Cứng khớp ngón tay, gối và vai ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, một số trường hợp có thể mất khả năng vận động nếu không can thiệp chữa trị. Điều trị cứng khớp gối, khớp ngón tay, vai đúng cách cần thực hiện theo các hướng dẫn sau để khôi phục chức năng xương khớp và tránh những hậu quả không đáng có.
Triệu chứng cứng khớp
Đau nhức, tê buốt, sưng tấy khớp xuất hiện nhiều nhất vào buổi sáng sau khi ngủ dậy là triệu chứng cứng khớp nhiều bệnh nhân gặp phải. Chúng có thể biến mất sau các động tác vận động nhẹ nhàng nhưng lại rất dễ tái diễn vào những ngày sau đó. Tùy từng trường hợp cụ thể, vị trí cứng khớp có thể là khớp gối, ngón tay hay vai mà các biểu hiện cũng dễ dàng nhận biết:
– Cứng khớp gối: Chân cứng mỏi, không thể đứng thẳng cũng không thể gập lại được.
– Cứng khớp ngón tay: Các ngón tay mất đi sự linh hoạt khi co duỗi, việc cầm nắm cũng trở nên khó khăn hơn.
– Cứng khớp vai: Vùng vai gáy đau mỏi khiến động tác cúi gập người, xoay người khó thực hiện được,…
Triệu chứng cứng khớp ảnh hưởng lớn đến vận động
Nguyên nhân gây cứng khớp gối, khớp ngón tay và vai
Cứng khớp nói chung có thể gặp ở nhiều đối tượng, có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng này:
– Thường gặp phải ở những người phải nẹp hay bó bột lâu ngày mà không điều trị vật lý trị liệu hay phục hồi chức năng đúng cách.
– Các chấn thương lao động, tai nạn làm các gân bị đứt, gãy xương, vỡ xương, trật khớp,… hay gặp phải nhất.
– Xơ cứng cơ tứ đầu do tiêm thuốc, dùng nhiều kháng sinh hoặc có thể do bẩm sinh.
– Các bệnh lý về xương khớp như: thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp,…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét