Thứ Hai, 18 tháng 7, 2016

Đau nhức xương khớp lâu ngày không khỏi hãy tìm đến rau mồng tơi

Mồng tơi là một món ăn dân giã, quen thuộc đối với nhiều người trong những ngày hè oi nóng. Ngoài công dụng giải nhiệt, nhuận tràng thì loại rau này được ví như “thần dược” giúp hỗ trợ điều trị bệnh đau nhức xương khớp lâu ngày hiệu quả.

 Đau nhức xương khớp lâu ngày không khỏi hãy tìm đến rau mồng tơi
Rau mồng tơi có tác dụng chữa đau nhức xương khớp.

Rau mồng tơi có tính hàn, vị chua, có tác dụng trị được nhiều bệnh lý khác nhau như: táo bón, đái dắt, tiểu tiện không thông, cầm máu, yếu sinh lý,… Không dừng lại ở đó, mới đây các nhà khoa học đã nghiên cứu và kết luận rằng rau mồng tơi có công dụng hỗ trợ giảm đau nhức xương khớp cho bệnh nhân rất an toàn và hiệu quả.

Theo Đông y, chứng đau nhức xương khớp thuộc phạm vi chứng tý. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do vệ khí của cơ thể không đủ làm các tà khí phong hàn, thấp và nhiệt xâm nhập vào gân, cơ, xương khớp, kinh lạc dẫn tới sự vận hành của khí huyết tắc lại gây sưng đau các khớp. Đối với người cao tuổi có can thận hư hoặc bệnh tật lâu năm khí huyết giảm sút, xương khớp bị thoái hóa, teo cơ, biến dạng và dính khớp.

Có rất nhiều cách để chế biến món ăn ngon, bổ dưỡng từ mồng tơi. Ấy thế nhưng, để chữa bệnh đau nhức xương khớp thì bạn nên nấu canh xương móng giò với mồng tơi mới phát huy tác dụng trị bệnh!
Hướng dẫn cách nấu canh móng giò mồng tơi trị đau nhức xương khớp

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

Mồng tơi, chân giò và rượu trắng là những nguyên liệu không thể thiếu để chế biến món canh ngon, trị bệnh xương khớp.
Rau mồng tơi: 1 mớ
Móng giò: 1 cái
Rượu gạo: 1 chén

Cách chế biến:

Bước 1: Đem móng giờ hơ qua trên lửa để làm cháy sạch các sợi lông hoặc bạn có thể dùng dao lam cạo, lột móng và rửa thật sạch.

Bước 2: Cho xương vào nồi, đổ ngập nước, cho 1 thìa muối rồi luộc xơ qua. Khi nước sôi, bạn đem nồi xương đổ nước đi, rửa sạch xương.

Bước 3: Cho chảo lên bếp, phi thơm hành khô với chút dầu ăn và mắn rồi cho xương, hạt nêm, mì chính, muối bột canh vào xào trong 5 phút. Sau đó, đổ nước lạnh sạch vào ninh sôi, vặn nhỏ lửa. Để ninh xương nhanh bạn có thể thêm 1-2 viên đá hoặc nước soda vào nồi.

Trong thời gian ninh xương, bạn nhặt rau mồng tơi, rửa sạch và thái nhỏ theo sở thích.

Bước 4: Khi xương đã chín đều bạn vặn lửa to lên và cho rau mồng tơi vào khoảng 3-4 phút cho nhừ rau. Trước khi nhấc nồi canh xuống, bạn nêm nếm gia vị sao cho vừa ăn. Cuối cùng hãy đổ 1 chén rượu vào và quấy đều, dùng canh còn nóng.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0977.980.463 | 0965.394.463
Địa chỉ: Thôn Đoan Lữ - Xã An Mỹ - Huyện Mỹ Đức – Hà Nội

Mách người cao tuổi bí quyết trị đau nhức xương khớp theo y học dân tộc Nga

Khi bước qua tuổi 40, bạn sẽ gặp nhiều triệu chứng bệnh về xương khớp như: đau khớp gối, vai, khuỷu tay hoặc hạn chế việc đi lại và sinh hoạt. Để giúp loại bỏ chứng đau nhức xương khớp khó chịu này, ancotnam.vn xin giới thiệu tới bệnh nhân bài thuốc đắp của y học dân gian Nga với nguyên liệu đơn giản, dễ kiếm từ mù tạt và mật ong có công dụng ngay từ lần sử dụng đầu tiên!

Công dụng của mù tạt và mật ong trị đau nhức xương khớp cho người già


Nhắc đến mù tạt, nhiều người Việt không thể quên wasabi (thường gọi là mù tạt xanh). Loại mù tạt này được chế biến từ loại cây thuộc họ cải của xứ sở hoa anh đào.
 Mách người cao tuổi bí quyết trị đau nhức xương khớp theo y học dân tộc Nga
Mù tạt có tác dụng giảm sưng, giảm đau được dùng trị đau nhức xương khớp

Hạt mù tạt có màu trắng, hình tròn có vỏ cứng màu be hoặc vàng nhạt. Hạt mù tạt được đánh giá là có nhiều lợi ích cho sức khỏe bởi chúng có hàm lượng calo thấp, giá trị dinh dưỡng cao và đặc biệt có tính giảm sưng, giảm đau, kích thích tuần hoàn máu rất tốt cho người bị đau nhức xương khớp.

Còn đối với mật ong, từ lâu không chỉ biết tới trong công nghệ làm đẹp da mà còn có tính kháng khuẩn cao, giúp giảm đau hiệu quả.
Công thức trị đau nhức xương khớp cho người già hiệu quả từ lần sử dụng đầu tiên

Bài thuốc đắp bằng hỗn hợp mù tạt kết hợp mật ong trị đau nhức xương khớp của y học dân gian Nga được đánh giá cao bởi tính hiệu quả ngay từ lần sử dụng đầu tiên. Để áp dụng bài thuốc “vi diệu” này, người cao tuổi hãy thực hiện theo cách như sau:

Nguyên liệu cần chuẩn bị:
 Mách người cao tuổi bí quyết trị đau nhức xương khớp theo y học dân tộc Nga

Theo y học dân gian Nga, nguyên liệu mù tạt và mật ong có tác dụng trị đau nhức xương khớp.
Mù tạt: 1 muỗng cà phê
Mật ong: 1 muỗng cà phê
Nước lọc sạch: 1 muỗng cà phê
Muối tinh luyện: 1 muỗng cà phê

Cách chế biến:

Bỏ tất cả các nguyên liệu trên vào một bát lớn. Sau đó, khuấy đều cho đến khi hỗn hợp sánh mịn vào nhau. Hãy để hỗn hợp này vào một lọ thủy tinh nhỏ và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để sử dụng dần.

Cách sử dụng:

Đắp hỗn hợp mù tạt và mật ong vào vị trí đau nhức sẽ giúp người cao tuổi giảm đau nhanh chóng.
Cho hỗn hợp mù tạt đắp lên vị trí đau nhức.
Quấn bên ngoài một lớp nilong và buộc chặt cố định hỗn hợp mù tạt ở vị trí đau nhức bằng một chiếc khăn len để giữ nhiệt ít nhất duy trì tư thế này trong 2 tiếng đồng hồ.
Người cao tuổi nên sử dụng hỗn hợp này liên tục trong vòng 4-5 ngày, tuy nhiên, bạn sẽ cảm nhận rõ rệt sự cải thiện ở các khớp chỉ ngay lần sử dụng đầu tiên.
Thời điểm áp dụng bài thuốc đắp theo y học dân gian Nga tốt nhất là thực hiện trước khi đi ngủ bởi lúc này các khớp có thể nghỉ ngơi để việc điều trị tốt hơn. Nếu bạn sử dụng một thời gian dài mà cơn đau nhức xương khớp trở lại thì hãy làm lại hỗn hợp mới, thực hiện đều đặn trong khoảng 1 tuần là được.

Hi vọng rằng, qua cách chế biến hỗn hợp từ mù tạt và mật ong của y học dân gian Nga trên sẽ giúp bạn áp dụng dễ dàng để nhanh chóng xoa dịu cơn đau nhức xương khớp.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0977.980.463 | 0965.394.463
Địa chỉ: Thôn Đoan Lữ - Xã An Mỹ - Huyện Mỹ Đức – Hà Nội

Xây dựng chế độ ăn uống cho người thoát vị đĩa đệm

Chế độ ăn uống hàng ngày là điều rất quan trọng, không thể thiếu đối với bất kỳ ai, đặc biệt là với những người bệnh. Xây dựng chế độ ăn uống cho người thoát vị đĩa đệm L5-S1 sao cho đúng không phải ai cũng biết, chúng ta hãy cùng tìm hiểu sau đây.

Xây dựng một cuộc sống lành mạnh sẽ giúp bạn khỏe mạnh hơn, kéo dài tuổi thọ lâu hơn và quan trọng là ngăn ngừa bệnh tật được hiệu quả. Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện đại, bận rộn như ngày nay, nhất là những người trẻ, họ thường có tâm lý cậy sức trẻ, coi thường bệnh tật mà không hề để ý đến chế độ ăn uống hàng ngày, chế độ sinh hoạt hàng ngày sao cho đúng.

Dinh dưỡng là một phần vô cùng quan trọng đối với sức khỏe đặc biệt là những người bệnh. Những người bị thoát vị đĩa đệm L5-S1 cần xây dựng một thực đơn như thế nào để hỗ trợ trong việc điều trị bệnh được hiệu quả, chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem.

 Xây dựng chế độ ăn uống cho người thoát vị đĩa đệm L5-S1

Xây dựng chế độ ăn uống cho người thoát vị đĩa đệm L5-S1

Xây dựng chế độ ăn uống cho người thoát vị đĩa đệm L5-S1: Bổ sung nhiều canxi nhằm giúp xương chắc khỏe

1. Bổ sung đồ ăn giàu canxi


Canxi là chất vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của hệ xương khớp ngoài ra còn duy trì hoạt động của cơ bắp, phát tín hiệu tới các tế bào thần kinh…Do sự quan trọng của canxi đối với cơ thể vì vậy bạn cần bổ sung đầy đủ canxi đặc biệt là những người bị loãng xương, xương yếu…

Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm L5-S1 cần bổ sung các thực phẩm giàu canxi mỗi ngày nhằm giúp xương khớp khỏe mạnh hơn, hỗ trợ tốt hơn trong quá trình trị bệnh.

Đồ ăn giàu canxi mà bạn có thể tham khảo: sữa các loại, đậu nành, cá, tôm, các loại rau màu xanh đậm như cải xoăn, rau diếp, rau bina…

2. Tăng cường các vitamin A, C, D


Vitamin A, C, D là những vitamin rất quan trọng đối với sức khỏe xương khớp mà bạn nên bổ sung hàng ngày.

+ Vitamin D cần thiết cho việc giúp cơ thể hấp thụ và chuyển hóa canxi, bảo vệ khung xương, làm tăng sức mạnh cơ bắp. Thực phẩm giàu vitamin D: gan, lòng đỏ trứng, sữa, ngũ cốc

+ Vitamin C có tác dụng như một chất chống viêm, giảm đau hiệu quả những cơn đau do thoát vị đĩa đệm gây ra. Vì vậy bạn cần bổ sung nhiều cam, bưởi, đậu Hà Lan, kiwi…

+ Vitamin E tác dụng giảm đau, tăng cường hệ miễn dịch

3. Bổ sung thực phẩm giàu omega 3


Thực phẩm giàu omega 3 có tác dụng giảm đau, chống viêm hiệu quả. Do đó những người thoát vị đĩa đệm nên tăng cường ăn các loại cá, đậu nành, hạnh nhân…nhằm bổ sung omega 3.

4. Uống nhiều nước


Uống đủ từ 2-3 lít nước mỗi ngày nhằm đào thải độc tố ra ngoài cơ thể

5. Hạn chế các đồ ăn nhanh


Đồ ăn nhanh, đồ ăn nhiều giàu mỡ, chiên xào là những món ăn không tốt đối với bất kỳ ai đặc biệt là những người bị thoát vị đĩa đệm, vì vậy bạn nên hạn chế sử dụng các loại đồ ăn này.

6. Hạn chế đồ uống có cồn, chất kích thích


Tỷ lệ những người uống nhiều rượu bia, hút thuốc mắc các bệnh đau lưng, xương khớp cao hơn nhiều so với những người khác, vì vậy bạn nên từ bỏ ngay những thói quen không tốt này nếu không muốn bạn tiến triển theo chiều hướng xấu hơn.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0977.980.463 | 0965.394.463
Địa chỉ: Thôn Đoan Lữ - Xã An Mỹ - Huyện Mỹ Đức – Hà Nội

Thứ Bảy, 16 tháng 7, 2016

Bài thuốc dùng rau mồng tơi trị đau nhức xương khớp

Rau mồng tơi quen thuộc với mọi người, nhưng công dụng lớn của rau mồng tơi thì ít ai biết.
Các bà nội trợ hẳn không xa lạ với rau mùng tơi, món ăn thường thây trong các mâm cơm mùa hè. Rau mồng tơi được cho có tác dụng giải nhiệt cái nóng oi bức của mùa hè.

Không chỉ là thực phẩm lý tưởng bữa ăn, rau mồng tơi còn giúp cho những quý ông có vấn đề về xuất tinh, mùng tơi còn giúp tăng tiết sữa, chữa táo bón, thanh nhiệt giải độc...


Bài thuốc dùng rau mồng tơi trị đau nhức xương khớp
Bài thuốc dùng rau mồng tơi trị đau nhức xương khớp

Mồng tơi tính hàn, thích hợp cho mùa hè. Cả Đông và Tây y đều khẳng định loại rau này có tác dụng nhuận tràng. Các nghiên cứu còn cho thấy nó giúp thải chất béo, tôt cho người có mỡ và đường máu cao.

Theo lương y Nguyễn Thị Hường (Hà Nội), ngoài việc được dùng trong bữa ăn hằng ngày, rau mồng tơi còn được sử dụng trong một số bài thuốc chữa bệnh như táo bón, đại tiện xuất huyết kinh niên, tiểu tiện không thông, đái dắt, đái nhỏ, chứng ngực bồn chồn, đầy tức và cầm máu, giúp vết thương mau lành.

Sau đây là một số cách dùng rau mồng tơi:

Tăng sữa cho sản phụ sau sinh: Phụ nữ sau khi sinh ít sữa, ănrau mồng tơi sẽ nhiều sữa hơn. Trong rau mồng tơi cócác vitamin A3, B3, chất saponin, chất nhầy và chất sắtnên tốt cho thai phụ… Món ăn nấu từ mùng tơi với gà ác, đậu đen ninh nhừ ănnóng sẽ giúp sản phụ nhiều sữa, mau hồi phục sức khỏe lại có làn da hồng hào, tóc đen mượt.

Thanh nhiệt, giải độc, chữa táo bón: Rau mồng tơi 500 g, cho mắm, muối, tương, giấm nấu thành canh ăn cơm hằng ngày. Sử dụng vài ngày là đại tiện sẽ thông, không còn táo bón.

Giúp da tươi nhuận, hồng hào: Lá mồng tơi còn có tác dụngdưỡng da. Ăn rau mồng tơi giúp lưu thông khí huyết, nhuận tràng giúp da dẻ mịn màng, tươi trẻ. Hoặc để dưỡng da, làm mịn nếp nhăn ở mặt, chống thô ráp có thể lấy vài lá mồng tơi non giã lấy nước cốt, cho vài hạt muối, thoa đềulên mặt vài lần trước khi đi ngủ.

Chữa khí hư, suy nhược: Gà ác 1 con, lá mồng tơi 1 nắm, đậu đen 1 nắm, ninh nhừ ăn nóng cả nước và cái. Tuần 1-2 lần. Khi thấy có kết quả, cho thêm một nắm đậu nành, 2 nắm lạc. Món này giúp phụ nữ bồi dưỡng sau đẻ và làm cho da hồng hào, tóc đen mượt. Người bị đau dạ dày, ợ chua ăn cũng tốt.

Trị vết thương, trị đau nhức xương khớp: Nước cốt từ rau mùng tơi có thể làm mau lành vết bỏng, hầm mùng tơi với chân giò thêm chút rượu để ăn hàng ngày sẽ giúp trị đau nhức xương khớp.

Chữa yếu sinh lý: Rau mồng tơi, rau ngót, rau má, bộ lòng gà hay vịt, nấu canh ăn nóng sẽ giúp trị chứng yếu sinh lý ở nam giới hiệu quả.

Chữa di mộng tinh: Rau mồng tơi, đậu nành, lạc mỗi thứ một nắm nấu với 1-2 kg xương lợn (xương ống tốt hơn). Hầm kỹ xương lợn trong nồi áp suất rồi mới cho đậu lạc vào, cuối cùng cho rau mồng tơi nấu thêm 10 phút. Ăn nóng, ăn xong uống nước nóng.

Chữa hoạt tinh: Trường hợp tinh xuất quá nhanh và sau giao hợp thường bị mệt mỏi đuối sức, xanh xao, lấy rau mồng tơi 1 nắm, rau giền tía 1 nắm, nấu với một đôi bầu dục (để nguyên lớp mỡ và vỏ bọc), ăn nóng. Ăn xong uống nước trà gừng nóng. Trước khi đi ngủ ăn 1 thìa vừng đen đã rang thơm, nhai kỹ nhuyễn rồi nuốt, sau đó uống 1 chén nước cơm rượu.

Chú ý: Rau mồng tơi tính mát lạnh, nên dùng cẩn thận với người hay bị lạnh bụng đi ngoài. Để bớt lạnh, nên nấu kỹ hoặc phối hợp thêm các thức ăn khác nguồn gốc động vật.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0977.980.463 | 0965.394.463
Địa chỉ: Thôn Đoan Lữ - Xã An Mỹ - Huyện Mỹ Đức – Hà Nội

Thứ Sáu, 15 tháng 7, 2016

Bài thuốc trị viêm khớp dạng thấp

Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, nắng mưa, nhiệt độ, độ ẩm, khí hậu luôn thay đổi nên số người mắc các bệnh về khớp rất nhiều. Triệu chứng chung là sưng nóng đỏ đau các khớp, mưa lạnh, ẩm thấp thì đau tăng hoặc tái phát, trở thành bệnh mạn tính.

Bài thuốc trị viêm khớp dạng thấp
Bài thuốc trị viêm khớp dạng thấp

Nguyên nhân bên ngoài theo Đông y là do phong hàn thử thấp xâm nhập cơ thể làm kinh lạc trở trệ, khí huyết mất thông sướng, cân cơ co cứng… Nguyên nhân bên trong là do can thận và khí huyết hư suy, khả năng phòng vệ của cơ thể yếu, từ đó gây ra bệnh.

Theo Đông y, viêm khớp dạng thấp có 2 thể cấp tính và mạn tính. Sau đây là một số bài thuốc Nam điều trị theo từng thể bệnh.

Viêm khớp cấp tính:


Các khớp sưng đau, người sốt, toàn thân mệt mỏi, nhiều khi kèm theo viêm họng, đau họng. Khớp sưng đau tăng lên khi bị lạnh và ẩm ướt. Phép trị: khu phong tán hàn, chống viêm, chỉ thống. Dùng một trong các bài:

Bài 1: rễ bưởi bung 16g, thổ phục linh 20g, cà gai leo 12g, nam tục đoạn 20g, hà thủ ô 16g, xương bồ 16g, quế 8g, thiên niên kiện 10g, cam thảo 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần.

Bài 2: xuyên khung 10g, cỏ xước 10g, tất bát 12g, kê huyết đằng 20g, ngải diệp 16g, tang ký sinh 16g, quế 8g, thiên niên kiện 10g, ngũ gia bì 16g, cẩu tích 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần.

Bài 3: nam tục đoạn, ngũ gia bì, ngải diệp, trinh nữ, cối xay, đơn hoa, kê huyết đằng, xa tiền thảo mỗi vị 24g. Ngày dùng 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.

Viêm khớp mạn tính:


Đau nhức các khớp, ổ khớp không sưng, người không sốt, hạn chế vận động, đau tăng lên khi thời tiết thay đổi, có biểu hiện cứng khớp, thường gặp ở người cao tuổi. Phép trị: trừ phong, lợi thấp kết hợp với bổ can thận và dưỡng huyết. Dùng một trong các bài:

Bài 1: đương quy 12g, bạch thược 12g, kê huyết đằng 20g, trinh nữ 20g, bưởi bung 20g, hy thiêm 20g, đinh lăng 20g, nam tục đoạn 20g, quế 8g, thiên niên kiện 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần. 15 - 17 ngày là một liệu trình.

Bài 2: thổ phục linh 20g, trinh nữ 20g, xương bồ 16g, ngải diệp 16g, kinh giới 16g, hà thủ ô chế 16g, kê huyết đằng 20g, tất bát 12g, đương quy 12g, chích thảo 12g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần.

- Nếu đau nhiều không ngủ được, gia: hắc táo nhân 16g, viễn chí 12g, lạc tiên 20g.

- Thường bị lạnh bụng, rối loạn tiêu hóa, gia: bạch truật 16g, sơn thù 10g, lương khương 12g.

- Ăn uống kém, cơ thể suy nhược, gia: đại táo 5 quả, hoàng kỳ 16g, sinh khương 6g, nhân sâm 10g.

- Ho hen, khó thở, mắc đờm, gia: tía tô 12g, cát cánh 12g, bán hạ 10g, hậu phác 10g.

Kết hợp uống thuốc sắc với các thuốc xoa bóp ngoài như: quế 20g, thiên niên kiện 20g, hoa hồi 20g, bạch chỉ 24g, xuyên khung 20g, xương bồ 30g, cao lương khương 20g, gừng khô 20g, trần bì 20g, tô mộc 20g. Các vị thái nhỏ, bỏ vào chai thủy tinh, đổ ngập rượu để ngâm. Sau 10 ngày là dùng được. Dùng bông tẩm thuốc xoa vào những nơi bị sưng đau.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0977.980.463 | 0965.394.463
Địa chỉ: Thôn Đoan Lữ - Xã An Mỹ - Huyện Mỹ Đức – Hà Nội

Bài thuốc chữa thấp khớp bằng cây xương sông

Cây xương sông thường được dùng làm thuốc chữa cảm sốt, ho hen, nôn mửa, đầy bụng... và đặc biệt là đau nhức vì thấp khớp.


Bài thuốc chữa thấp khớp bằng cây xương sông

Cây xương sông có nơi còn gọi là xang sông, rau súng ăn gỏi hoặc hoạt lộc thảo. Theo Đông y, xương sông có vị hơi cay, tính ấm, không độc.

Chữa cảm sốt, ho, đầy bụng: 15 - 20 gr lá xương sông sắc với 500 ml nước còn 250 ml, chia 2 - 3 lần uống trong ngày.

Trị sốt cao ở trẻ: Lá xương sông, lá chua me đất lượng bằng nhau, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt cho trẻ uống, bã đắp lên đỉnh đầu, trán và xoa khắp người.

Sốt kéo dài kèm ho khi trẻ lên sởi: Lá xương sông, lá chua me đất, vỏ rễ dâu, kinh giới, địa cốt bì mỗi thứ 8 - 10 gr, sắc uống ngày một thang. Nếu đi lỏng thì giảm chua me đất.

Ho có đờm, nôn trớ ở trẻ em: Lấy 2 - 3 lá xương sông bánh tẻ rửa sạch, thái nhỏ cho vào bát cùng với 5 thìa cà phê mật ong, đem hấp cách thủy chừng 10 phút rồi chắt nước chia uống nhiều lần trong ngày.

Chảy máu cam: Lấy một nắm lá xương sông rửa sạch, vò nát nhét vào lỗ mũi, rất công hiệu.

Chữa vết thương đang chảy máu: Lấy một nắm lá xương sông rửa sạch, giã nhuyễn đắp lên, sẽ cầm máu.

Dị ứng, nổi mề đay: Lá xương sông, lá khế lượng bằng nhau, lá chua me đất bằng nửa lá khế, rửa sạch, giã nát, hòa nước uống, còn bã xoa lên chỗ nổi mề đay, rất chóng khỏi.

Trị chứng thấp khớp, đau nhức: Lấy một nắm lá xương sông rửa sạch, giã nát, xào nóng, bọc vào vải chườm lên chỗ sưng đau, rất hiệu nghiệm.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0977.980.463 | 0965.394.463
Địa chỉ: Thôn Đoan Lữ - Xã An Mỹ - Huyện Mỹ Đức – Hà Nội

Bài thuốc trị đau nhức xương bằng rượu ô môi

Cây ô môi có tên khoa học là Cassia grandis L.F thuộc họ Đậu (Fabaceae). Cây ô môi được trồng và mọc hoang ở nhiều địa phương ở Nam Bộ. Đến mùa hoa, thấy đỏ rực ở thân cây và các cành lớn

Bài thuốc trị đau nhức xương bằng rượu ô môi
Bài thuốc trị đau nhức xương bằng rượu ô môi

Là cây thân gỗ cứng chắc, to cao 12 – 15m vỏ thân nhẵn, cành non có lông màu rỉ sắt, cành già màu nâu đen. Lá kép lông chim gồm khoảng 12 đôi lát chét. Hoa màu hồng tươi, mọc thành chum ra ở chỗ sẹo lá đã rụng, chùm hoa thõng xuống, dài tới 20 – 40cm. Quả hình trụ, cong như lưỡi liềm đường kính 3 – 4cm, dài 50 – 60cm màu lục, khi già khô cong, có 50 – 60 ô, ngăn cách nhau bởi một vách dày 0,5mm, giòn. Mỗi ô chứa một hạt dẹt cứng. Ở vách ngăn có lớp cơm mềm màu nâu đen, vị ngọt chát nhẹ, mùi hắc. Chính thứ cơm màu nâu đen đặc sền sệt chứa trong quả ô môi này được dùng ngâm rượu làm thuốc bổ để uống bồi bổ sức khỏe.

Mùa thu, khi quả ô môi đã chín, hái quả về, bỏ vỏ, bỏ hạt, chỉ lấy cơm ngâm rượu. Rượu ô môi được nhân dân ta dùng làm thuốc bổ, giúp sự tiêu hóa, làm ăn ngon miệng, ngoài ra còn có tác dụng chữa đau lưng, đau xương.

Ngoài việc ngâm rượu uống, nhân dân ta còn lấy cơm quả ô môi nấu cao mềm làm thuốc uống kích thích tiêu hóa, nhuận tràng. Người ta đã phân tích thành phần hóa học thấy trong cơm quả ô môi có glucid, chất nhày, tanin, saponin, calci oxalat, antraglucozit, tinh dầu và chất nhựa.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0977.980.463 | 0965.394.463
Địa chỉ: Thôn Đoan Lữ - Xã An Mỹ - Huyện Mỹ Đức – Hà Nội