Thứ Tư, 2 tháng 12, 2015

Phát hiện sớm viêm khớp dạng thấp để tránh tàn phế

Ảnh hưởng của viêm khớp dạng thấp rất nặng nề và không hồi phục. Sau khi khởi bệnh 10 năm, khoảng 10- 15% bệnh nhân bị tàn phế.
Viêm khớp dạng thấp là bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi (nhiều nhất 30-60 tuổi), nữ thường gặp hơn nam. Đây không chỉ đơn thuần bệnh lý khớp mà còn là một bệnh tự miễn điển hình với các biểu hiện tại khớp, ngoài khớp và toàn thân ở nhiều mức độ khác nhau. 
Bác sĩ Võ Phan Kim Ngân, Khoa Nội Cơ xương khớp Bệnh viện Nguyễn Tri Phương cho biết bệnh diễn tiến phức tạp, gây hậu quả nặng nề. Bệnh nhân cần được chẩn đoán sớm và điều trị tích cực ngay từ đầu bằng các biện pháp hữu hiệu nhằm duy trì khả năng lao động, sinh hoạt, chất lượng sống và cải thiện tỷ lệ tử vong. Bệnh biểu hiện với những triệu chứng tại khớp và ngoài khớp.
Theo bác sĩ Ngân, sau khi khởi bệnh 10 năm, khoảng 10-15% bệnh nhân bị tàn phế phải cần đến sự trợ giúp của người khác. Khả năng làm việc giảm khi người bệnh trên 50 tuổi, lao động nặng. Nếu theo dõi qua phim chụp X-quang trước và sau khi khởi bệnh 2 năm thì 50% có những thay đổi đặc trưng, còn sau khởi bệnh 5 năm đến 80% thay đổi. Các yếu tố làm tăng tỷ lệ tử vong là bệnh lý tim mạch, nhiễm trùng, loãng xương. 

Triệu chứng tại khớp

- Giai đoạn sớm: Cứng khớp buổi sáng trong thời gian ngắn, sưng nóng đỏ đau một vài khớp nhỏ ở chi có thể không đối xứng, triệu chứng kéo dài vài tuần.

- Giai đoạn toàn phát: Cứng khớp buổi sáng rõ, kéo dài hơn một giờ. Sưng, nóng, đỏ, đau các khớp, thường là khớp nhỏ ở bàn tay có tính chất đối xứng, hạn chế vận động. Biến dạng khớp khiến tay có hình thoi, hình cổ thiên nga, bàn tay biến dạng lệch trục về phía xương trụ, co rút gân cơ, bán trật khớp... 

Các khớp bị ảnh hưởng: Liên đốt gần bàn tay, bàn ngón tay, khuỷu, gối, cổ chân.


Biến dạng ngón tay hình cổ thiên nga. 

Triệu chứng ngoài khớp

- Triệu chứng toàn thân: Sốt nhẹ, mệt mỏi, ăn kém.

- Các cơ quan khác:

Da: Hạt dưới da (nốt thấp).

Mạch máu: Viêm mạch máu.

Gân, cơ, dây chằng, bao khớp: Teo cơ quanh khớp, viêm gân gót.

Mắt: Viêm kết mạc, giác mạc.

Tim: Viêm màng ngoài tim.

Phổi: Viêm phổi, xơ phổi, nốt thấp trong nhu mô phổi...


Ngón tay biến dạng hình thoi. 

Khi có các dấu hiệu lâm sàng trên, nhất là với nữ, trung niên bị viêm khớp ngoại biên, đối xứng, kéo dài trên 6 tuần, nên đến bác sĩ chuyên khoa khớp càng sớm càng tốt. Bạn cần trải qua các xét nghiệm và thăm dò cần thiết để xác định, đánh giá tình trạng bệnh và chọn lựa phác đồ điều trị viêm khớp phù hợp nhất.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0902.184.389
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét