Thứ Năm, 31 tháng 12, 2015

10 cách giảm đau thần kinh tọa và thoát vị đĩa đệm nhờ bóng tennis

Theo các nghiên cứu mới đây nhất đã chỉ ra rằng việc sử dụng bóng tennis giúp hạ gục những cơn đau dai dẳng và khó chịu do đau thần kinh tọa và thoát vị đĩa đệm hiệu quả. Trong cuốn sách massage mini của giáo viên yoga Jill Miller đã đưa ra hiệu quả của việc sử dụng bóng tennis trong việc làm cho cơ bắp chắc khỏe, giảm những cơn đau và tăng cường lưu thông.
Chữa đau thần kinh tọa và thoát vị đĩa đệm bằng bóng tennis

Tác động vào lòng bàn chân

Chữa đau thần kinh tọa và thoát vị đĩa đệm từ bóng tennis
Chữa đau thần kinh tọa và thoát vị đĩa đệm từ bóng tennis

Để giảm cứng cơ, khớp và các mô liên kết bạn có thể:

Đứng bên cạnh một bức tường hoặc dùng một chiếc ghế giữ thăng bằng, đặt một quả bóng bên dưới lòng bàn chân

Giữ gót chân trên mặt sàn, hít thở sâu trong 30 giây – 1 phút

Từ từ sử dụng ngón chân tiếp xúc với quả bóng, di chuyển quả bóng từ bên này sang bên kia. Thực hiện động tác từ 1 – 2 phút.

Di chuyển quả bóng dọc theo chiều dài của bàn chân trong 2 phút và lặp lại với chân còn lại.

Tác động vào đùi

Chữa đau thần kinh tọa và thoát vị đĩa đệm từ bóng tennis
Tác động vào đùi giảm đau thần kinh tọa và thoát vị đĩa đệm

Ngồi trên sàn, giữ cho hông và đầu gối sang bên phải


Bạn đặt 2 quả bóng ở dưới bắp đùi. Đặt tay trái lên đùi phải, còn tay phải chống xuống sang, đùi từ từ uốn cong và duỗi thẳng trong 20 lần.

Di chuyển đùi trượt theo quả bóng trong 2 phút và thực hiện với bên còn lại

Tác động vào vị trí đau thần kinh tọa

Chữa đau thần kinh tọa và thoát vị đĩa đệm từ bóng tennis
Tác động vào vùng bị đau thần kinh tọa

Động tác này có tác dụng hỗ trợ giảm cơn đau thần kinh tọa và thoát vị đĩa đệm hiệu quả.

Nằm quay sang bên trái, đặt quả bóng dưới hông, trong khi đó chân trái nhấc cao hơn và chân phải đặt vuông góc với mặt sàn. Một tay giữ gối còn một tay đặt trên sàn.

Di chuyển quả bóng chậm rãi xung quanh hông trong vòng 2 phút.

Lặp lại với bên còn lại.

Tác động vào lưng

Chữa đau thần kinh tọa và thoát vị đĩa đệm từ bóng tennis
Tác động vào lưng giảm cơn đau thoát vị đĩa đệm

Động tác massage này giúp cho những người thoát vị đĩa đệm ở lưng giảm bớt căng thẳng và giảm cơn đau nhanh chóng.

Nằm trên sàn, đặt 2 quả bóng ở dưới lưng, để chân tạo với sàn một góc 45 độ, hai tay duỗi thẳng.

Từ từ di chuyển quả bóng ở toàn bộ vùng lưng dưới từ trên xuống dưới tuyệt đối không di chuyển quả bóng từ trái sang phải hoặc từ phải sang trái.

Từ từ hít thở sâu trong vòng 5 phút.

Động tác kết hợp

Chữa đau thần kinh tọa và thoát vị đĩa đệm từ bóng tennis
Động tác kết hợp giúp giảm đau thần kinh tọa và thoát vị đĩa đệm nhanh chóng

Với động tác này có sự điều chỉnh tư thế nhằm giảm giảm đau thần kinh tọa và thoát vị đĩa đệm ở lưng.

Nằm xuống, đặt quả bóng dưới trên lưng một chút, mông tiếp xúc với sàn trong khi đó chân giơ cao nhưng bàn chân đặt bằng phẳng trên sàn. Hai tay ôm đầu và ngẩng đầu lên khỏi sàn.

Từ từ nhấc mông khỏi sàn trong 3 hơi thở, giữ hơi thở ổn định và điều chỉnh quả bóng lên xuống tên lưng trong 3 – 4 phút.

Một số cách cơ bản chữa đau lưng không cần dùng thuốc


Bệnh đau lưng là một bệnh phổ biến trong xã hội và đang được rất nhiều người quan tâm. Chính vì thế hôm nay lương y Nguyễn Thị Hường xin giới thiệu đến các bạn một số cách đơn giản chữa đau lưng mà không cần dùng thuốc.

đau lưng không chỉ là bệnh của người già
Một số cách cơ bản chữa đau lưng không cần dùng thuốc.

Hơn 80% dân số thế giới bị đau lưng vào một số thời điểm trong cuộc sống. Sử dụng thuốc chữa bệnh đau lưng chỉ có tác dụng tạm thời và không điều trị tận gốc. Chính vì vậy, nhiều người phải chấp nhận tình trạng đau lưng suốt đời.

Chính vì vậy, những biện pháp chữa bệnh đau lưng không cần dùng thuốc sẽ giúp người bệnh cải thiện và phòng ngừa tác dụng phụ của thuốc.

1. Xoa bóp



Dùng tay xoa, bóp, day, đấm, chặt nhẹ nhàng hai bên cột sống khoảng 30 phút. Có thể sử dụng các động tác như trong massage, nhưng phải đảm bảo an toàn cho người bệnh.

2. Trườm nóng và lạnh


biện pháp điều trị đau lưng
Các phương pháp điều trị bệnh đau lưng.

- Chườm nóng: Dùng khăn tẩm nước nóng vừa phải đắp lên cột sống lưng trong vòng 30 phút để làm giãn cơ, dây chằng, mạch máu. Phương pháp này chỉ áp dụng trong 24 giờ đầu tiên bị đau.

- Chườm lạnh: Dùng túi đựng nước đá chườm lên cột sống lưng trong vòng 30 phút. Biện pháp này có tác dụng co mạch, làm giảm đau tức thì. Phương pháp chỉ áp dụng khi đau trong vòng 24 tiếng.

3. Tập thể dục


Tập thể dục giúp tăng cường cơ bắp bao gồm cả cơ lưng dưới. Điều này sẽ giúp giảm đáng kể các cơn đau thắt lưng. Một trong những số những bài tập chữa bệnh đau lưng tốt nhất chính là yoga. Các bài tập nhẹ nhàng sẽ giúp thư giãn và tăng cường cơ bắp một cách tự nhiên.

4. Thay đổi chế độ ăn hàng ngày


Ngoài việc tập thể dục thường xuyên, những người bị đau lưng nên thay đổi chế độ ăn uống hàng ngày để tăng cường giảm đau. Điều này đơn giản bắt đầu từ việc uống ít nhất 8 ly nước mỗi ngày. Ngoài ra kết hợp với các thực phẩm làm mát cơ thể và giảm viêm như: rau lá xanh, đậu, táo, gừng, bơ, chuối, mùi tây, khoai lang, khoai tây.

5. Không nằm ì trên giường


biện pháp điều trị đau lưng
Người bệnh nên hoạt động nhẹ và có bài tập phù hơp.

Nhiều người bệnh cho rằng khi bị đau lưng thì nên nằm nghỉ trên giường nhưng điều này thực sự không tốt. Nằm trên giường trong thời gian dài sẽ làm tăng áp lực lên các đốt sống lưng. Trên thực tế, lưng sẽ trở nên kém linh hoạt. Vì vậy, hãy ra khỏi giường và sinh hoạt như bình thường nếu cơn đau không quá nghiêm trọng.

Khi nằm nghỉ: Nằm ngửa, cơ thể thả lỏng thoải mái trên giường cứng, không nằm giường có đệm mềm để tránh đè ép vào mạch máu và cơ. Giữ cho đường cong sinh lý cột sống, đầu, vai, mông, gót chân chạm giường.

Dùng một gối lót dưới cột sống cổ, chú ý không được kê gối trên đầu. Một gối mỏng kê dưới lưng. Một gối kê dưới kheo. Sau 30 phút, nhẹ nhàng xoay nghiêng người để thay đổi tư thế. Khi dậy, xoay người nằm nghiêng để dậy từ từ. Nên thực hiện cách này trong 3 ngày để giảm đau lưng.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0936 009 783 – 0973 084 253
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội

Thứ Tư, 30 tháng 12, 2015

Chữa viêm khớp vai bằng phương pháp nội soi


Viêm khớp vai có thể chữa trị được bằng phương pháp nội soi. Và mỗi trường hợp cụ thể bác sĩ sẽ áp dụng những phương pháp khác nhau.

bệnh viêm khớp vai
Điều trị viêm khớp vai bằng nội soi

Các phương pháp nội soi chữa viêm khớp vai

Nội soi khâu lại chóp xoay khi bị rách chóp xoay hay khâu lại sụn viền và bao khớp trong điều trị sau khớp vai tái diễn hoặc khâu lại sụn viền trên sau khi bị rách sụn viền trên.
Nội soi “mài gai xương” với trường hợp chèn ép dưới mỏm cùng vai do viêm khớp vai: đây là bệnh lý gây đau và hạn chế vận động do các “gai” xương chẹn vào gân trong khớp vai. Nội soi sẽ “mài” các “gai” xương này, làm rộng khoang dưới mỏm cùng, lấy đi nguyên nhân gây chèn ép làm giảm đau…

Ưu điểm vượt trội của nội soi chữa viêm khớp vai


Nội soi khớp vai vừa là một phương tiện để chẩn đoán xác định cuối cùng vừa là một phương pháp điều trị can thiệp.

Khi thực hiện nội soi khớp vai để điều trị những tổn thương vùng vai, các bác sĩ sẽ phải rạch 3 đường nhỏ như lỗ cài khuy trên da, một đường để đưa ống soi có gắn camera truyền hình ảnh lên màn hình tivi, ống soi này giúp đánh giá chính xác mức độ và hình thái tổn thương, hai đường khác để đưa dụng cụ chuyên dụng vào.

So với mổ mở, khi thực hiện nội soi điều trị bệnh lý khớp vai, bác sĩ có thể phát hiện, điều trị được hết tổn thương, ngay cả khi người bệnh tiến hành chụp Xquang hay chụp MRI không phát hiện được.

Nội soi khớp vai còn giúp người bệnh rút ngắn thời gian nằm viện, giảm đau, ít biến chứng và đặc biệt giảm tổn thương cấu trúc khớp vai khi mổ mở là một trong những nguyên nhân gây hạn chế vận động vùng vai.


chữa bệnh viêm khớp vai
Chữa bệnh viêm khớp vai bằng phương pháp nội soi

Những bệnh lý hay chấn thương vùng khớp vai nếu được mổ mở có thể để lại sẹo to hoặc gây biến chứng tổn thương mạch máu và thần kinh, đặc biệt bệnh nhân phải chịu nhiều đau đớn sau mổ. Đây là một trong những nguyên nhân gây hạn chế vận động khớp vai sau này.

Nội soi khớp vai có thể khắc phục nhược điểm này, ít biến chứng hơn và người bệnh có khả năng phục hồi nhanh hơn. Tuy nhiên, đối với người bệnh nội soi khớp vai vẫn cần chú ý bất động tay khoảng 4-6 tuần (tùy loại tổn thương), sau đó luyện tập nhẹ nhàng nhằm khôi phục vận động khớp vai bình thường.

Tận dụng ưu thế của nội soi khớp vai, trong tương lai, các bác sĩ sẽ mở rộng ứng dụng của phương pháp này nhằm điều trị thêm những bệnh lý của khớp vai, mở ra cơ hội cho nhiều người bệnh được điều trị khỏi, ít tốn kém.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0936 009 783 – 0973 084 253
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội

Thứ Ba, 29 tháng 12, 2015

Cách điều trị viêm khớp vai?


Tôi năm nay 40 tuổi. Thời gian gần đây khớp vai của tôi có triệu chứng đau nhức từng cơn. nhưng không sưng và không có dấu hiệu khác. Cơn đau càng mạnh vào những lúc thay đổi thời tiết. Vậy cho tôi hỏi đây là bệnh gì?

bệnh viêm khớp vai
Cách điều trị bệnh viêm khớp bả vai

Trả lời:


Chào bạn! Theo như bạn mô tả rất có khả năng bạn đang mắc bệnh viêm khớp vai. Như chúng ta đã biết khớp vai là một trong số những khớp quan trọng, đây là khớp nối giữa chi trên với thân người giúp chúng ta thực hiện các động tác mong muốn. Khi xuất hiện các tổn thương thương nào tại khớp vai có thể gây đau nhức, lỏng lẻo, trật khớp vai tái đi tái lại, cứng khớp hay mất chức năng khớp vai, người bệnh không thực hiện được những sinh hoạt hằng ngày.

Viêm khớp vai là loại bệnh mạn tính, cần có cách điều trị lâu dài không thể giải quyết nhanh được. Hiện nay cách điều trị bằng đông y được coi là biện pháp khá hữu hiệu và được ưa chuộng.

Có rất nhiều bài thuốc cho bệnh này vì vậy cần phải xác định rõ thể bệnh thuộc loại hàn hay nhiệt thì mới có bài thuốc điều trị cụ thể vì vậy cần đưa người nhà đi khám bắt mạch ở phòng khám đông y để được kê đơn thuốc. Có thể châm cứu và hiệu quả có lẽ còn tốt và nhanh hơn cả uổng thuốc. Cũng có thể dùng biện pháp xoa bóp, bấm huyệt và cần điều trị kiên trì.

điều trị bệnh viêm khớp vai
Có thể sử dụng phương pháp bấm huyệt

Tuy vẫn chưa rõ nguyên nhân nên bệnh viêm khớp vai, nhưng nó lại có quan hệ chặt chẽ với việc lao động hao mòn sức khỏe lâu dài, suy thoái sang lão hóa, các ổ bệnh viêm nhiễm và chức năng nội tiết rối loạn. Đông y cho rằng, đó là do khí huyết không đủ, bên ngoài thì bị cảm gió, cảm lạnh, ẩm thấp xâm nhập vào trong cơ thể, rồi tích tụ ngưng trệ trong các kinh lạc, gân cốt mà gây ra.

Người bệnh thường cảm thấy vai trĩu xuống, mỏi, cử động khó khăn. Khi bị cấp tính thì đau rõ hẳn, không dám nhấc vai, không thể chải đầu, khớp như bị đông cứng lại.

Phương pháp châm cứu, lý liệu, xoa bóp có hiệu quả chữa trị nhất định đối với loại bệnh này. Khi bị đau nặng, có thể uống thuốc tiêu viêm giảm đau, uống thuốc dứt cơn đau. Hướng điều trị là kháng viêm để điều trị triệu chứng, tập vật lý trị liệu và có thể dùng thêm các loại thuốc tăng tăng tuần hoàn ngoại biên.

Bạn cần hạn chế vận động nặng ở giai đoạn cấp, ở giai đoạn sau phải tập vật lý trị liệu và học cách vận động đúng. Lưu ý rằng bệnh này rất hay tái phát. Nếu vẫn đau không khỏi còn có thể dùng hormon thay thế trong một thời gian ngắn để làm giảm cơn đau do viêm khớp vai. Ngoài ra bạn nên kiên trì luyện tập khớp vai vì nó thường vẫn có tác dụng hơn dùng thuốc.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0936 009 783 – 0973 084 253
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội

4 thói quen hàng ngày gây bệnh thoái hóa cột sống


Người bị thoái hóa cột sống thắt lưng thường gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt, lao động thường ngày. Trên thực tế, chính những thói quen thiếu lành mạnh trong cuộc sống có thể là nguyên nhân gây thoái hóa cột sống thắt lưng.
Ngồi nhiều có thể gây thoái hóa cột sống thắt lưng.

1. Ngồi nhiều


Việc ngồi nhiều đặt áp lực lên cột sống nhiều hơn đứng khoảng 40%. Ngồi liên tục trong thời gian dài làm suy yếu cơ bắp, dẫn tới thoái hóa cột sống thắt lưng. Vì vậy, hãy lựa chọn những chiếc ghế có thể giúp hỗ trợ cho cột sống của bạn. Hãy giữ tư thế ngồi thẳng lưng, đứng dậy và đi bộ vài phút mỗi giờ thay vì ngồi quá lâu một chỗ.

2. Hút thuốc lá


Khói thuốc lá làm tăng nguy cơ dẫn đến ung thư, xơ cứng động mạch, bệnh tim và giảm tuổi thọ... Tuy nhiên, không mấy ai nghĩ rằng, hút thuốc lá còn dẫn đến thoái hóa cột sống. Tốt hơn hết là hãy từ bỏ thuốc để đảm bảo sức khỏe của bạn và cả gia đình.

hút thuốc lá dễ mắc bệnh thoái hóa cột sống
Hút thuốc lá gây thoái hóa cột sống.

3. Lười tập thể dục


Tập thể dục giúp cải thiện lưu thông khí huyết, làm giảm căng thẳng, thúc đẩy phục hồi sức khỏe xương khớp. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi lười tập thể dục là nguyên nhân gây thoái hóa cột sống thắt lưng. Hãy tăng cường tập các bài tập giúp tăng cường sự dẻo dai, linh hoạt, cải thiện sức khỏe xương khớp.

4. Mang vác túi nặng


Nếu bạn là người có thói quen mang vác nặng, đặc biệt là một bên vai sẽ có nhiều nguy cơ gây thoái hóa cột sống thắt lưng. Vì vậy, hãy dùng loại túi nhẹ hơn hoặc dùng loại giúp phân bổ lực đều ở 2 bên cơ thể.

lời khuyên cho bệnh nhân thoái hóa cột sống
Mang vác nặng ảnh hưởng tới xương khớp.

Để tăng cường sức khỏe cột sống, xương khớp, bạn nên bổ sung sản phẩm có thành phần từ thiên nhiên như dầu vẹm xanh, thiên niên kiện, nhũ hương,... Sản phẩm này sẽ giúp hỗ trợ điều trị, phòng ngừa các trường hợp thoái hóa cột sống, gai đốt sống và thoát vị đĩa đệm gây đau ở cột sống (đau đốt sống thắt lưng, đau đốt sống cổ), đau thần kinh tọa (đau thần kinh hông)…

Tuy nhiên, khi dùng những sản phẩm thiên nhiên kể trên, bạn cũng cần lưu ý lựa chọn sản phẩm đã có nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh để đảm bảo tác dụng, hiệu quả và an toàn cho bạn. Bên cạnh đó, bạn nên duy trì lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống hợp lý và tăng cường luyện tập để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh xương khớp.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0936 009 783 – 0973 084 253
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội

Thứ Hai, 28 tháng 12, 2015

Các cách phòng ngừa và điều trị bệnh vôi hóa cột sống


Bệnh vôi hóa cột sống là bệnh xương khớp thường gặp, diễn tiến âm thầm và khó phát hiện và rất khó chữa vì vậy việc phát hiện sớm và điều trị căn bệnh này là rất cần thiết. Vậy nên điều trị và phòng ngừa bệnh vôi hóa cột sống thế nào cho hiệu quả, lương y Nguyễn Thị Hường có một số tư vấn như sau đây:

phòng ngừa vôi hóa cột sống
Bệnh vôi hóa cột sống gây cảm giác đau nhức cho người bệnh.

Cách điều trị vôi hóa cột sống


Nếu gai không gây đau, không cần điều trị, nhưng nếu bạn bị đau nặng thì cần lưu ý một số biện pháp sau đây:

– Giảm cân để giảm sức nặng lên xương khớp

– Nghỉ ngơi khi sưng viêm, chườm nước đá, uống thuốc chống viêm không có steroid như paracetamol, ibuprofen.

– Trong trường hợp đau nhiều, bác sĩ có thể chích thuốc steroid tại chỗ để giảm viêm và đau của cơ bắp. Thuốc viên steroid là thuốc chống viêm rất mạnh và rất công hiệu để trị viêm.

Gai cột sống có thể được cắt bỏ với vi phẫu thuật rất chính xác

phòng ngừa vôi hóa cột sống
Điều trị vôi hóa cột sống bằng phương pháp châm cứu có tác dụng nhanh.

– Châm cứu có thể làm giảm đau một phần nào ở phần mềm nhưng không có tác dụng vào tình trạng viêm sưng cũng như khi gai tác động lên rễ dây thần kinh não tủy.

– Vật lý trị liệu, thoa bóp, luyện tập xương khớp, thực hành yoga cũng giúp giảm ảnh hưởng của gai.

Các biện pháp phòng ngừa bệnh vôi hóa cột sống


– Ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, nhất là các chất giàu canxi.

– Giảm cân nếu béo phì để giảm chịu lực của cột sống.

– Tập thể dục đặc biệt là các động tác cử động vùng cột sống cổ và vùng cột sống thắt lưng.

phòng ngừa vôi hóa cột sống
Chế độ sinh hoạt, tập luyện hàng ngày ảnh hưởng tới bệnh vôi hóa cột sống.

– Tránh các tư thế đứng, ngồi khom lưng, khuân vác nặng, quá lâu khi làm việc để không gây áp lực lên cột sống.

– Hạn chế khiêng vác nặng gây ảnh hưởng đến cột sống thắt lưng, tránh đội những vật nặng trên đầu gây ảnh hưởng cột sống cổ.

– Tránh các chấn thương ở vùng cột sống do chơi thể thao hoặc tai nạn.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

Lương Y: Nguyễn Thị Hường

Điện thoại: 0936 009 783 – 0973 084 253

Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội

Website: www.luongynguyenthihuong.com

Bài thuốc nam chữa thoát vị đĩa đệm


Chữa dứt điểm bệnh thoát vị đĩa đệm từ bài thuốc nam gia truyền là mong đợi của nhiều người bệnh hiện nay.

Bài thuốc nam chữa thoát vị đĩa đệm
Nhũ hương chữa bệnh thoát vị đĩa đệm

Bài Thuốc Uống:
Thuốc tươi dạng nước. Các loại thảo dược tươi như: Thiên niên kiện, Nhũ hương, Đông trùng hạ thảo, Hương nhu tía và nhiều loại cây thuốc khác được chiết xuất thành nước thuốc, vừa tận dụng tối đa dược liệu có trong cây cỏ, vừa giúp người bệnh hấp thu thuốc dễ dàng.

Một trong những vị thuốc chữa bệnh – nhũ hương

Bài Thuốc Cao Dán:
Đẩy sâu tác dụng bài thuốc uống tới vùng điều trị.
- Mỗi bệnh nhân khi lấy thuốc được cấp 1 lọ cao dán và 9 miếng gạc dán dùng trong 9 ngày.
- Tại vùng lưng, cổ bị đau, dùng thìa nhỏ phết 1 lượng cao mỏng lên miếng gạc rồi dán trực tiếp lên vùng bị đau.
- Sau 30 phút, bóc miếng cao ra và lau sạch thuốc còn sót lại.

Mỗi ngày dán duy nhất 1 lần. Tinh chất của thuốc được thẩm thấu sâu vào gân cốt qua da, giúp lưu thông máu và bồi bổ dưỡng chất phục hồi các tế bào bị thoái hóa, giảm áp đĩa đệm, loại trừ dịch đệm chèn ép hệ thống rễ thần kinh.
Ảnh minh họa

Qua kinh nghiệm và thực tế điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, cổ cho thấy thời gian điều trị dài hay ngắn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Có những bệnh nhân chỉ với 1 liệu trình 9 ngày điều trị đã đạt hiệu quả, tuy nhiên cũng có những bệnh nhân sử dụng sau 2-3 liệu trình mới đạt hiệu quả, thậm chí tới 5-6 liệu trình.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0936 009 783 – 0973 084 253
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội

Thứ Bảy, 26 tháng 12, 2015

Nguyên nhân của bệnh đau khớp gối


Đau khớp gối là hiện tượng xảy ra phổ biến ở mọi lứa tuổi. Bệnh xảy ra khi có những thương tổn ở vùng đầu gối khiến các cơ xương khớp vùng đầu gối không thể hoạt động bình thường.

bệnh đau khớp gối ở người già
Đau khớp gối ở người cao tuổi

Giãn dây chằng:

Dây chằng giống sợi dây cao su, bình thường nó có khả năng co giãn. Nhưng khi dây chằng bị kéo căng quá, cũng giống như sợi dây cao su nhão, nó sẽ không bao giờ trở về trạng thái bình thường được nữa

Rách dây chằng:

Trong một số trường hợp nghiêm trọng đầu dây chằng bị đứt không kết nối với xương nữa gây đau đớn nghiêm trọng và gây bất động khớp. Dây chằng bị rách được những dòng máu nhỏ chảy bên trong phục hồi chậm chạp. Ví dụ trong trường hợp điển hình như tổn thương dây chằng chéo trước (ACL). Dây chằng chéo trước bị tổn thương do những hành động xoắn đột ngột. Loại tổn thương này và một số loại tổn thương đầu gối khác là dạng tổn thương điển hình do chơi thể thao hoặc đi lại quá nhiều.

Căng gân:

Gân là giúp cơ co giãn và có tính mềm dẻo hơn dây chằng. Gân rất dễ bị giãn đặc biệt là khi bạn không khởi động cơ trước khi tập các bài tập vận động mạnh. Nếu cơ bị lạnh hoặc bị mệt mỏi thì nó sẽ không hoạt động hiệu quả cao

Sự căng cơ nhẹ và các vết rách nhỏ trên gân không phải lúc nào cũng đáng chú ý vì gần như nó không gây đau nhiều nếu được nghỉ ngơi và có cơ hội để tự chữa lành. Nếu tình trạng gắng sức này kéo dài và càng nhiều tia gân bị rách thì sẽ dẫn đến sưng, viêm và gây đau.

Rách gân:

Nếu quá nhiều tia rách thì gân sẽ bị rách trầm trọng và giống như dây chằng nó không thể trở lại trạng thái ban đầu được nữa

bệnh đau khớp gối ở người già


Đau khớp gối

Những nguyên nhân cơ bản gây tổn thương dây chằng và gân:
- Bất kì tổn thương nào tác động lên khớp gối cũng có thể gây đau, không thể làm việc được và có khả năng bất động vĩnh viễn. Tổn thương khớp gối xảy ra ở trong tất cả các môn thể thao hoặc các động tác gây xoắn vặn hoặc thay đổi tư thế đột ngột 

Viêm gân bánh chè:

Viêm gân quanh khớp gối thường liên quan đến xương bánh chè và gân bánh chè. Gân bánh chè nối bánh chè với xương chày. Viêm gân bánh chè xảy ra khi gân và các cơ nhỏ xung quanh nó bị viêm và tấy lên.

Tổn thương gân bánh chè xảy ra do vận động quá mức đặc biệt trong các hành động nhảy nhiều như bóng chuyền, bóng rổ. Đây là lí do viên gân bánh chè được gọi là “ Gối của những người nhảy”

Tổn thương sụn – rách sụn chêm:


Sụn bị rách xảy ra ở cả người trẻ và người già và là nguyên nhân phổ biến gây đau khớp gối. Hai nguyên nhân cơ bản gây tổn thương sụn chêm là bị chấn thương ( thường gặp trong môn điền kinh) và do quá trình thoái hóa (( người già thì sụn giòn hơn). Cơ chế rách sụn chêm xảy ra khi gập đầu gối và xoay.

Bị nhuyễn sụn ở xương bánh chè:

Hứng nhuyễn sụn gây ra cơn đau dưới xương bánh chè vì sụn bị mềm đi. Được xem là “căn bệnh đầu gối của người chạy”, căn bệnh này xảy ra phổ biến ở lứa tuổi 15 đến 35 , những người khỏe mạnh hoặc vận động viên điền kinh. phụ nữ thường dễ mắc phải hơn nam.

Viêm khớp mãn tính

Có tới hàng trăm chứng bệnh viêm khớp khác nhau, viêm khớp xương mãn tính là điển hình nhất, và hơn 20 triệu người dân Mỹ mắc căn bệnh này.

Viêm xương khớp mãn tính là căn bệnh có tình chất thoái hóa và có tính quá trình, khi đó sụn giữa các khớp gối dần dần hư mòn. Sụn có thể xem như talong cao su trong lốp xe hơi, nó có tính bền nhưng cũng dễ bị hư mòn qua thời gian sử dụng. Những thay đổi của viêm xương khớp mãn tính dẫn đến hậu quả bị viêm và cơn đau làm suy nhược cơ thể.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0936 009 783 – 0973 084 253
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội

Phòng bệnh xương khớp khi trở trời từ thiên nhiên


Những ngày thời tiết giao mùa như thế thì không chỉ những người lớn tuổi mà đối với những người còn trẻ nhưng phải thường xuyên ngồi văn phòng cũng dễ bị đau xương do ít vận động, dưới đây là một số bài thuốc chữa xương khớp trong những ngày này các bạn có thể tham khảo.

bệnh đau nhức xương khớp khi trở trời
Bệnh đau nhức xương khớp thường gặp khi trở trời.

Bài thuốc 1


Lấy một ít đu đủ và mễ nhân sống khoảng 30g: Rửa sạch hai thứ và cho vào nồi nhỏ đổ vào một chén nước đầy, đồng thời để nhỏ lửa nấu cho tới khi thấy mễ nhân chín mềm thì cho vào một ít đường. Dùng bài thuốc này bạn sẽ thấy hiệu quả giảm đau nhức xương khớp ngay sau một thời gian.

Bài thuốc 2


Dùng lá lốt làm thuốc xương khớp khi trời lạnh bằng cách dùng 10 garm lá lốt phơi khô sắc hai bát nước còn nửa bát nước, và uống trong ngày. Bạn nên uống khi thuốc còn ấm và nên uống sau bữa ăn tối. Bạn sẽ uống trong khoảng một tuần sẽ cải thiện đáng kể tình hình.

bài thuốc đông y trị bệnh xương khớp

Chưa bệnh phong thấp từ cây cỏ thiên nhiên.

Bài thuốc 3


Sử dụng cỏ trinh nữ chữa thấp khớp đau lưng và đau nhức xương khớp bằng cách lấy rễ trinh nữ đã thái mỏng, sau đó tẩm rượu và sao cho thơm. Sau đó bạn sắc với 450ml nước còn 120ml, bạn uống làm hai lần trong ngày.

Bài thuốc 4


bài thuốc dân gian trị bệnh xương khớp
Bài thuốc dân gian chữa bệnh đau nhức xương khớp.

Bạn dùng mật ong và bột quế thuốc chữa xương khớp mãn tính có thể uống một cốc nước nóng với hai thìa mật ong và một muỗng nhỏ bột quế hai lần hang ngày.Và nếu uống thường xuyên thì thậm chí cả viêm khớp mãn tính cũng có thể được chữa khỏi miễn là bạn kiên trì.

Những bài thuốc từ thiên nhiên bạn cần phải biết và lựa chọn đúng vị đồng thời phải dùng thường xuyên thì mới phát huy được tác dụng của nó.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0936 009 783 – 0973 084 253
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội

Thứ Sáu, 25 tháng 12, 2015

Người mắc bệnh viêm đa khớp dạng thấp nên ăn gì?


Theo đông y bệnh viêm đa khớp dạng thấp là chứng bệnh thấp nhiệt vì vậy khi bị mắc bệnh này người bệnh nên dùng những món ăn thực phẩm có tính mát, thanh đạm như rau mã thầy, cần… Tránh ăn những thực phẩm có tính nóng, kích thích cay như gừng, tỏi, ớt…Dưới đây là một số món ăn dùng cho bệnh nhân viêm đa khớp dạng thấp.

dinh dưỡng cho bệnh nhân viêm khớp
Dinh dưỡng cho người viêm khớp dạng thấp.


- Đu đủ 10 g, mễ nhân (sống) 30 g. Rửa sạch, cho cả hai thứ vào nồi, đổ một bát nước to, đun lửa nhỏ đến khi thấy mễ nhân chín nhừ thì cho 1 thìa đường trắng vào, sấy khô. Hằng ngày dùng ăn điểm tâm.

- Thịt dê 500 g, cà rốt 250 g, gia vị vừa đủ. Cà rốt, thịt dê rửa sạch thái miếng, ướp gừng tươi xào 5 phút trong chảo dầu nóng, cho thêm ít rượu vang, muối, xì dầu và ít nước lạnh om trong 15 phút, sau bỏ vào nồi đất, cho vỏ quýt với 3 bát nước lã to, nổi lửa to, sôi hạ lửa riu riu đun trong 2 giờ khi thịt dê chín nhừ là được, ăn trong bữa cơm.

món ăn trị bệnh phong thấp
Món ăn dân gian chữa bệnh viêm khớp dạng thấp.

- Thịt mèo 250 g, tỏi 30 g, dầu, muối, mì chính. Làm sạch thịt mèo, thái miếng, tỏi bỏ vỏ. Cho vào nồi, đổ nước, dầu, muối hầm chín nhừ, nêm mì chính bắc ra ăn trong bữa.

- Ngũ gia bì 50 g, gạo nếp 500 g, men rượu vừa đủ. Rửa sạch ngũ gia bì, ngâm sau đó sắc ngũ gia bì bỏ bã lấy 2 lần nước sắc, đổ gạo nếp vào nấu thành cơm khô, sau tản ra chờ còn hơi ấm rắc men rượu vào trộn đều, ủ thành rượu nếp, ăn tùy thích.

món ăn trị bệnh phong thấp
Chữa viêm khớp dạng thấp bằng các món ăn đơn giản.

- Lộc nhung (nhung hươu) 5 g, câu kỷ tử 20 g, rượu trắng một lít. Cho lộc nhung và câu kỷ tử vào rượu trắng ngâm trong một tuần, đậy kín, mỗi lần uống một chén con (chừng 25 ml-40 ml). Mỗi ngày một lần, một liệu trình là 15 ngày.

- Xương bò 60 g, sừng linh dương 60 g, thược dược phiến 60 g, rượu trắng 100 ml. Thuốc cho vào túi vải ngâm trong rượu 10 ngày. Uống vào lúc đói, mỗi lần một chén con.

- Lươn to 4-6 con (mỗi con nặng 500 g), rượu vàng một ít. Cho lươn vào rượu vàng đảo đều khi ráo bỏ ruột lươn, sấy khô tán bột lươn cho vào bình dùng dần, mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 15g chiêu với rượu vàng 2-3 thìa hoặc uống với nước sôi hay hòa vào cháo ăn. Mỗi liệu trình là 2 tháng.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0936 009 783 – 0973 084 253
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội

Chữa phong thấp từ bài thuốc dân gian


Bệnh phong thấp là bệnh lý thường hay bắt gặp nhất ở người cao tuổi hay phụ nữ lao động nặng. Người bị phong thấp sẽ bị sưng đau các khớp xương, nhức mỏi, vận động, đi lại khó khăn. Áp dụng những bài thuốc từ dân gian đơn giản, hiệu quả, làm giảm cơn đau nhức và sớm chữa dứt căn bệnh phong thấp một cách hiệu nghiệm.

bài thuốc chữa bệnh đau nhức xương khớp
Chữa bệnh đau nhức xương khớp từ nước ép cần tây.

Để chữa phong thấp có rất nhiều cách từ hiện đại đến cổ truyền. Song, những phương pháp từ dân gian vừa đơn giản lại hiệu quả và đặc biệt ít tốn kém sẽ luôn là lựa chọn hoàn hảo nhất cho người đang bị cơn đau từ phong thấp làm phiền mà không cần sợ có bất kỳ tác dụng phụ nào. Lương y Nguyễn Thị Hường sẽ chia sẻ đến bạn đọc những bài thuốc để chữa khỏi phong thấp một cách hiệu nghiệm.

Chữa phong thấp bằng rau cần tây


Không chỉ là nguyên liệu được dùng trong nhiều món ăn ngon, cần tây còn mang lại rất nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể nên có khả năng phòng chống và điều trị các chứng bệnh như cao huyết áp, hô hấp, mất ngủ và đặc biệt là giúp xương chắc khoẻ. Vì vậy nên, sử dụng cần tây chữa bệnh phong thấp là sự lựa chọn khuyên dùng.

Cần tây cần chuẩn bị 1kg kèm theo cả lá, thân và rễ. Sau đó, rửa sạch rồi đem phơi khô trong bóng râm. Mỗi lần dùng chữa phong thấp thì lấy 150gr, sắc cùng 3 chén nước, đợi đến khi thuốc sắc xuống còn 7 phần thì có thể dùng. Chia làm 3 lần uống trong ngày, nếu nguội thì nên hâm lại trước khi uống. Lưu ý, khi áp dụng bài thuốc này thì nên tuyệt đối tránh sử dụng các chất âm lạnh như: Giá sống, dưa chuột, nước đá…

Chữa phong thấp từ hành cùng bã rượu


bài thuốc chữa bệnh đau nhức xương khớp
Các bài thuốc dân gian chữa bệnh phong thấp đơn giản, hiệu nghiệm.

Gừng, hành và bã rượu đều nằm trong nhóm thuốc và sức khoẻ có tác dụng trừ hàn, lưu thông máu huyết, làm ấm cơ thể. Đây là một bài thuốc chữa phong thấp hiệu quả mà người bệnh nên lựa chọn.

Người bệnh cần chuẩn bị 500gr hành, 60gr gừng tươi. Sau đó, rửa sạch 2 dược liệu này và thái nhỏ hành ra, còn gừng thì giã nát vừa phải. Tiếp theo, đem 2 dược liệu này trộn cùng với bã rượu và sao tất cả lên cho nóng. Xong, đợi hỗn hợp còn âm ấm thì dùng một mảnh vải bọc lại để chườm lên chỗ đau nhức. Trong khi chườm nếu thấy nguội thì có thể bắt lên bếp sao lại rồi chườm tiếp. Cứ thế kiên nhẫn áp dụng bài thuốc này trong vài ngày thì sẽ nhanh chóng dứt bệnh.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0936 009 783 – 0973 084 253
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội

Thứ Tư, 23 tháng 12, 2015

Chữa gai cột sống bằng ngải cứu


Cây ngải cứu cũng có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe và chữa bệnh trong đó có điều trị bệnh gai cột sống. Sử dụng ngải cứu để trị bệnh gai cột sống thế nào?

Ngải cứu trị gai cột sống hiệu quả.

1. Trị bệnh gai cột sống bằng ngải cứu


Ngải cứu là cây thân thảo, sống lâu năm, cây ngải cứu thường có mùi thơm nồng và có vị hơi đắng hoặc rất đắng tùy theo mùa. Ngải cứu có thể dùng để chế biến các món ăn hoặc được sao khô lên làm thuốc hoặc dùng tươi. Dù dùng ở bất kì hình thức nào thì cây ngải cứu cũng có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe và chữa bệnh trong đó có điều trị bệnh gai cột sống.

Với công dụng chữa gai cột sống, Đau thần kinh tọa, nhức buốt khớp xương, đau đầu hoa mắt, ngải cứu từ xưa được xem như bài thuốc hữu hiệu được rất nhiều người áp dụng.

Nội dung bài thuốc trị bệnh gai cột sống như sau: Thực hiện điều trị trong uống ngoài thoa sẽ mang lại hiệu quả nhanh chóng.
Uống:

Nguyên liệu: ngải cứu, mật ong

Thực hiện: Lấy 300g ngải cứu rửa sạch, giã nát, thêm 2 muỗng mật ong (ruồi, nghệ), vắt lấy nước uống trưa, chiều.

Cách điều trị: Uống liên tục trong 1-2 tuần.
Đắp:

phương pháp điều trị gai cột sống
Ngải cứu có tác dụng chữa bệnh tốt.

Nguyên liệu: Cỏ ngải cứu, dấm nuôi, mãnh vải thưa, mỏng, mềm bằng sợi cotton.

Thực hiện:

- Ngải cứu rửa sạch để ráo, thái (sắt) nhỏ, giả nát.

- Dấm nuôi đun thật nóng.

2. Sử dụng ngải cứu để trị bệnh gai cột sống thế nào?


Tối trước khi đi ngủ, người bệnh nằm dài, lưng trần. Dùng mãnh vải, gói một nhúm thuốc (Ngải cứu giã nhiễn vào dấm nuôi đã đun nóng), xoa dọc theo xương sống chừng 15 phút, trong quá trình xoa, thuốc được hâm nóng thường xuyên.

Thời gian điều trị: Ít nhất là một tháng. Nên kiên nhẫn thực hiện trong 3 tháng.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0902.184.389
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội

Thứ Ba, 22 tháng 12, 2015

5 bài tập tốt cho bệnh viêm khớp dạng thấp

Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, việc tập thể dục với một số bài tập đơn giản sẽ giúp bạn giảm triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp và cải thiện chức năng vận động khớp mỗi ngày.

bài thể dục dưới nước
Đi lại nhẹ nhàng trong nước, vừa thư giãn, vừa tốt cho khớp.

1. Đi bộ giúp đẩy lùi viêm khớp dạng thấp


Đi bộ là một bài tập thể dục mang lại lợi ích tuyệt vời cho các khớp xương, tim mạch và tâm trạng của bạn. Bạn có thể thực hiện bài tập này gần như ở bất cứ nơi nào. Bạn nên bắt đầu đi chậm và tăng dần tốc độ theo thời gian. Hãy chắc chắn rằng, bạn luôn mang theo bên mình một chai nước và đôi giày êm ái trước khi thực hiện bài tập này.

đi bộ giúp đẩy lùi bệnh viêm khớp
Đi bộ mỗi ngày giúp bạn đẩy lùi viêm khớp dạng thấp.

2. Kéo căng các khớp và cơ thể của bạn


Kéo căng là một trong những cách tốt nhất để giảm độ cứng khớp và duy trì khả năng vận động, tăng tính linh hoạt khớp. Động tác này nên là một phần của tất cả các chương trình tập thể dục. Bạn hãy bắt đầu sau 3-5 phút khởi động. Bạn có thể đứng hoặc ngồi tại chỗ, rồi vươn đôi tay lên cao, sang hai bên hoặc nắm lấy hai ngón chân cái. Sau đó kéo căng tay và giữ nguyên tư thế trong vòng 10-20 giây trước khi thả.

3. Tập yoga


yoga tốt cho sức khỏe
Yoga là lựa chọn tốt cho bệnh nhân viêm khớp dạng thấp.
Yoga là môn thể dục cổ xưa trên thế giới, cách thức thực hiện là kết hợp thở sâu, chuyển động nhẹ nhàng, nhiều tư thế khác nhau với thiền định. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, yoga có những lợi ích tuyệt vời với người bị viêm khớp dạng thấp, giúp khớp linh hoạt, tăng phạm vi chuyển động, cơ thể cân bằng và giảm stress. Các cơ sở điều trị viêm khớp ở nước ngoài đã đưa yoga trở thành một trong những chương trình thiết kế đặc biệt dành cho người bị viêm khớp. Bạn hãy tham gia các khóa học yoga để được thực hành những bài tập cho bệnh của mình.

4. Tập thể dục trong nước ấm


Có lẽ bạn sẽ rất ngạc nhiên khi nghe tới bài tập này, tuy nhiên, thực tế là nó khá phổ biến. Bài tập trong nước ấm giúp tác động nhẹ nhàng, giảm đau cho các khớp đang vô cùng đau đớn của bạn. Bởi vì nước giúp khớp nâng đỡ trọng lượng cơ thể bạn, giảm độ cứng khớp, giảm căng thẳng. Bạn có thể tập trong bồn hoặc hồ bơi chứa nước ấm bằng cách vận động cơ thể nhẹ nhàng, đi lại trong nước… Rất đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả đấy!
5. Hãy thử du lịch bằng xe đạp

các bài tập thể dục nhẹ nhàng tốt cho người bệnh viêm khớp
Các bài tập đạp xe cũng rất có lợi!

Những người mắc viêm khớp dạng thấp có nguy cơ cao bị bệnh tim mạch. Vì vậy, điều quan trọng để bảo vệ trái tim của bạn là hãy đưa dòng máu được tuần hoàn đều đặn mỗi ngày. Đi xe đạp là cách đơn giản để bạn có được trái tim và khớp xương vận động nhịp nhàng, giảm độ cứng khớp, tăng cường sức khỏe tổng thể. Hãy trang bị một chiếc xe đạp hoặc đến phòng tập để thực hiện bài tập này nhé.

Phối hợp tập thể dục đều đặn cùng với sử dụng các sản phẩm thảo dược mỗi ngày sẽ giúp cơ thể bạn khỏe mạnh hơn, ngăn chặn những biến chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0902.184.389
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội

Chúc các bạn luôn khỏe mạnh!

Thứ Hai, 21 tháng 12, 2015

Giảm đau xương khớp bằng thảo dược tự nhiên

Bước vào mùa lạnh, người có sẵn các bệnh xương khớp sẽ rất khổ sở bởi các cơn đau nhức hành hạ. Nếu biết cách dùng thảo dược cùng với việc điều chỉnh cách ăn uống và lối sống, chúng ta có thể phòng bệnh đau khớp hoặc giảm đau nhức mà không phải tốn kém nhiều.

chữa bệnh xương khớp từ thảo dược thiên nhiên
Thảo dược thiên nhiên giúp giảm đau xương khớp hiệu quả.

1. Phòng bệnh bằng ăn uống


Theo y học cổ truyền, đau khớp được gọi là chứng tý. Tuỳ theo nguyên nhân và triệu chứng do các thể phong tý, hàn tý, nhiệt tý hoặc thấp tý mà dùng thuốc thích hợp. Thông thường là bệnh cấp tính và cũng có khi tự khỏi, nhưng nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể chuyển sang mạn tính dẫn đến thoái hoá xương khớp.

Y học cổ truyền khuyên nên ăn uống phòng bệnh trước khi dùng thuốc. Còn theo các chuyên gia khớp thì không nên ăn nhiều thịt đỏ, giảm chất béo, đường, bột, ăn nhiều cá chứa chất béo omega-3, nhiều rau cải và trái cây có màu sậm. Nếu có dùng thuốc thì nên dùng ngay các loại thảo dược tự nhiên và cách dễ nhất là sắc uống hoặc pha chế như trà, vì các nhóm hoạt chất chiết được từ các thảo dược này có tác dụng giảm đau kháng viêm rất tốt mà không gây tác dụng phụ.


Người bệnh cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể.
2. Thảo dược chữa bệnh xương khớp

Trong các loại thảo dược, có bốn nhóm cây cỏ chứa các hoạt chất tốt cho khớp:

- Nhóm có tinh dầu tác dụng giảm đau và thư giãn gân cốt: lá lốt, thiên niên kiện, khương hoạt, độc hoạt, phòng phong, kinh giới, quế chi, tế tân, bạch chỉ, xuyên khung, ngũ gia bì…

- Nhóm chứa saponosid tác dụng kháng viêm mạnh: cỏ xước, ngưu tất, thổ phục linh, cốt toái bổ, tang ký sinh… Nhiều nghiên cứu cho thấy các hoạt chất này có tác dụng kháng viêm tương đương corticoid mà không gây tác dụng phụ.

- Nhóm chứa flavonoid giúp giảm viêm, chống sưng trong khớp và chống oxy hoá tế bào: sài đất, kim ngân, rau củ quả có màu sậm như anh đào, mận, nho, việt quất, dâu tằm…

- Nhóm vitamin A hoặc beta carotene và vitamin C : đu đủ, dâu tây, cam chanh quýt, cà chua, khoai lang, càrốt, tác dụng kháng viêm và tăng đề kháng cho cơ thể, đồng thời bổ sung canxi.

bài thuốc tự nhiên chữa bệnh xương khớp
Chữa bệnh xương khớp ưu tiên dùng thảo dược chữa bệnh.

3. Thuốc hay quanh nhà


Các cây cỏ dân gian hay dùng để chữa đau khớp thường dễ tìm, rẻ tiền và dễ sử dụng:

- Cà gai leo: dùng rễ, rửa sạch, thái mỏng, phơi khô mỗi ngày dùng 10 – 20g dạng thuốc sắc. Tác dụng chữa phong thấp, đau nhức các đầu gân xương.

- Cỏ xước : còn gọi là ngưu tất nam, dùng cả cây và rễ, cây có chứa nhiều saponin chống viêm rất tốt. Mỗi ngày dùng 10 – 16g dạng nước sắc chữa sưng khớp gối, đau nhức gân cốt, đau lưng.

- Lá lốt: dùng lá làm rau ăn và làm thuốc chữa tê thấp, đau lưng, tay chân tê dại, ngày 8 – 12g, sắc riêng hoặc sắc chung với dây đau xương, cốt khí củ, rễ cỏ xước đồng lượng. Có thể nấu nước ngâm tay chân cho người hay bị đổ mồ hôi tay chân.

lá lốt chữa bệnh xương khớp
Bài thuốc chữa bệnh xương khớp từ cây cỏ quanh nhà.
- Thổ phục linh: dùng thân, rễ phơi khô, có tác dụng lợi gân cốt, kiện tỳ, giải độc, tiêu phù. Mỗi ngày dùng 10 – 12g sắc uống hoặc phối hợp thành bài thuốc gồm thổ phục linh 20g, thiên niên kiện, đương quy đều 8g, bạch chỉ 6g, cốt toái bổ 10g, sắc uống hoặc ngâm rượu uống chữa phong thấp, gân xương đau nhức, tê buốt tay chân.

- Dây đau xương : dùng thân dây, 8 – 12g trong ngày, sắc uống chữa tê thấp và đau nhức gân cốt, bồi bổ sức khoẻ. Có thể giã lá tươi trộn với rượu đắp lên các chỗ sưng đau.

- Ké đầu ngựa : dùng quả chín vàng khô, tác dụng tán phong trừ thấp, ngày dùng 6 – 12g dạng thuốc sắc chữa phong thấp, tay chân co rút, các khớp sưng đau.

- Thiên niên kiện: thân rễ có mùi thơm, ngày dùng 10 – 12g, sắc chung với các vị khác hoặc ở dạng ngâm rượu, tác dụng bổ gân cốt, chữa tay chân tê mỏi, đau nhức các xương khớp, người già nhức xương, ê ẩm mình mẩy.

- Ngũ gia bì: dùng vỏ thân hay vỏ rễ, dạng sắc hoặc ngâm rượu, chữa phong thấp, làm mạnh gân cốt, tăng lực.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0902.184.389
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội

Thứ Năm, 17 tháng 12, 2015

Nguyên nhân của bệnh gai cột sống


Bệnh gai cột sống là một căn bệnh thoái hóa cột sống, trong đó xuất hiện các phần xương mọc ra (gai xương) phía ngoài và hai bên của cột sống.

nguyên nhân bệnh gai cột sống
Tìm hiểu nguyên nhân gây nên bệnh gai cột sống


Theo một số thống kê có các nguyên nhân dẫn đến gai cột sống gồm có: Viêm khớp cột sống mãn tính, sự lắng đọng canxi ở các dây chằng và gân tiếp xúc với đốt sống và thường gặp trong thoái hóa cột sống ở người lớn tuổi.

Các chấn thương làm hư hại xương hoặc các khớp ở cột sống dẫn đến phản ứng của cơ thể để sửa chữa tổn thương sẽ dẫn đến hình thành gai cột sống.

Bệnh gai cột sống do thoái hóa khớp hay gặp ở lứa tuổi trung niên và người cao tuổi, phụ nữ tuổi mãn kinh, cơ địa béo phì và cũng phụ thuộc vào yếu tố môi trường: công việc phải mang vác nặng, ngồi nhiều, đứng nhiều...


bệnh gai cột sống
Nhiều nguyên nhân dẫn tới bệnh gai cột sống.

Triệu chứng thường khiến người bệnh phải đi khám là đau thắt lưng, tê bì, hạn chế vận động... Qua mô tả, mẹ bạn nên chú ý tư thế như: Luôn giữ cho lưng thẳng, tránh ngồi hoặc đứng quá lâu khi làm việc, tránh khom lưng, khuân vác hay nhấc vật nặng... để không gây áp lực lên cột sống.

Ngoài ra, cần chú ý để tránh loãng xương, mẹ bạn nên ăn uống đầy đủ, nhất là các thực phẩm giàu can xi, tập thể dục, thể thao hợp lý và đều đặn, giữ gìn cân nặng để tránh béo phì hoặc quá mập.

Ngoài ra có thể dùng thuốc giảm đau kháng viêm không steroid, thuốc giãn cơ, các biện pháp châm cứu, vật lý trị liệu... Bạn nên đưa mẹ bạn đến chuyên khoa phục hồi chức năng để có những hướng dẫn và biện pháp điều trị cụ thể, hợp lý.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0902.184.389
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội

Thứ Tư, 16 tháng 12, 2015

Ảnh hưởng của việc bỏ bữa sáng đến bệnh xương khớp


Ăn sáng chính là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng cho cả ngày. Bạn có biết rằng chỉ cần một vài ngày nhịn ăn có thể làm tổn thương cơ xương – một viễn cảnh đáng báo động cho người lớn bị bệnh hoặc người lớn tuổi mà có thể đã bị suy yếu hoặc mất đi cơ bắp.

Tác hại khôn lường ảnh hưởng xấu tới cơ thể khi bỏ bữa ăn sáng.

Khi bỏ bữa ăn sáng, cơ thể những người giảm 50% trong hoạt động mTOR, một chìa khóa quan trọng của sự phát triển tế bào cơ. Nói một cách đơn giản, khi mTOR giảm, bạn sẽ nhanh bị teo cơ. Đây đúng là tin xấu cho những ai có thói quen bỏ bữa tùy tiện.
Những người dễ có nguy cơ bị tấn công bởi bệnh xương khớp thường trong các nguyên nhân như tuổi tác cao, giới tính, do gien di truyền và nghiện rượu, mắc các bệnh lý liên quan đến ung thư, tiểu đường, thận,bệnh xương khớp, bệnh gout, chế độ ăn uống và sinh hoạt nghèo nàn không đủ chất.
Ngoài ra, còn có rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng không ăn đủ các bữa ăn quan trọng hay cơ bản sẽ còn tăng nhanh tốc độ mất cơ và yếu xương đối với các bệnh nhân và những người cao tuổi – nhóm tuổi đã trải qua một thời gian khó khăn phục hồi sức khỏe cơ xương.
Cơ bắp của bạn là sức mạnh của bạn. Chúng cho phép bạn có thể nâng đỡ phần đầu của mình và di chuyển nhãn cầu. Đối với nhiều người lớn, đặc biệt là người cao niên và những người ốm yếu bởi cuộc chiến với bệnh teo hay mất cơ là một trận chiến hàng ngày của họ.

Người bệnh cần tạo thói quen ăn sáng để phòng ngừa các bệnh về xương khớp.
Mất cân bằng dinh dưỡng, sức đề kháng thấp: Do nguồn năng lượng ở mức rất thấp nên cơ thể buộc phải lấy năng lượng dự trữ từ gan, khiến gan luôn ở trong tình trạng quá sức.
Hơn nữa, nếu buổi sáng không ăn, đến khoảng 9h hoặc 10h trưa bạn sẽ bị đói cồn cào, người nôn nao, huyết áp hạ thấp, gây tổn hại nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa. Dần dần khả năng miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút.
Ảnh hưởng đến hoóc-môn: Việc bỏ qua bữa ăn sáng làm ảnh hưởng lớn đến hoóc-môn. Sự thay đổi hoóc-môn làm tăng lượng cortisol trong cơ thể, khiến bạn cảm thấy căng thẳng. Nó cũng khiến lượng insulin trong cơ thể gia tăng rồi giảm đột ngột, từ đó dẫn đến các vấn đề đường huyết và tăng cân.

Hãy nhớ, ngay cả khi bạn còn trẻ và khỏe mạnh, bỏ bữa ăn trong bất kỳ khoảng thời gian dài hay ngắn nào vẫn có thể khiến sức khỏe của bạn đi xuống và bạn sẽ cảm thấy ốm yếu như những người lớn tuổi hay không được khỏe.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0902.184.389
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội

Chữa gai cột sống bằng ngải cứu


Cây ngải cứu cũng có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe và chữa bệnh trong đó có điều trị bệnh gai cột sống. Sử dụng ngải cứu để trị bệnh gai cột sống thế nào?

Ngải cứu trị gai cột sống hiệu quả.

1. Trị bệnh gai cột sống bằng ngải cứu


Ngải cứu là cây thân thảo, sống lâu năm, cây ngải cứu thường có mùi thơm nồng và có vị hơi đắng hoặc rất đắng tùy theo mùa. Ngải cứu có thể dùng để chế biến các món ăn hoặc được sao khô lên làm thuốc hoặc dùng tươi. Dù dùng ở bất kì hình thức nào thì cây ngải cứu cũng có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe và chữa bệnh trong đó có điều trị bệnh gai cột sống.

Với công dụng chữa gai cột sống, Đau thần kinh tọa, nhức buốt khớp xương, đau đầu hoa mắt, ngải cứu từ xưa được xem như bài thuốc hữu hiệu được rất nhiều người áp dụng.

Nội dung bài thuốc trị bệnh gai cột sống như sau: Thực hiện điều trị trong uống ngoài thoa sẽ mang lại hiệu quả nhanh chóng.
Uống:

Nguyên liệu: ngải cứu, mật ong

Thực hiện: Lấy 300g ngải cứu rửa sạch, giã nát, thêm 2 muỗng mật ong (ruồi, nghệ), vắt lấy nước uống trưa, chiều.

Cách điều trị: Uống liên tục trong 1-2 tuần.
Đắp:

Ngải cứu có tác dụng chữa bệnh tốt.

Nguyên liệu: Cỏ ngải cứu, dấm nuôi, mảnh vải thưa, mỏng, mềm bằng sợi cotton.

Thực hiện:

- Ngải cứu rửa sạch để ráo, thái (sắt) nhỏ, giả nát.

- Dấm nuôi đun thật nóng.

2. Sử dụng ngải cứu để trị bệnh gai cột sống thế nào?


Tối trước khi đi ngủ, người bệnh nằm dài, lưng trần. Dùng mãnh vải, gói một nhúm thuốc (Ngải cứu giã nhiễn vào dấm nuôi đã đun nóng), xoa dọc theo xương sống chừng 15 phút, trong quá trình xoa, thuốc được hâm nóng thường xuyên.

Thời gian điều trị: Ít nhất là một tháng. Nên kiên nhẫn thực hiện trong 3 tháng.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0902.184.389
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội