có sự thay đổi, khớp trở nên kém linh động hơn, tế bào khớp bị thoái hóa, gân và dây chằng bị phân đoạn, đóng vôi, khô cằn, trở nên kém bền bỉ, kém co dãn, không chịu đựng được với căng lực nên dễ bị tổn thương, sụn trở nên đục màu, hóa xơ, khô nước, rạn nứt với nhiều tinh thể calcium làm khớp đau.

Nhiều người bị viêm khớp mà không để ý hoặc biết nhưng chủ quan, xem thường vì vậy không biết để chăm sóc khớp đúng cách. Cộng thêm với thời tiết thay đổi lại làm cơn đau khớp trở nên dữ dội hơn.

Người già bị mắc các bệnh về khớp mạn tính như thoái hóa cột sống, thoái hóa sụn khớp, thoát vị đĩa đệm, viêm dây chằng, lao cột sống hoặc ung thư cột sống …. Vì vậy mỗi khi thời tiết thay đổi, gió mùa, áp thấp nhiệt đới bất thường thì những khó chịu vùng khớp bị tổn thương xảy ra nhiều hơn.

Loãng xương cũng là một nguyên nhân gây ra chứng đau nhức xương khớp thường xuyên ở người già.

Ngoài ra, những người bị béo phì, thừa cân, hồi trẻ bị chấn thương khớp, tật bẩm sinh, mắc các bệnh về chuyển hóa, di truyền cũng làm tăng nguy cơ ảnh hưởng tới các khớp xương. Người ta cũng thấy rằng, nếu một người lúc trẻ tuổi vì một lý do nào đó liên tục bị chấn thương ở khớp dù nhẹ , người làm việc chân tay suốt ngày khuân vác nặng nhọc đều dễ có nguy cơ bị viêm khớp, đau khớp khi tuổi cao.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0936 009 783 – 0973 084 256
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội

Thứ Hai, 1 tháng 2, 2016

5 động tác dưỡng sinh đơn giản cho người bị viêm quanh khớp vai

Viêm quanh khớp vai là một bệnh có tổn thương phần mềm quanh khớp nhưng không có biểu hiện tổn thương tại xương và sụn khớp. Thường các thành phần hay bị viêm quanh khớp như: gân bám, cơ, màng hoạt dịch, bao khớp. Bệnh gây đau nhức và hạn chế vận động cho người bệnh, thậm chí không thể tự mặc quần áo hay chải đầu được. Nếu không điều trị triệt để bệnh có thể để lại di chứng teo cơ, cứng khớp vai, liệt vận động cánh tay.

Để điều trị cần kết hợp dùng thuốc với các phương pháp tập vận động khớp vai và cánh tay. Trong đó các động tác vận động đóng vai trò rất quan trọng giúp cho phục hồi khớp vai, tránh biến chứng. Người bệnh có thể tập luyện dưới sự hướng dẫn của các bác sỹ, kỹ thuật viên, đồng thời có thể tự tập các động tác chủ động. Sau đây là 5 động tác dưỡng sinh đơn giản giúp phục hồi vận động khớp vai rất tốt, người bệnh có thể tham khảo để tập khi ở nhà.

1. Động tác 1: Xem xa, xem gần




động tác dưỡng sinh đơn giản cho người bị viêm quanh khớp vai



Động tác 1

Chuẩn bị: Ngồi hoa sen, có thể ngồi sen kép (hai bàn chân để lên hai đùi), hoặc sen đơn (một chân để trên đùi chân kia), hai bàn tay đan vào nhau và để trước bụng dưới, mắt nhìn vào ngón tay, lòng bàn tay hướng lên.

Thực hiện: Hít vào tối đa, giữ hơi từ từ đưa hai tay lên trời mắt nhìn vào một điểm cố định của bàn tay, đồng thời dao động thân qua lại từ 2-6 cái, thở ra triệt để, từ từ hạ tay xuống, mắt vẫn nhìn theo tay. Làm như vậy 3 - 6 lần

Tác dụng: Luyện mắt và các khớp chi trên, tập vùng lưng trên, kéo giãn các cơ, mở rộng khớp vai.

2. Động tác 2: Để tay sau gáy




động tác dưỡng sinh đơn giản cho người bị viêm quanh khớp vai

Động tác 2

Chuẩn bị: Ngồi hoa sen. Hai bàn tay đan vào nhau để sau gáy, hai khuỷu tay bật ra sau, lưng thẳng.

Thực hiện: Hít vào tối đa, giữ hơi, từ từ mở rộng khuỷu ra sau, đồng thời dao động thân trước sau từ 2-6 cái, thở ra triệt để, lặp lại từ 3-6 lần.

Tác dụng: tập khớp vai, khớp khuỷu, khối cơ vùng bả vai.

3. Động tác 3: Chào mặt trời




động tác dưỡng sinh đơn giản cho người bị viêm quanh khớp vai

Động tác 3

Chuẩn bị: Ngồi, một chân co, chân kia duỗi thẳng ra phía sau, hai tay chống xuống đất.

Thực hiện: Hít sâu, đưa hai tay lên trời, thân ưỡn ra sau tối đa, giữ hơi, dao động thân trên và đầu theo chiều trước sau từ 2 - 6 cái, trở về vị trí ban đầu, thở ra tối đa thuận chiều có ép bụng. Lặp lại 3- 6 lần.

Tác dụng: Giãn cơ, giải phóng chèn ép thần kinh, mở rộng tầm hoạt động của khớp vai.

4. Động tác 4: Quỳ gối thẳng, nắm gót chân




động tác dưỡng sinh đơn giản cho người bị viêm quanh khớp vai
Động tác 4

Chuẩn bị: Ngồi trên gót chân, hai tay nắm vào hai gót chân, ngón tay cái hướng lên trên.

Thực hiện: Hít sâu tối đa,từ từ nâng người lên, tay vẫn nắm gót chân, cố gắng ưỡn ngực, bụng lên cao, giữ hơi, dao động thân người lên xuống 2 – 6 cái, từ từ trở về tư thế ban đầu, thở ra triệt để. Lặp lại 3 - 6 lần.

Tác dụng: tập động tác duỗi khớp vai.

5. Động tác 5: Sư tử


động tác dưỡng sinh đơn giản cho người bị viêm quanh khớp vai



Động tác 5

Chuẩn bị: Ngồi trên hai chân, bàn chân duỗi, hai bàn chân sát giường, hai tay vươn ra phía trước, trán chạm giường.

Thực hiện: Hít sâu tối đa, từ từ ngẩng đầu lên, mắt nhìn thẳng, giữ hơi, đồng thời dao động vai qua lại 2-6 cái, thở ra triệt để. Lặp lại 3-6 lần.

Tác dụng: Tập động tác dạng khớp vai.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 
Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0936 009 783 – 0973 084 256
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội


Điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống bằng đông y

Thoát vị đĩa đệm đã trở thành một căn bệnh phổ biến trong xã hội hiện đại ngày nay. Việc tìm đến những bài thuốc Đông y là xu thế chung của nhiều người bệnh. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm theo Y học cổ truyền.

đông y chữa bệnh xương khớp


Theo quan niệm của y học cổ truyền thì đĩa đệm thuộc về gân, do can huyết sinh ra và nuôi dưỡng. Đĩa đệm bị suy yếu, khí trệ huyết ứ và bị ngoại tà xâm nhập làm cho đĩa đệm mất đi sự đàn hồi, biến dạng và thoát vị khi can huyết không đầy đủ.


- Do chấn thương.

- Do lao động quá sức.

- Do tuổi già.

- Bệnh mãn tính.

- Do cảm phong, hàn, thấp, nhiệt.

Triệu chứng bệnh:

Những cơn đau do thoát vị đĩa đệm có thể tái phát nhiều lần theo từng đợt, mỗi đợt kéo dài từ 1 đến 2 tuần. Người bệnh có cảm giác đau âm ỉ, đau dữ dội, đau tăng khi ho, hắt hơi hoặc thay đổi tư thế. Còn có cảm giác như kiến bò, kim châm trong xương. Khi thời tiết thay đổi mưa, lạnh, âm u thì đau tăng, chườm ấm nóng thì giảm đau, tiểu nhiều, nước tiểu trong, lưỡi nhạt, rêu lưỡi nhờn, mạch Trầm, Tế.

Đối với thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, người bệnh hay có những triệu chứng: Đau vùng cổ, vai, gáy. Đau dọc theo cánh tay, có cảm giác tê cánh tay, bàn tay và các ngón tay. Thậm chí teo, yếu cơ tay.

Đối với thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, người bệnh có những biểu hiện sau: Đau và tê vùng thắt lưng, mông. Cơn đau lan xuống dọc xương đùi, xương cẳng chân và bàn chân. Teo, yếu cơ đùi.

Một số bài thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm bằng đông y:

+ Bài 1: Xuyên ô - 9 gam, Phụ tử 9 gam, Quế chi 9 gam, Độc hoạt 9 gam, Cát căn 9 gam, Can khương 9 gam, Ma hoàng 6 gam, cam thảo 6 gam, Tế tân 3 gam.

+ Bài 2: Trang kí sinh 18 gam, Thạch chi 15 gam, Đương qui 12 gam, Đẳng sâm 12 gam, phục linh 12 gam, Tần giao 12 gam, Đỗ trọng 12 gam, Phòng phong 9 gam, Độc hoạt 9 gam, Xuyên khung 9 gam, Bạch thược 9 gam, Ngưu tất 9 gam, Tế tân 3 gam, Nhục quế 3 gam, Cam thảo 3 gam.

+ Bài 3: Ý dĩ 30 gam, Xương truật 12 gam, Ngưu tất 12 gam, Tần giao 9 gam, Hoàng bá 9 gam.

+ Bài 4: Thục địa 12 gam, Đỗ trọng 12 gam, Hoài sơn 9 gam, Sơn thù 9 gam, Kỉ tử 9 gam, Ngưu tất 9 gam, Thỏ ti tử 9 gam, Tang ký sinh 9 gam, Cao ban long 6 gam, Cao qui bản 6 gam.

+ Bài 5: Thục địa 12 gam, Đỗ trọng 9 gam, Thỏ ti tử 9 gam, Tục đoạn 9 gam, Cao ban long 9 gam, Hoài sơn 9 gam, Kỉ tử 9 gam, Cẩu tích 9 gam, Sơn thù 9 gam, Đương qui 8 gam, Phụ tử 3 gam.

Năm bài thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm bằng đông y trên sẽ giúp người bệnh giảm bớt các cơn đau do căn bệnh này gây ra.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 
Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0936 009 783 – 0973 084 256
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội