Thứ Hai, 4 tháng 1, 2016

Tìm hiểu về bệnh xương thủy tinh

Xương thuỷ tinh là một loại bệnh hiếm gặp và có tính chất di truyền. Theo các nhà khoa học, người mắc bệnh thường có tuổi thọ ngắn, tỉ lệ tử vong cao...Hiện nay, nhiều người cũng chưa có cái nhìn rõ ràng về bệnh. Những câu hỏi bệnh xương thủy tinh là gì? Biểu hiện ra sao? Phương pháp điều trị thế nào là những thắc mắc của hầu hết mọi người.


Tìm hiểu về bệnh xương thủy tinh
Bệnh xương thủy tinh có tính chất di truyền


Bệnh xương thủy tinh là gì?


Bệnh xương thủy tinh là bệnh về xương rất hiếm gặp, mang tính di truyền mà nguyên nhân là do các sợi collagen của xương tổn thương làm cho xương trở nên rất giòn và dễ gãy sau một va chạm rất nhẹ như ho, hắt hơi… hoặc ngay cả khi không có sang chấn.

Vì xương gãy tái phát nhiều lần nên được gọi là “bệnh xương thủy tinh” hay bệnh giòn xương.


Biểu hiện của bệnh xương thủy tinh


Bệnh được chia làm 4 týp với các mức độ khác nhau:

Tuýp 1 : thể bệnh nhẹ nhất và thường hay gặp nhất, người bệnh có các biểu hiện sau:


- Người bệnh có tầm vóc bình thường hoặc tương đối bình thường.

- Củng mạc mắt có thể có màu xanh hay màu tím.

- Người bệnh có biểu hiện yếu cơ, cột sống có thể bị cong.

- Hiện tượng gãy xương thường xảy ra trước tuổi dậy thì

Tuýp 2: thể bệnh nặng nhấtvà thường có tỷ lệ tử vong cao


- Người bệnh có vóc dáng nhỏ, gãy nhiều xương.

- Bệnh nhân thường chết ngay sau khi sinh hoặc chỉ sống được một thời gian ngắn do rối loạn chức năng hô hấp (thiểu sản phổi, gãy xương sườn).

Tuýp 3: tình trạng tương đối nặng


- Trẻ sinh ra thường đã có xương bị gãy.

- Củng mạc mắt thường quá trắng hoặc có màu xám, màu xanh.

- Chức năng hô hấp suy giảm.

- Giảm thính lực và bất thường về răng…

Tuýp 4: đây là loại trung gian giữa tuýp 1 và tuýp 3


- Các biến dạng xương ở mức nhẹ đến trung bình.

- Xét nghiệm mật độ xương thường thấp hơn bình thường.

- Siêu âm thai có thể phát hiện các bất thường về chiều dài chi của thai nhi (tuần thứ 15) và các xương gãy. Tuy nhiên đối với những thể nhẹ thì rất khó phát hiện…

Phương pháp điều trị bệnh xương thủy tinh


Điều trị bằng thuốc


- Các loại thuốc thuốc nhóm bisphosphonate có khả năng ức chế quá trình hủy xương cho kết quả điều trị khá khả quan.

- Thuốc pamidronate được sử dụng truyền tĩnh mạch 3 tháng/lần, có tác dụng giảm đau, tăng mật độ và hạn chế gãy xương.


Điều trị bằng phương pháp chỉnh hình


Với phương pháp này, các xương gãy sẽ được điều trị bằng phương pháp chỉnh hình như: nằm bất động, nẹp bột, bó bột…mang lại hiệu quả khả quan vì những bệnh nhân xương thủy tinh phục hồi xương nhanh hơn những người bệnh khác.


Điều trị bằng phẫu thuật


Vì đa phần thể trạng của bệnh nhân xương thủy tinh rất yếu, xương dễ gãy nên chỉ các trường hợp xương bị gãy, biến dạng nặng thì các bác sỹ mới chỉ định phẫu thuật.


Cho đến nay, bệnh xương thủy tinh vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu mà chỉ là các các biện pháp hỗ trợ và điều trị các triệu chứng của bệnh.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0936 009 783 – 0973 084 253
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét