Đau cột sống và đau rễ thần kinh là các triệu chứng nổi bật nhất của bệnh thoát vị đĩa đệm. Thoát vị đĩa đệm thường có 2 vị trí: đốt sống cổ hoặc đốt sống lưng, nếu không xác định đúng và điều trị theo phương pháp hợp lý rất dễ dẫn đến tàn phế. Tìm hiểu nguyên nhân bệnh thoát vị đĩa đệm sẽ giúp bạn phòng bệnh và tránh được các cơn đau rất hiệu quả.
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm cột sống thoát ra khỏi vị trí bình thường trong vòng sợi chèn ép vào ống sống hay các rễ thần kinh sống và có sự đứt rách vòng sợi gây nên hội chứng thắt lưng hông điển hình. Thoát vị đĩa đệm thường tập trung ở các dạng chính là thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ và thoát vị đĩa đệm đốt sống thắt lưng, thoát vị đĩa đệm mất nước.
Nguyên nhân bệnh thoát vị đĩa đệm
Các nguyên nhân có thể khiến bạn bị thoát vị đĩa đệm là:
- Nhiều thói quen sinh hoạt lao động hàng ngày cũng ảnh hưởng xấu tới xương khớp như tư thế ngồi làm việc không đúng cách gây cong vẹo cột sống, tập thể dục không đúng cách gây thoái hoá khớp, trật khớp. Yếu tố chính gây thoát vị đĩa đệm chủ yếu là do lực cơ học của lao động khi làm việc sai tư thế. Khi lao động sai tư thế, tư thế cột sống bị lệch vẹo và đĩa đệm bị di chuyển từ vị trí trung tâm ra ngoại biên để phân tán lực. Nếu không được phục hồi trở về trạng thái bình thường thì đĩa đệm sẽ ở lại vị trí ngoại vi mãi mãi và trở thành bệnh lý.
- Các bệnh lý cột sống bẩm sinh hay mắc phải như gai đôi cột sống, gù vẹo, thoái hóa cột sống cũng là các yếu tố thuận lợi gây bệnh.
- Những người ở độ tuổi từ 30 đến 50 là có nguy cơ bị thoát vị cao nhất do những thành phần nước và đàn hồi bên trong nhân tủy sẽ giảm đi theo tuổi, do lão hóa liên quan đến sự thoái hóa của các đĩa.
- Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm vì nó làm giảm nồng độ ôxy trong máu, lấy đi các chất dinh dưỡng quan trọng các mô cơ thể.
- Trọng lượng. Vượt quá trọng lượng cơ thể gây ra căng thẳng thêm trên các đĩa ở lưng dưới.
- Chiều cao. Tăng cao nguy cơ thoát vị đĩa đệm. Đàn ông cao hơn 180 cm và phụ nữ cao hơn 170 cm xuất hiện có nguy cơ lớn hơn của một đĩa đệm thoát vị.
- Nghề nghiệp mà căng thẳng cột sống. Những người có công ăn việc làm đòi hỏi thể chất có nguy cơ lớn hơn của các vấn đề. Lặp đi lặp lại nâng, kéo, đẩy, uốn xoắn ngang và tập thể dục không đúng cách gây thoái hoá khớp, trật khớp.
- Thoái hóa đĩa đệm cũng có thể do nguyên nhân di truyền. Nếu bố mẹ có đĩa đệm yếu do bất thường về cấu trúc thì con cái cũng dễ bị thoát vị đĩa đệm.
Biết được những nguyên nhân khiến bạn bị thoát vị đĩa đệm thì tại sao bạn lại không tìm cách thay đổi ngay đừng để các cơn đau hành hạ bạn.
Lưu
ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn
có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng!
Để
được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin
vui lòng liên hệ:
NHÀ
THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương
Y: Nguyễn Thị Hường
Điện
thoại: 0977.980.463 |
0965.394.463
Địa
chỉ: Thôn Đoan Lữ - Xã An Mỹ - Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét