Thoái hóa khớp được xem là căn bệnh gây tàn phế hàng đầu hiện nay và chủ yếu xuất hiện những người ở tuổi trung niên và người già nên bệnh thoái hóa khớp nhận được sự quan tâm của toàn xã hội. Hiện vẫn có rất nhiều người vẫn xem nhẹ căn bệnh này và khi phát hiện thì bệnh đã rất nặng dẫn đến bại liệt.
Hình minh họa. internet |
Bệnh thoái hóa khớp tăng dần theo tuổi. Nguy hiểm ở chỗ khi khớp bị thoái hóa sẽ bị hư hoàn toàn và biến dạng, vẹo vào trong, gây đau đớn khi đi lại, sụn hư hoàn toàn gây tàn phế. Theo các bác sĩ, 95% các trường hợp thay khớp gối và khớp háng là do thoái hóa. Bệnh thoái hóa khớp là bệnh thường gặp nhất, chiếm 30-35% các bệnh xương khớp. Bệnh này thường đi kèm với bệnh loãng xương và ảnh hưởng đến số đông phụ nữ sau tuổi mãn kinh. Ngoài gánh nặng tuổi tác, hậu quả của quá trình lao động nặng nhọc cũng gây nên căn bệnh này. Tuy nhiên, theo bác sĩ Thư, số đông người bệnh vẫn chủ quan, coi thường bệnh dẫn đến khi bệnh trở nặng mới tìm đến bác sĩ hay tìm cách phòng ngừa.
Bảo vệ sụn khớp là vấn đề quan trọng
Con người không thể tránh khỏi quy luật lão hoá tự nhiên của cơ thể nói chung và sụn khớp nói riêng. Mặc dù vậy, để tránh cơ thể tự hủy hoại sụn khớp và các bệnh xương khớp khác, bên cạnh vận động phù hợp, hạn chế nguy cơ mắc bệnh liên quan, điều quan trọng là giúp hệ miễn dịch nhận ra sụn khớp là cực kỳ quan trọng để bảo vệ và tái tạo sụn hiệu quả nhất.
Các nhà nghiên cứu đã khám phá ra rằng, khi UC-II vào cơ thể bằng đường uống, ngoài việc được hấp thu để nuôi dưỡng sụn khớp, một phần UC-II sẽ giữ nguyên cấu trúc phân tử và trình diện trước hệ miễn dịch. Chính sự trình diện lặp đi lặp lại này khiến hệ miễn dịch nhận ra sụn khớp là “người nhà”, loại bỏ “lỗi hệ thống” trước đó, khi nhầm lẫn sụn khớp là “kẻ ngoại lai” cần tiêu diệt. Phát kiến này mang đến cái nhìn hoàn toàn mới cho thế giới về bệnh khớp là qua cơ chế đáp ứng miễn dịch, khi có hiện tượng viêm sụn xảy ra, UC-II sẽ làm hoạt hóa tế bào T-Regular (tế bào T điều hòa) giúp quá trình viêm ở sụn diễn ra chậm hơn, đồng thời làm giảm hoạt tính của tế bào T-Killer, từ đó giảm sự phá hủy sụn khớp.
Nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ cho thấy, những người khỏe mạnh dùng UC-II (40mg/ngày) mang lại nhiều tác động tốt cho khớp hơn giả dược: Biên độ sử dụng khớp rộng hơn (80% so với 75%), thời gian phát khởi cơn đau khớp nhẹ sau vận động lâu hơn (2,8 phút so với 1,4 phút), hạn chế cứng khớp và cải thiện đáng kể sự gấp duỗi của khớp…
Tuy nhiên, ngoài phát minh trên, những người muốn phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp cũng cần tuân thủ chế độ dinh dưỡng hợp lý, đặc biệt là tập luyện thể thao theo chỉ dẫn của thầy thuốc. Theo bác sĩ Anh Thư, với những người mắc bệnh này tuyệt đối không được tự ý tiêm khi không có ý kiến của bác sĩ chuyên khoa
Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng!
Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0902.184.389
Địa chỉ: Xóm 11 – Thôn Đồng Mít – Xã Đồng Tâm – Huyện Mỹ Đức – Hà Nội Website: www.luongynguyenthihuong.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét