Thứ Bảy, 30 tháng 1, 2016

Thoái hóa cột sống nên ăn gì?

Thoái hóa cột sống và đau thần kinh tọa là một bệnh lý thường gặp trong các bệnh thần kinh, thể hiện bằng đau lưng vùng thắt lưng. Bên cạnh việc điều trị, người bệnh cũng nên chú ý về chế độ dinh dưỡng để đảm bảo có sức khỏe tốt nhất và hỗ trợ việc điều trị bệnh cho hiệu quả.


Nguyên nhân thường gặp của thoái hóa khớp là do chứng loãng xương gây ra. Vì vậy, người bệnh cần cung cấp đầy đủ canxi cho xương vào thực đơn hàng ngày. Canxi có nhiều trong sữa đậu nành, tảo biển, tôm, cua, ốc…

dinh dưỡng phòng bệnh xương khớp

Sữa đậu nành chứa rất nhiều canxi giảm Thoái Hóa Cột Sống Thắt Lưng

Nên ăn tôm, cua ốc nhiều canxi tốt cho xương

- Bên cạnh đó, người bệnh cần hạn chế ăn nhiều đường và tinh bột, hạn chế ăn mặn, tránh các chất kích thích.


Hạn chế ăn mặn

- Người bệnh nên bổ sung ăn nhiều: Giá đỗ, rau xanh, nước chanh, nước cam.

- Cho da tiếp xúc với nắng tổng hợp vitamin D (nên tắm nắng vào lúc sáng sớm).

- Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao như bơi lội rất tốt. Vận động nhiều sẽ giúp cho xương chắc khỏe, tăng khả năng hấp thu canxi.

- Nên bổ sung các chất như sắt, kẽm sẽ góp phần ngăn ngừa và làm chậm quá trình thoái hóa. Dùng thêm các thực phẩm chức năng giúp bổ sung canxi, kẽm giúp tăng sức mạnh của xương, ngăn ngừa thoái hóa.

- Ngoài ra, bạn nên tham khảo một số phương pháp vật lý trị liệu hoặc có thể dùng thuốc nam điều trị thoái hóa cột sống đã được nhiều người áp dụng và cho hiệu quả tốt.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0936 009 783 – 0973 084 256
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội

Vì sao sau khi sinh phụ nữ thường bị loãng xương?

Dấu hiệu đặc trưng sau khi sinh con bị loãng xương đó là người bị đau nhức, nhất là ở lưng và bàn chân. Theo ý kiến của của giới chuyên môn, phụ nữ khi mang thai và sau khi sinh bị loãng xương là điều dễ hiểu và đó chỉ là tình trạng thiếu canxi sinh lý.

1. Nguyên nhân


Nguyên nhân loãng xương ở phụ nữ mang thai và sinh con là do người mẹ bị mất đi một lượng lớn vitamin D từ cơ thể mẹ để nuôi dưỡng thai nhi khi mang thai. Khi mang thai, nồng độ estrogen trong cơ thể tăng, điều này có tác động đến sự hoạt động của các cơ, gân, dây chằng, đặc biệt là vùng khớp cùng của xương chậu. Như đã nói, phần lớn loãng xương là do sinh lý nên sẽ được cải thiện đáng kể sau khi em bé lớn và cai sữa.

Vì vậy, để phòng chống bệnh, các bà mẹ nên cung cấp đầy đủ canxi qua ăn uống. Hãy chọn lựa những thực phẩm giàu canxi như sữa, các chế phẩm từ sữa, hải sản... Bên cạnh đó, khi có thai và cho con bú nếu tình trạng loãng xương ở mức báo động, gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mình thì người mẹ nên dùng thêm thuốc bổ sung vitamin D và tốt nhất hãy tới gặp bác sĩ để được uống thuốc và thực hiện theo đúng chỉ định.



phòng ngừa bệnh xương khớp
Các bà mẹ nên bổ sung Canxi bằng việc uống sữa và sử dụng các thực phẩm giàu canxi

2. Lưu ý về việc dùng thuốc


Các bà mẹ cần lưu ý rằng loãng xương phải được điều trị dần dần trong một khoảng thời gian dài ... thường phải kèm theo sử dụng can xi và nội tiết tố nữ khi cần thiết. Tùy theo dạng loãng xương, bác sĩ sẽ hướng dẫn cho các bà mẹ cách điều trị riêng theo từng loại. Người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc.

Các thuốc điều trị loãng xương có tác dụng rất chậm và không phải là thuốc giảm đau nên tình trạng đau có thể kéo dài và lúc này bác sĩ sẽ cho dùng thêm thuốc giảm đau như: Tilcotil, Alaxan, Neo-pyrazon... các thuốc này đều có tác dụng phụ gây viêm loét dạ dày ít nhiều. Gần đây có nhiều thuốc mới ít hại dạ dày hơn như Meloxicam nhưng vẫn không dùng được khi đã bị loét dạ dày. Tốt nhất bạn phải dùng theo chỉ định và theo dõi của bác sĩ. Đơn giản hơn bạn có thể dùng paracetamol như Efferalgan. Hoặc sử dụng các sản phẩm hỗ trợ từ Đông y cũng có hiệu quả khá tốt mà an toàn, không gây tác dụng phụ.

Loãng xương là bệnh diễn ra âm thầm trong nhiều năm lúc đầu còn nhẹ bệnh không có bất kỳ biểu hiện gì nên người bệnh không biết hoặc chủ quan không lo điều trị sớm. Cho đến khi xuất hiện tình trạng đau lưng hay gãy xương thì bệnh đã quá nặng lúc này việc điều trị rất khó khăn tốn kém và ít hiệu quả.

Đối với bệnh loãng xương việc ngừa bệnh và phát hiện bệnh sớm là rất quan trọng nhất là phụ nữ sau sinh, phụ nữ sau tuổi mãn kinh đặc biệt là những trường hợp mãn kinh sớm ở tuổi 40, những trường hợp sử dụng nhiều thuốc giảm đau có thể gây loãng xương. Trong việc phòng ngừa các bạn cần lưu ý đến chế độ ăn uống, rèn luyện thân thể tập thể dục thể thao, không tự ý dùng các loại thuốc có thể làm trầm trọng hơn tình trạng loãng xương, chỉ dùng thuốc khi có chỉ định theo dõi của bác sĩ. Nếu biết cách phòng ngừa, phát hiện sớm, điều trị sớm sẽ giúp bạn tránh được tác hại nguy hiểm của bệnh loãng xương.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0936 009 783 – 0973 084 256
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội

Thứ Sáu, 29 tháng 1, 2016

Bệnh Thấp Khớp - Đâu là nguyên nhân?

Trong y học phân chia bệnh thấp khớp thành 2 loại là thấp khớp cấp và thấp khớp mạn tính. Tùy từng loại mà có những nguyên nhân khác nhau.

nguyên nhân gây bệnh thấp khớp



1. Thấp khớp cấp:


Y học cổ truyền đưa nó vào thấp nhiệt, theo chứng tí thì bệnh bao gồm trước tí và nhiệt tí. Theo đó nguyên nhân gây bệnh là 2 ngoại tà là chính. Thấp và nhiệt, tức là môi trường nóng ẩm, thuận lợi cho liên cầu khuẩn sinh sôi gây bệnh. Nội nhiệt (thường là do can thận hư, gầy yếu) là nguyên nhân bên trong thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể gây viêm.

Bệnh thường gặp ở tuổi thiếu niên (từ 7-14 tuổi), người lớn ít gặp hơn.

Nguyên nhân:

- Do liên cầu khuẩn tan máu nhóm A gây viêm. Liên cầu này lại từ các ổ viêm ở tai - mũi - họng - răng rồi lan sang khớp.

- Môi trường thuận lợi cho liên cầu khuẩn tồn tại, sinh tồn là ẩm thấp, tối tăm, từ đó xâm nhập vào cơ thể.

- Ăn uống thiếu chất, cơ thể ốm yếu là điều kiện thuận lợi cho viêm cầu khuẩn gây bệnh.

2. Thấp khớp mạn tính:


Bệnh thấp khớp là một khái niệm khá chung chung. Đặc biệt là trong dân gian, mọi chứng đau khớp đều gọi là thấp khớp. Thấp khớp mạn tính do nhiều nguyên nhân như:

- Gen (truyền từ bố mẹ sang con).

- Môi trường.

- Hoóc môn.

Thấp khớp mạn tính được điều trị khỏi sau vài tuần, tuy nhiên chỉ sau vài tháng lại tái phát hoặc có khi gây biến chứng nếu không được điều trị dứt điểm nó có thể chuyển thành các chứng biến ở tim gây nên những hậu quả khôn lường.

3. Bệnh khớp do thoái hóa:


Bệnh này có thể tổn thương ở các khớp như khớp háng, cột sống cổ, đĩa đệm, khớp gối, còn được gọi là hư khớp.

Nguyên nhân chính của hư khớp là sự lão hóa, hoặc sự quá tải kéo dài của sụn khớp. Tổn thương chủ yếu là sự thoái hóa của sụn khớp, sau đó là những thay đổi của phần xương khớp dưới sụn và màng hoạt dịch.

Đây là bệnh mạn tính của khớp, có đau và biến dạng, không có biểu hiện viêm. Đó là sự hóa già sinh lý, nên không coi hư khớp là một bệnh mà là một tình trạng do nhiều nguyên nhân gây nên. Chủ yếu là sự lão hóa của tế bào và mô - tế bào sụn ở người trưởng thành không còn khả năng sinh sản nữa. Tế bào già dần và rối loạn, mô sụn mất dần khả năng đàn hồi bền chắc, chịu tải kém dần.

Yếu tố di truyền cũng là nguyên nhân lão hóa nhanh, tế bào sụn ở phụ nữ mãn kinh, người có bệnh ở tuyến yên, đái tháo đường, xơ vữa động mạch…cũng là nguyên nhân của bệnh.

Khi bị các triệu chứng như trên, người bệnh nên đến các cơ sở y tế thăm khám để có cách hỗ trợ và điều trị kịp thời.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0936 009 783 – 0973 084 256
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội

Thứ Tư, 27 tháng 1, 2016

Điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống bằng đông y

Thoát vị đĩa đệm đã trở thành một căn bệnh phổ biến trong xã hội hiện đại ngày nay. Việc tìm đến những bài thuốc Đông y là xu thế chung của nhiều người bệnh. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm theo Y học cổ truyền.

điều trị bệnh xương khớp


Theo quan niệm của y học cổ truyền thì đĩa đệm thuộc về gân, do can huyết sinh ra và nuôi dưỡng. Đĩa đệm bị suy yếu, khí trệ huyết ứ và bị ngoại tà xâm nhập làm cho đĩa đệm mất đi sự đàn hồi, biến dạng và thoát vị khi can huyết không đầy đủ.

Có rất nhiều nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm như:


- Do chấn thương.

- Do lao động quá sức.

- Do tuổi già.

- Bệnh mãn tính.

- Do cảm phong, hàn, thấp, nhiệt.

Triệu chứng bệnh:

Những cơn đau do thoát vị đĩa đệm có thể tái phát nhiều lần theo từng đợt, mỗi đợt kéo dài từ 1 đến 2 tuần. Người bệnh có cảm giác đau âm ỉ, đau dữ dội, đau tăng khi ho, hắt hơi hoặc thay đổi tư thế. Còn có cảm giác như kiến bò, kim châm trong xương. Khi thời tiết thay đổi mưa, lạnh, âm u thì đau tăng, chườm ấm nóng thì giảm đau, tiểu nhiều, nước tiểu trong, lưỡi nhạt, rêu lưỡi nhờn, mạch Trầm, Tế.

Thoát vị đĩa đệm đau dữ dội theo từng đợt


Đối với thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, người bệnh hay có những triệu chứng: Đau vùng cổ, vai, gáy. Đau dọc theo cánh tay, có cảm giác tê cánh tay, bàn tay và các ngón tay. Thậm chí teo, yếu cơ tay.

Đối với thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, người bệnh có những biểu hiện sau: Đau và tê vùng thắt lưng, mông. Cơn đau lan xuống dọc xương đùi, xương cẳng chân và bàn chân. Teo, yếu cơ đùi.

Một số bài thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm bằng đông y:


+ Bài 1: Xuyên ô - 9 gam, Phụ tử 9 gam, Quế chi 9 gam, Độc hoạt 9 gam, Cát căn 9 gam, Can khương 9 gam, Ma hoàng 6 gam, cam thảo 6 gam, Tế tân 3 gam.

+ Bài 2: Trang kí sinh 18 gam, Thạch chi 15 gam, Đương qui 12 gam, Đẳng sâm 12 gam, phục linh 12 gam, Tần giao 12 gam, Đỗ trọng 12 gam, Phòng phong 9 gam, Độc hoạt 9 gam, Xuyên khung 9 gam, Bạch thược 9 gam, Ngưu tất 9 gam, Tế tân 3 gam, Nhục quế 3 gam, Cam thảo 3 gam.

+ Bài 3: Ý dĩ 30 gam, Xương truật 12 gam, Ngưu tất 12 gam, Tần giao 9 gam, Hoàng bá 9 gam.

+ Bài 4: Thục địa 12 gam, Đỗ trọng 12 gam, Hoài sơn 9 gam, Sơn thù 9 gam, Kỉ tử 9 gam, Ngưu tất 9 gam, Thỏ ti tử 9 gam, Tang ký sinh 9 gam, Cao ban long 6 gam, Cao qui bản 6 gam.

+ Bài 5: Thục địa 12 gam, Đỗ trọng 9 gam, Thỏ ti tử 9 gam, Tục đoạn 9 gam, Cao ban long 9 gam, Hoài sơn 9 gam, Kỉ tử 9 gam, Cẩu tích 9 gam, Sơn thù 9 gam, Đương qui 8 gam, Phụ tử 3 gam.

Năm bài thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm bằng đông y trên sẽ giúp người bệnh giảm bớt các cơn đau do căn bệnh này gây ra.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0936 009 783 – 0973 084 256
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội


Thứ Hai, 25 tháng 1, 2016

Loại thực phẩm tốt cho xương khớp

Xương khớp là một phần rất quan trọng trong cơ thể chúng ta, nó cần được nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ và bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết. Chế độ dinh dưỡng hàng ngày đóng một vai trò đặc biệt quan trọng giúp xương khớp luôn chắc khỏe, dẻo dai và tránh được tình trạng thoái hóa khớp. Chính vì vậy việc lựa chọn thực phẩm tốt cho xương khớp trong bữa ăn hàng ngày giúp bạn phòng tránh được những bệnh về xương khớp


1. Các loại thịt cá và xương ống chứa nhiều canxi.




thực phẩm tốt cho xương khớp
Xương ống là thực phẩm chứa nhiều canxi

Các món ăn hầm từ xương, sụn sẽ cung cấp một lượng Canxi và các chất dinh dưỡng đáng kể giúp xương khớp luôn chắc khỏe. Bên cạnh đó, các thực phẩm giàu canxi như tôm, cua, cá, sò,… cũng là một nguồn cung cấp Canxi dồi dào. Tuy nhiên, “cái gì quá cũng không tốt”; việc ăn quá nhiều thịt cá chứa canxi sẽ dẫn đến nguy cơ dư chất đạm -nguyên nhân chính gây bệnh gout.

2. Sữa và các loại thực phẩm chế biến từ sữa


thực phẩm tốt cho xương khớp
Sữa và các loại thực phẩm từ sữa rất tốt cho xương khớp

Sữa luôn luôn là thực phẩm được mọi người khuyên dùng trong cuộc sống hàng ngày vì chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Trong sữa có chứa nhiều Canxi - là thành phần cấu tạo nên xương - nên việc uống sữa đều đặn sẽ giúp chống loãng xương, giúp xương chắc khỏe.

3. Ngũ cốc




Các loại ngũ cốc như gạo lứt, lúa mỳ, lúa mạch đen, bắp rang,…và các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt đều là những thực phẩm chứa nhiều Vitamin và khoáng chất có khả năng tăng miễn dịch, tăng sức đề kháng, ngăn ngừa lão hóa và làm chậm quá trình oxy hóa. Đây cũng được xem là một trong những loại thực phẩm có tác dụng bổ xương khớp.



Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0936 009 783 – 0973 084 256
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội

Dền gai điều trị bệnh khớp

Dền gai là một loại rau dền mọc khá nhiều trong vườn nhà, thường được người dân sử dụng như một loại rau trong bữa ăn hằng ngày. Ngoài công dụng là món ăn rất ngon, rau dền còn được sử dụng như một vị thuốc quý đối với sức khỏe con người. Đặc biệt từ lâu người dân đã sử dụng dền gai trong điều trị các bệnh về khớp bằng hình thức giã đắp ngoài khớp hoặc sắc uống.

Dền gai thuộc họ Dền (Amaranthaceae), là cây thân thảo gồm một thân chính và nhiều cành nhỏ xung quanh, cây mọc nhiều ở vườn nhà, bờ sông, bờ ruộng. Toàn cây có nhiều hoạt chất hóa học rất tốt cho cơ thể như protein, chất xơ, các loại vitamin và chất khoáng như K, B2, B6, B12, sắt, kẽm, canxi, photpho,… Lá và ngọn non thường được hái nấu canh đem lại giá trị dinh dưỡng, giúp bổ máu. Thân cành và rễ thường được băm nhỏ phơi khô sao vàng để sắc uống điều trị một số bệnh.



kinh nghiệm dân gian chữa bệnh xương khớp
Dền gai ngoài làm rau ăn có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe

Theo đông y dền gai có vị ngọt nhạt, tính lương, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, trừ thấp, thu liễm ngừng tả. Do đó dền gai được sử dụng trong điều trị khá nhiều bệnh như các bệnh về hô hấp, da liễu, máu, thận tiết niệu, xương khớp.

Đối với các bệnh xương khớp dền gai giúp thanh nhiệt trừ thấp, lợi tiểu, loại bỏ tác nhân gây bệnh ra ngoài qua đường tiểu tiện, giảm sưng nóng đỏ đau các khớp, từ đó rất có hiệu quả trong đợt cấp của các bệnh khớp. Ngoài ra trong dền gai có hàm lượng canxi và các chất khoáng giúp cho quá trình tạo xương chắc khỏe hơn, hạn chế loãng xương và thoái hóa khớp.

Có thể sử dụng dền gai độc vị (chỉ dùng dền gai sắc uống) hoặc kết hợp với các vị thuốc trừ thấp khác như lá lốt, rễ cỏ xước, thiên niên kiện, thổ phục linh, sài đất,…giúp giảm các triệu chứng đau nhức cho người bệnh. Có thể dùng cành lá giã nát đắp lên các khớp đang sưng nóng, đau nhức cũng có tác dụng giảm đau nhanh chóng.

Ngoài ra dền gai có tác dụng trừ thấp nhiệt ở hạ tiêu nên được sử dụng trong điều trị sỏi tiết niệu, viêm bàng quang, chữa lỵ rất tốt. Đồng thời giúp bổ máu và chữa các bệnh về kinh nguyệt ở phụ nữ.

Hơn nữa dền gai là loại cây rất dễ mọc và khả năng chống đỡ bệnh tật cao, không có sâu bọ nên sử dụng rất an toàn. Phụ nữ mang thai và sau sinh cần tích cực ăn rau dền, những người mắc bệnh khớp nên sử dụng dền gai trong món ăn hàng ngày như dền gai xào gan lợn, dền gai nấu tôm, dền gai nấu canh thịt,… vừa bổ sung canxi lại tốt cho các khớp.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0936 009 783 – 0973 084 256
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội

Thứ Bảy, 23 tháng 1, 2016

Những triệu chứng của bệnh thấp khớp

Thấp khớp là một bệnh gây ảnh hưởng đến các khớp xương gây đau, sưng và cứng khớp. Bệnh này thường xảy ra ở nhiều khớp và có thể ảnh hưởng đến bất kỳ khớp nào trong cơ thể. Cũng như nhiều bệnh lý khác, bệnh thấp khớp cũng có những triệu chứng rất rõ ràng để người bệnh có thể nhận biết.

dấu hiệu nhận biết bệnh thấp khớp

1. Thấp khớp cấp: 


Thấp khớp cấp hay còn gọi là thấp tim hoặc sốt thấp khớp được coi là một trong những bệnh của hệ miễn dịch mô liên kết hay thuộc hệ thống tạo keo. Cho tới nay, bệnh vẫn khá thường gặp ở các nước đang phát triển và là nguyên nhân hàng đầu của bệnh van tim ở người trẻ tuổi.

Thanh - thiếu niên trong độ tuổi từ 7-14 là đối tượng thường mắc vào căn bệnh này nhất và được chia đều ở cả 2 giới nam và nữ. Tuy nhiên, không ít trường hợp xảy ra ở lứa tuổi 20 hoặc hơn nữa.

Nếu bạn có các dấu hiệu như sau: 

Sốt: Đây cũng là triệu chứng xuất hiện sớm và diễn ra ở phần lớn bệnh nhân (gặp 71%). Thường không sốt cao, chỉ dao động từ 38-39oC nhưng kéo dài một vài tuần làm ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của người bệnh. Và nếu càng đẩy lùi được khoảng cách tái phát sốt thấp, tức càng xa lần khởi phát hoặc càng cách xa đợt cấp ngay trước đó thì xu hướng tái phát này ngày càng giảm đi.

Đau khớp: Kèm theo các cơn sốt là các cơn đau, vị trí bắt đầu thường ở các khớp lớn như khớp gối, khuỷu tay, khớp cổ chân. Các khớp sưng, nóng, đỏ, đau. Khớp to, nhỏ đều bị, cử động rất đau. Có khi không sưng mà chỉ đau. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ diễn ra theo đợt, thời gian diễn biến thường kéo dài từ 10-15 ngày là khỏi hẳn. Tuy bệnh này không để lại di chứng như cứng khớp, teo cơ nhưng lại tái phát sau vài lần, vài tháng, hàng năm….

Biểu hiện tổn thương ở cơ quan tiêu hoá: đau bụng vùng rốn, đau vùng gan, đái ra máu.

Dấu hiệu toàn thân: Sốt, viêm họng, mệt mỏi, xanh xao, ăn ngủ kém, đau nhức các khớp, nước tiểu đỏ, suy tim.

2. Thấp khớp mạn tính


Là bệnh do nhiều nguyên nhân hoặc do bệnh cấp ở khớp chuyển thành mạn tính hoặc do các bệnh khác tác động vào khớp thành khớp mạn tính.

Bệnh khớp do thoái hóa, còn goi là hư khớp cũng được cho là bệnh mạn tính của khớp và cột sống, là sự thoái hóa của sụn khớp.

Nếu bạn có các dấu hiệu như sau:

- Đau khi vận động: Đây là dấu hiệu rõ nhất của hư khớp, nếu được nghỉ ngơi thì giảm đau. Các vị trí đau thường tại chỗ và ít khi lan rộng

- Từ trường hợp hư khớp cột sống chèn ép rễ vào dây thần kinh. Thường hư khớp 2 nơi đối xứng. Đau âm ỉ từng đợt mấy ngày rồi đỡ 1 thời gian lại đau.

Trong thời gian này cơ thể người bệnh không có biểu hiện nóng hay sốt.

- Khớp không bị biến dạng nhiều như các bệnh khớp khác như Gout, viêm khớp….

- Khớp gối và đốt sống cổ khi vận động có tiếng lạo xạo, có tràn dịch ít ở khớp gối khi bị thoái hóa nặng.

thoái hóa khớp gối, thoái hóa khớp vai" src="http://chuabenhkhop.vn/public/media/media/images/thoai-hoa-khop/thoai-hoa-khop-goi/thoai-hoa-khop-06.jpg" />

Khớp gối khi di chuyển có tiếng kêu lục cục

- Toàn thân không có tình trạng nhiễm khuẩn, không sốt, không gây sút cân.

- Hư khớp gối gặp nhiều ở phụ nữ chiếm đến 80%, người béo phì khoảng 50%. Thường xuất hiện ở tuổi 40-50, kèm theo đó là các rối loạn vận mạch chi dưới, dãn tĩnh mạch cẳng chân (30%), viêm da, loạn sắc tố, ngứa exen…

- Ngoài ra hiện tượng hư khớp còn thấy ở cột sống, khớp háng, các đốt ngón tay.

+ Nếu phát hiện mình đã bị mắc một trong những triệu chứng như trên, hãy nhanh chóng gặp và hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp nhất, nhằm giúp làm chậm lại tiến trình phát triển của bệnh.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0936 009 783 – 0973 084 256
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội

Thứ Sáu, 22 tháng 1, 2016

Bệnh khớp nặng hơn sau dịp tết

Mùa xuân là mùa của cây cối đâm chồi nảy lộc, tuy nhiên mưa xuân nhiều khiến độ ẩm cao, trời nồm, ẩm ướt… là nguyên nhân khiến bệnh xương khớp của người già có xu hướng tái phát và nặng hơn vào mùa xuân. Đồng thời các bệnh về xương khớp như: thoát vị đĩa đệm, viêm khớp dạng thấp, bệnh gout có tổn thương khớp,… cũng nặng lên sau ngày Tết.


tổng quan các bệnh về xương khớp
Bệnh khớp có xu hướng tái phát và nặng hơn vào mùa xuân

Người bệnh thường xuất hiện cảm giác đau nhức nhiều hơn tại các khớp, cảm giác đau dữ dội nhất vào lúc nửa đêm về sáng thường gặp trong thoái hóa khớp và thoát vị đĩa đệm. Thậm chí các triệu chứng có thể là sưng đau nhiều khớp, các khớp tấy đỏ và cử động khó khăn thường gặp trong viêm khớp dạng thấp và tổn thương khớp do bệnh gout. Các triệu chứng này thường gặp hơn vào đầu mùa xuân làm cho thời điểm ngay sau Tết Nguyên Đán lượng bệnh nhân tại các khoa Cơ- xương - Khớp tại các bệnh viện tăng lên đáng kể.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do thay đổi thời tiết giữa hai mùa đông - xuân. Chính những biến đổi về nhiệt độ, độ ẩm là những ảnh hưởng không tốt đến dịch bao khớp và các thành phần quanh khớp. Thông thường mùa đông với nhiệt độ thấp, khí hậu lạnh và khô chuyển sang mùa xuân thì nhiệt độ tăng dần, độ ẩm cao. Hơn nữa cái lạnh của mùa đông không chấm dứt hẳn mà thường kéo sang cả mùa xuân, kết hợp với mưa xuân làm cho độ ẩm không khí cao. Thủy thấp tích tụ và hình thành xâm nhập vào các khớp kích hoạt phản ứng viêm gây ra đau nhức khớp nặng hơn (dân gian thường gọi là bệnh phong thấp hay thấp khớp).

Di chuyển, leo bậc cầu thang nhiều làm gia tăng áp lực lên khớp và làm nặng hơn tình trạng viêm khớp

Ngoài ra, mùa xuân được gọi là mùa của ăn chơi, hội hè. Những dư âm của ngày Tết vẫn còn kéo dài sang đến các tháng sau này bằng việc đi du xuân, lễ chùa đầu năm, đi trẩy hội,… Việc di chuyển nhiều, leo núi, leo bậc thang nhiều làm gia tăng áp lực lên các khớp và làm nặng hơn tình trạng viêm ở khớp.

Như vậy, trong những ngày sau Tết để giảm bớt tỷ lệ tái phát bệnh và các triệu chứng đau nhức xương khớp cho người bệnh đặc biệt là người già thì cần chú ý giữ ấm cơ thể, tránh lạnh đột ngột, không nên ra ngoài vào lúc trời mưa và độ ẩm không khí cao. Đi bộ và leo núi vừa phải không nên leo bậc thang nhiều đặc biệt với những bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối. Đồng thời người bệnh nên tìm các cây thuốc vị thuốc có tác dụng trừ phong thấp, giảm đau như: lá lốt, ngải cứu, gừng, quế,…để giúp giảm các triệu chứng đau nhức.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0936 009 783 – 0973 084 256
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội

Thứ Tư, 20 tháng 1, 2016

Cách dùng đỗ đen trị bệnh đau lưng

Đau lưng là một bệnh thường gặp trong đời sống. Có nhiều phương pháp khác nhau để giảm các triệu chứng đau nhức cho người bệnh. Một trong các cách hay được áp dụng là sử dụng các vị thuốc cũng như món ăn có tác dụng bổ thận, mạnh gân xương. Đỗ đen là một loại hạt được dùng làm thực phẩm có tác dụng rất tốt cho người bị đau lưng.


Đỗ đen bổ thận âm – giảm đau nhức thắt lưng
Đỗ đen tính bình có tác dụng bổ thận, mạnh gân xương rất tốt cho người bị đau lưng

Nguyên nhân gây đau lưng có thể do khi đi đứng, ngồi làm việc không đúng tư thế khiến các cơ vùng thắt lưng co lại. Hoặc cũng có thể do các tổn thương tại cột sống thắt lưng trong các bệnh như thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, viêm cột sống. Theo y học cổ truyền những người già bị đau lưng thường do chức năng hoạt động của tạng thận suy giảm. Vì theo lý luận đông y vùng thắt lưng là nơi hoạt động của tạng thận do tạng thận phụ trách, hơn nữa thận lại chủ về xương tủy. Vì thế khi thận hư sẽ dẫn đến triệu chứng đau lưng mỏi gối, đau nhức xương khớp. Thận thuộc hành Thủy trong ngũ hành nên thích hợp với sắc đen, vị mặn. Đỗ đen tính bình có tác dụng bổ thận, mạnh gân xương, khu phong trừ thấp, thanh nhiệt dưỡng huyết vì thế có thể giảm triệu chứng đau nhức cho người bị đau lưng.

Người già rất hay gặp triệu chứng đau lưng

Cách dùng đỗ đen như thế nào?


Có nhiều cách sử dụng đỗ đen và được ứng dụng điều trị nhiều bệnh khác nhau. Nên chọn loại đỗ đen bên trong màu xanh (đỗ đen xanh lòng) để dùng sẽ tốt hơn. Để giảm đau nhức vùng thắt lưng có thể áp dụng các cách sau đây:

- Đỗ đen sao cháy bọc vào vải mềm chườm vào vùng thắt lưng.

- Đỗ đen sao vàng, ngâm rượu uống.

- Những người già thể lực suy kiệt hoặc sau ốm dậy, sau phẫu thuật có thể dùng đỗ đen hầm cùng gà ác, ninh nhừ ăn cả cái và nước 1 – 2 lần/tuần.

- Đỗ đen nấu lấy nước chế cùng Hà thủ ô sắc uống dần, ngoài tác dụng giảm đau lưng còn giúp làm đen tóc, da hồng hào, ăn ngủ tốt.

- Đỗ đen dùng cùng Cúc hoa vừa giúp trị đau lưng vừa thanh can sáng mắt, giảm ù tai điếc tai.

- Ngoài ra, đỗ đen còn được sử dụng trong điều trị các bệnh khác như: đau bụng, nhiệt miệng, đau đầu mất ngủ, phụ nữ sau sinh mất huyết nhiều,…

- Đỗ đen có thể nấu nước uống giúp thanh nhiệt trong ngày hè rất tốt.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0936 009 783 – 0973 084 256
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội

Thứ Hai, 18 tháng 1, 2016

3 tư thế thường gặp có thể gây bệnh về xương khớp

Nếu ví cơ thể như một tòa nhà, thì xương khớp có thể xem như bê tông cốt thép bên trong chống đỡ tòa nhà. Cuộc sống hiện đại với nhịp sống công nghiệp hối hả khiến con người vì quá bận rộn mà chủ quan với sức khỏe. Có những thói quen bạn thường lặp đi lặp lại hằng ngày mà không biết rằng đó chính là nguyên nhân gây ra các bệnh tật nguy hiểm, trong đó có một số tư thể không đúng có thể sẽ gây bệnh về xương khớp sau này.

1. Cúi đầu chơi điện thoại


Nhiều người có thói quen khi rảnh thường lôi smart phone ra để lướt web, xem facebook hay chơi game… Tuy nhiên, khi cúi thấp đầu nhìn chăm chú vào màn hình điện thoại hay máy tính bảng thì đốt sống cổ sẽ phải chịu trọng lượng lớn hơn của phần đầu, đồng thời bả vai cũng bị căng quá mức và cột sống lưng phải chịu gánh nặng lớn hơn. Sau khoảng 5 năm duy trì thói quen này thì toàn bộ cơ ở bả vai sẽ luôn trong tình trạng nhức mỏi, đau lưng và mắc các bệnh về cột sống, đốt sống cổ. Đa số những người làm việc nhiều trên máy tính cũng mắc phải tình trạng này.



3 tư thế thường gặp có thể gây bệnh về xương khớp
Cúi đầu thấp dùng điện thoại trong thời gian dài dễ gây đau cổ và vai gáy

Lời khuyên: Việc cúi đầu xem điện thoại, máy tính bảng hay máy vi tính tốt nhất không nên kéo dài liên tục quá 15 phút. Duy trì cho màn hình và tia nhìn của mắt ngang nhau hoặc thấp hơn một chút thôi để tránh đầu phải cúi xuống quá thấp. Sau 15-30 phút nhìn màn hình thì nên rời mắt giải lao một chút để các khớp và cơ được cử động. Với người làm việc trên máy vi tính nên tập thói quen sau khi làm việc một giờ thì đứng dậy vận động đôi chút, có thể thực hiện vài động tác thể dục đơn giản cử động đầu, cổ, vai, tay v.v… để cơ thể được thả lỏng.

2. Ngủ gục đầu trên bàn



Rất nhiều người làm việc văn phòng mắc phải thói quen này. Do điều kiện hạn hẹp về thời gian, không gian, nhiều người chọn cách khoanh tay trên bàn làm việc và gục đầu vào đó để chợp mắt vài phút nghỉ trưa. Thói quen này vô cùng bất lợi cho việc duy trì độ cong sinh lý khỏe mạnh của đốt sống cổ. Với người đã mắc chứng đau lưng hay bệnh về đốt sống cổ thì kiểu ngủ này càng khiến cho bệnh thêm trầm trọng hơn.



3 tư thế thường gặp có thể gây bệnh về xương khớp
Ngủ trưa sai tư thế dẫn đến nguy cơ mắc bệnh xương khớp cho dân văn phòng

Lời khuyên: Nghỉ trưa tốt nhất nên có chỗ đặt lưng cho thoải mái. Nếu điều kiện thực sự không cho phép, có thể điều chỉnh chiếc ghế hơi ngả về sau, lót thêm tấm đệm sau lưng để thư giãn trong giờ nghỉ trưa.

3. Đeo cặp, ba lô một dây


Đeo cặp sách hay ba lô loại một dây ở sau lưng về lâu dài sẽ khiến vai xuất hiện tình trạng đau nhức, thậm chí là bị hiện tượng bên cao bên thấp. Do khi đeo ba lô hay cặp loại này, để tránh dây đeo tuột khỏi vai, thường con người sẽ có xu hướng nâng cao một bên vai nào đó hơn so với bên còn lại, và dùng sức hướng vào bên trong. Thói quen này lâu ngày có thể khiến cho cột sống bị cong lệch, với nữ giới còn xảy ra tình trạng hai bên ngực không đồng đều, đặc biệt là học sinh đang ở giai đoạn phát triển thì càng dễ bị ảnh hưởng hơn.



3 tư thế thường gặp có thể gây bệnh về xương khớp
Thói quen đeo ba lô/cặp một bên khiến vai bị đau nhức

Lời khuyên: Sách vở của các em học sinh hiện nay khá nặng nề, tốt nhất nên chọn cho con loại ba lô đeo bằng hai dây. Người lớn cũng vậy, nếu đoạn đường đi làm quá xa cũng không nên chọn cho mình kiểu ba lô đeo lệch một bên vai. Nếu bắt buộc phải đeo thì nên thường xuyên thay đổi lần lượt hai bên để giảm bớt chênh lệch cho xương khớp.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0936 009 783 – 0973 084 256
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội

Thứ Bảy, 16 tháng 1, 2016

Gợi ý 5 loại lá tốt cho các bệnh xương khớp


Trong tự nhiên có rất nhiều loại cây cỏ có công dụng chữa bệnh. Đặc biệt có một số loại lá rất dễ kiếm nhưng lại có khả năng trị bệnh hiệu quả mà không phải ai cũng biết. Sau đây xin giới thiệu 5 loại lá hoặc rau thông dụng trong vườn nhà có công dụng hữu hiệu trị đau xương khớp.

1. Lá lốt


Lấy 5-10g lá lốt phơi khô (15-30g lá tươi), sắc 2 bát nước còn 1/2 bát, uống trong ngày. Uống khi thuốc còn ấm, nên uống sau bữa ăn tối. Mỗi liệu trình điều trị 10 ngày.

Hoặc lá lốt và rễ các cây bưởi bung, vòi voi, cỏ xước, mỗi vị 30g, tất cả đều dùng tươi thái mỏng, sao vàng, sắc với 600ml nước, còn 200ml chia 3 lần uống trong ngày. Uống liên tục trong 7 ngày.

bài thuốc dân gian trị bệnh xương khớp
Lá lốt rất tốt cho bệnh xương khớp

2. Ngải cứu trắng 


Lấy lá ngải cứu trắng rửa sạch, cho lẫn muối vào rồi đổ nước nóng lên, sau đó đắp vào khớp. Khi khớp bị sưng, đắp ngải cứu muối ấm sẽ làm cơn đau giảm đi, khớp bớt sưng hơn. Còn với người có nguy cơ cao bị đau khớp (người lớn tuổi, người béo phì…) có thể dùng bài thuốc này chườm lên khớp hàng ngày sẽ có tác dụng phòng bệnh.

bài thuốc dân gian trị bệnh xương khớp
Đắp ngải cứu muối ấm giúp giảm sưng và giảm đau khớp

3. Rau mùng tơi

Hầm rau mùng tơi với chân giò thêm chút rượu để ăn hàng ngày sẽ giúp trị đau nhức xương khớp.



bài thuốc dân gian chữa bên xương khớp
Ít người biết rằng chân giò hầm mồng tơi là món ăn tốt cho bệnh nhân khớp

4. Rau cần


Rau cần ta tươi giã nát vắt lấy nước, thêm đường trắng đun sôi, uống thay trà. Trà này trị chứng phong thấp, khớp tay chân sưng.



bài thuốc dân gian chữa bên xương khớp
Rau cần là nguyên liệu tạo nên món trà an toàn lại trị được chứng đau khớp

5. Cây lá bỏng


Đun lá bỏng, nằm sấp và đắp lên vùng bị đau khớp khi lá còn nóng. Nếu không chịu được sức nóng, thay vì đun nóng lá có thể đặt một miếng lót nóng hoặc chai nước nóng ở trên lá. Khi cần di chuyển có thể quấn lá xung quanh vùng bị đau để giữ ấm trong ngày. Đây được xem là bài thuốc mang lại hiệu quả cao.


bài thuốc dân gian chữa bên xương khớp
Dùng cây lá bỏng đúng cách giúp làm dịu cơn đau khớp

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0936 009 783 – 0973 084 256
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội

Thứ Sáu, 15 tháng 1, 2016

Thực phẩm bệnh nhân thoái hóa cần tránh

ngăn ngừa bệnh thoái hóa khớp



Những người bệnh nên kiêng kỵ những thực phẩm gây mất canxi, thực phẩm giàu phốt pho như: thịt đỏ, phủ tạng, muối, đường, rượu bia. Hạn chế những thực phẩm tạo một số chất gây kích thích phản ứng viêm và thúc đẩy kết dính tiểu cầu, gây giãn mạch, xung huyết, tăng cảm giác đau như: bơ, đồ ăn nhanh, thức ăn chiên quá kỹ và nhiều dầu…

Cần hạn chế các thực phẩm, đồ uống ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe đặc biệt với người bị thoái hóa khớp.

Bên cạnh đó, không nên dùng nhiều các sản phẩm gây tăng chất lipit máu gây bất lợi cho người đang bị viêm khớp vì xúc tác phản ứng viêm tấy ở mặt trong bao khớp như: thịt mỡ, bơ, xúc xích, dăm - bông, bánh kẹo…

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0936 009 783 – 0973 084 253
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội


Thứ Tư, 13 tháng 1, 2016

Ăn uống sinh hoạt hợp lý giảm bệnh viêm khớp

Theo thống kệ trên cả nước về bệnh xương khớp thì hiện có tới 30% người mắc bệnh viêm khớp trong nhóm bệnh lý về xương khớp. Chính vì thế nên bệnh viêm khớp đang được báo động cần mọi người dân có ý thức phòng tránh bệnh để hạn chế tối đa mức độ nguy hiểm của bệnh gây ra cho cơ thể. Việc điều trị gặp rất nhiều khó khăn vì còn liên quan đến sinh hoạt của bệnh nhân hàng ngày, vì vậy việc ứng dụng chế tiết dinh dưỡng và chế độ ăn uống hợp lý trong điều trị các bệnh viêm xương khớp là điều cần thiết cần được quan tâm. Dưới đây là cách ăn uống sinh hoạt khoa học nhất dành cho người mắc bệnh xương khớp mà những ai mắc bệnh viêm xương khớp nên quan tâm chú ý tới để cải thiện bệnh tình của mình nhé!


phòng tránh bệnh viêm khớp
Ăn uống sinh hoạt hợp lý giảm bệnh viêm khớp


Cách ăn uống khoa học dành cho người viêm khớp
Muốn cho kết quả điều trị bệnh được nhanh hơn thì bệnh nhân không nên bỏ qua vấn đề dinh dưỡng, chế độ ăn uống hợp lý và nhất là kiêng kỵ trong ăn uống khi điều trị các bệnh viêm xương khớp có một ý nghĩa quan trọng.

* Thực phẩm nên tránh khi bị viêm khớp 


- Hạn chế ăn những thực phẩm gây mất can xi: Thực phẩm giàu phốt pho như thịt, phủ tạng, muối, đường, rượu bia.


- Hạn chế ăn những thực phẩm tạo một số chất gây kích thích phản ứng viêm và thúc đẩy kết dính tiểu cầu, gây giãn mạch, xung huyết, tăng cảm giác đau như sản phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa, dầu như bơ, đồ ăn nhanh, thức ăn sẵn, thức ăn chiên quá kỹ và nhiều dầu.


- Tránh các thực phẩm có thể gây ra dị ứng tăng viêm như như ngô (bắp), bơ sữa, đồ nếp đã qua chế biến, quả thuộc họ cam quýt, cua, tôm.


- Hạn chế thực phẩm gây tăng chất lipit máu gây bất lợi cho người đang bị viêm khớp vì xúc tác phản ứng viêm tấy ở mặt trong bao khớp như thịt mỡ, bơ, xúc xích, dăm-bông, bánh kẹo.


- Thực phẩm giàu a-xít oxalic như nam việt quất, mận, củ cải cũng không nên ăn.


- Kiêng ăn quá nhiều thức ăn mỗi bữa đối với người có tình trạng dinh dưỡng kém mà bị viêm đa khớp dạng thấp.


- Đối với những người mắc bệnh xương khớp ở thể hàn cần tránh thức ăn chế biến từ động vật ở sâu dưới bùn như cá chạch, lươn.


- Đối với những người mắc bệnh xương khớp ở thể nhiệt, người bị bệnh gút cần tránh ăn uống những chất cay nóng như hồ tiêu, rượu, bia, cà phê, chất có quá nhiều đạm như thịt đỏ, Gan, thận, tim, trứng cá, cá trích, cá mòi, thịt bò, thịt gà lôi, chim bồ câu, ngỗng, sò. Đặc biệt, tránh phối hợp các thức ăn này trong cùng bữa ăn.


* Thực phẩm nên bổ xung cho cơ thể

- Chế độ ăn cho các bệnh nhân bao gồm các loại hoa quả có chứa hàm lượng phần trăm vitamin C cao như: cam, dâu tây, mâm xôi, đào, xoài…

- Táo là loại quả rất quan trọng vì nó có khả năng chống lại các phản ứng viêm.

- Một số thực phẩm khác cũng có tác dụng chống viêm như:tảo bẹ, nghệ, nấm và trà xanh.

- Rau củ nên được xem như là thành phần chính trong chế độ ăn của bệnh nhân. Một số loại như: cải bắp, cải xanh, tỏi, gừng, các loại đậu xanh, rau bina, tỏi tây, cây ô liu.

- Các loại cá như cá hồi, cá ngừ, sò, cá mòi, cá có thịt trắng… rất giàu a-xít béo ômêga 3 - chất quan trọng để hạn chế viêm.

- Một nhóm thực phẩm không thể thiếu là ngũ cốc: gạo lứt, lúa mỳ, lúa mạch đen... Các lương thực này chứa nhiều carbohydrate phức, mang lại nguồn năng lượng tuyệt vời cho người bệnh.

- Thảo dược và các loại gia vị giúp chống lại những phản ứng có hại đối cơ thể như húng quế, húng tây, ớt, quế, bạc hà, mùi tây và cây đinh hương.

- Các nguồn thức ăn giàu ma-giê cũng được khuyên nên ăn như: chuối, quả mơ, đậu, rau có lá.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0936 009 783 – 0973 084 253
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội


Thứ Ba, 12 tháng 1, 2016

Cách giảm đau khớp mùa lạnh tại nhà hiệu quả

Thời tiết mùa đông lạnh giá là thời điểm nhiều căn bệnh tái phát gây phiền toái cho nhiều người. Một trong số đó không thể không kể đến bệnh đau khớp. Chứng đau khớp do thoái hóa là bệnh không khó gặp ở nhiều người hiện nay, phổ biến hơn đối với người già. Bệnh gây ra các cơn đau mỏi khớp ở vùng gối, vai, cổ, thắt lưng,... ảnh hưởng tới sinh hoạt và sức khỏe của người bệnh, nhất là vào thời tiết lạnh như hiện nay. Để khắc phục và giảm đau khớp, người bệnh có thể tham khảo các cách dưới đây.


Hành tây



Cách giảm đau khớp mùa lạnh tại nhà hiệu quả

Hành tây được biết đến với nhiều công dụng như làm thực phẩm, làm đẹp (trị mụn, làm trắng da) và chữa bệnh. Chất phytochemical - hóa chất giúp cải thiện hệ miễn dịch. Đặc biệt, các hợp chất lưu huỳnh có trong hành tây còn có công dụng ức chế các enzyme gây đau nhức.


Bài thuốc: lấy củ hành bóc vỏ, rửa sạch, thái lát nhỏ rồi cho khoảng 1,5 lít nước vào đun khoảng 20 phút cho tới khi lượng nước trong nồi còn lại khoảng 1 ly thì tắt bếp. Bạn chắt lấy phần nước hành vừa nấu xong, có thể bỏ thêm chanh, gừng, mật ong để làm dịu bớt mùi hăng cay đặc trưng của hành tây rồi dùng để uống.


Cà rốt


Nói tới cà rốt, ai cũng biết đây là một loại thực phẩm quen thuộc cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, vitamin cho cơ thể. Không những thế, cà rốt còn có tác dụng điều trị tốt với chứng đau khớp mà không phải ai cũng biết đến. Trên thực tế, cà rốt được sử dụng phổ biến trong Đông y có tác dụng nuôi dưỡng các dây chằng, giúp giảm đau nhức xương khớp hiệu quả, đơn giản.


Người bệnh lấy củ cà rốt bào sợi nhỏ vào 1 cái bát rồi cho thêm một ít nước cốt chanh, có thể dùng ngay hoặc hấp chín lên để đắp vào vùng khớp bị đau.


Hạt cà ri



Cách giảm đau khớp mùa lạnh tại nhà hiệu quả


Loại hạt này có nguồn gốc từ Ấn Độ, còn được gọi là hạt Methi được dùng phổ biến làm gia vị trong chế biến món ăn hàng ngày. Hiện nay ở nước ta, loại hạt này cũng được dùng khá phổ biến. 

Đông y cũng phát hiện và tận dụng loại gia vị này để chữa bệnh rất tốt. Nhờ có vị đắng, tính ấm tự nhiên, hạt cà ri có tác dụng làm giảm đau khớp hiệu quả.

Cách dùng: Ngâm 1 muỗng cà phê hạt cà ri trong nước qua đêm. Sáng hôm sau, đổ bỏ nước, để ráo rồi nhai số hạt trên.

Nước


Nước đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe và sự sống giúp cung cấp năng lượng và môi trường cho hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Trong đó, uống nhiều nước có tác dụng làm mềm phần sụn (bộ phận giảm sốc tự nhiên cho các khớp nối) và tránh tình trạng "ngậm nước" gây đau khớp xương. Nước cũng giúp duy trì một lượng máu đầy đủ để các dưỡng chất qua đường máu đi đến khớp xương. Bên cạnh đó, nước còn giúp đẩy chất thải ra khỏi khớp xương, làm giảm đau đớn. Do vậy, đây cũng được coi là một giải pháp hiệu quả cho việc giản đau và điều trị bệnh khớp.

Dầu mù tạt, đinh hương và tỏi



Cách giảm đau khớp mùa lạnh tại nhà hiệu quả


Sự kết hợp của 3 nguyên liệu trên cũng là một cách giúp giảm đau khớp hiệu quả, an toàn. Người bệnh cho cả 3 nguyên liệu vào đun nóng, dùng để xoa bóp vùng xương khớp bị đau sẽ giúp giảm căng cơ đồng thời cải thiện tuần hoàn máu. Xoa bóp bằng dầu nóng cũng đem lại công dụng giảm đau ngay tức thì.

Thường xuyên vận động


Các bài tập vận động nhẹ nhàng như đi bộ, tập các động tác thể dục đơn giản đều đặn hàng ngày cũng có tác dụng giảm đau khớp hiệu quả. Vận động sẽ giúp giãn gân cốt và máu lưu thông tốt hơn.

Người bệnh cần thực hiện các bài thuốc nêu trên kết hợp với việc bảo vệ, giữ ấm cho cơ thể để tránh cho các con đau xuất hiện ảnh hưởng tới sinh hoạt và công việc hàng ngày. Về lâu dài, người bệnh cần áp dụng phương pháp điều trị bệnh thường xuyên, đều đặn kết hợp với các phương pháp làm giảm đau sẽ có thể nhanh chóng chữa khỏi bệnh.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0936 009 783 – 0973 084 253
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội

Thứ Bảy, 9 tháng 1, 2016

Cách dùng lá tướng quân trị đau khớp, bong gân

Các bệnh viêm xương khớp, bong gân hiện nay đã trở thành vấn đề y khoa phổ biến ở nước ta. Việc điều trị bệnh thường rất phức tạp và gặp hiều khó khăn vì các thuốc điều trị giảm đau của bệnh xương khớp thường có nhiều tác dụng phụ và giá thành cao. Vì thế nên nhiều người thay việc lựa chọn các biện pháp điều trị trên thì họ lại tìm tới các bài thuốc dân gian ít tốn kém, lại an toàn tới sức khỏe người sử dụng. Và phương pháp phổ biến trong dân gian điều trị bệnh xương khớp chủ yếu không thể không nói tới việc dùng lá tướng quân trị đau khớp, bong gân, hãy tìm hiểu để giảm bệnh xương khớp ngay tại nhà sau đây bạn nhé!!!


giảm đau, viêm khớp ở người bệnh

Các thầy thuốc Đông y từ lâu đã biết sử dụng lá tướng quân vào việc điều trị bệnh viêm khớp, đau nhức khớp, hay bong gân do trong lá cây thuốc này có chứa thành phần là các alcoloid, crinamin chúng có tác dụng thông huyết tán ứ, giảm sưng đau xương khớp, ổ khớp, bong gân. Cách dùng vô cùng đơn giản bằng cách sau: Loại thuốc này chỉ được dùng ngoài da chứ tuyệt đối không được uống. Dùng đối với các trường hợp như: bị ngã hay va chạm mạnh, chân tay bị tụ máu, sưng đau, bong gân, lấy lá, rửa sạch, cắt miếng, đập hơi dập, hơ nóng rồi đắp và day nhẹ vào chỗ sưng và băng lại. Ngày làm một lần.


 Lá tướng quân điều trị bong gân, đau xương khớp


Cây náng hoa trắng cũng có thể phối hợp với nhiều vị thuốc khác theo cách làm sau:

- Lá tướng quân 30 gr, mua thấp 30 gr, dạ cẩm 20 gr. Ba thứ dùng tươi, giã nát đắp.

- Lá tướng quân 30 gr, lá dây đòn gánh 10 gr, lá bạc thau 8 gr. Tất cả dùng tươi, giã nát, thêm ít rượu, đắp bó. Ngày làm một lần.

Đây là cách đơn giản chữa bệnh xương khớp giúp bệnh nhân cải thiện cơn đau, sưng viêm rất tốt mà bạn có thể tham khảo để bảo vệ sức khỏe của mình nhé!

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0936 009 783 – 0973 084 253
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội

Làm thế nào khi bị thoái hóa khớp

Hỏi:Chào mọi người! Bà mình năm nay 67 tuổi, gần đây bà thường hay kêu đau nhức xương khớp, khiến vận động vô cùng khó khăn. Thời tiết thay đổi càng khiến cơn đau nhức hoành hành hơn. Vừa rồi đưa bà đi khám thì bác sĩ chẩn đoán là bà bị bệnh thoái hóa xương khớp. Không biết căn bệnh này có nguy hiểm không? Làm thế nào khi bị thoái hóa khớp? Mong mọi người trên diễn đàn ai có thông tin gì về bệnh thoái hóa khớp mong giúp mình giải đáp nhé. 

(Nguyễn Tài Linh, Kim Mã, Hà Nội)


phòng và điều trị thoái hóa khớp


Trả lời


Chào bạn, với câu hỏi Làm thế nào khi bị thoái hóa khớp của bạn chúng tôi xin trả lời như sau: Thoái hóa xương khớp là bệnh thường gặp hiện nay, nhất là ở người trung niên và cao tuổi. Bệnh xuất hiện do quá trình lão hóa của sụn khớp, khi đó sụn bị mất tính đàn hồi, ngày càng bị bào mòn, mỏng dần và nhuyễn hóa, làm tổ chức xương dưới sụn không được bảo vệ, cọ xát vào nhau thường xuyên nên gây đau. Thời tiết thay đổi, nhất là vào mùa lạnh khiến các khớp trở nên cứng hơn, từ đó cũng gây đau nhức hơn cho người bệnh. Nhiều người không biết bệnh thoái hóa xương khớp phải chữa thế nào.

Để điều trị bệnh thoái hóa xương khớp cho bà bạn, trước hết người bệnh cần có chế độ ăn uống hợp lý. Nên bổ sung canxi, vitamin D và các khoáng chất cho cơ thể. Đồng thời cần sinh hoạt điều độ và sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Có thể vận động nhẹ nhàng, đều đặn để khí huyết lưu thông, xương khớp chắc khỏe. Bệnh thoái hóa xương khớp khó điều trị dứt điểm hoàn toàn nên quá trình điều trị lâu dài, đòi hỏi người bệnh phải kiên trì.

Nên tới bệnh viện để được các bác sĩ chỉ định cắt thuốc hợp lý với bệnh tình, khắc phục tình trạng thoái hóa khớp diễn ra sớm nhất có thể nha.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0936 009 783 – 0973 084 253
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội