Tập thể hình rất tốt cho sức khỏe nhưng chấn thương trong quá trình tập luyện có thể khiến cơ thể phải chịu hậu quả khó lường.
Những
chấn thương khi tập thể hình rất đa dạng, có thể ảnh hưởng đến nhiều bộ
phận cơ thể. Tuy nhiên, một số chấn thương phổ biến nhất có thể kể đến
là chấn thương khớp cổ tay
và chấn thương xương bả vai. Rất may là tuy là chấn thương phổ biến
nhưng lại không quá nguy hiểm. Cả hai chấn thương này đều nằm trong nhóm
chấn thương dây chằng
Trong các bài tập thì là tập nâng tạ trong tư thế nằm rất dễ gặp chân thương. Chỉ cần một chút sơ sẩy đã có thể bị trật khớp, dẫn đến việc tổn thương vai. Nguyên nhân là do bong điểm bám dây chằng của cơ Delta ở xương bả vai. Cơ Delta có nhiệm vụ chính trong động tác giang cánh tay, vì vậy khi điểm bám này bị bong thì bạn sẽ đau khi cử động. So với các loại tổn thương ở cơ thì tổn thương dây chằng khó lành hơn, vì đây là nơi tập trung nhiều mạch máu.
Trong các bài tập thì là tập nâng tạ trong tư thế nằm rất dễ gặp chân thương. Chỉ cần một chút sơ sẩy đã có thể bị trật khớp, dẫn đến việc tổn thương vai. Nguyên nhân là do bong điểm bám dây chằng của cơ Delta ở xương bả vai. Cơ Delta có nhiệm vụ chính trong động tác giang cánh tay, vì vậy khi điểm bám này bị bong thì bạn sẽ đau khi cử động. So với các loại tổn thương ở cơ thì tổn thương dây chằng khó lành hơn, vì đây là nơi tập trung nhiều mạch máu.
Tập thể hình ẩn chứa nhiều nguy cơ chấn thương |
Còn với chấn thương khớp cổ tay thì chủ yếu là các sợ gân ở vùng này bị tổn thương trong quá trình luyện tập. Sau khi bị chấn thương, người mắc sẽ có cảm giác đau tê, hoặc nhói khi vận động cổ tay. Những động tác dễ gây tổn thương khớp cổ tay như: đẩy ngực, lên xà đơn hoặc tập với thanh tạ thẳng. Trong số đó, bài tập đẩy ngực (nằm đẩy tạ) cũng là nguyên nhân gây chấn thương xương bả vai.
Ngoài hai chấn thương này, tập thể hình có nguy cơ gây ra những tổn thương khác như đau cột sống, đau nhức cơ bắp, phồng rộp da tay, chuột rút, đau cổ… Khi gặp phải những chấn thương này, người tập có thể chịu đau đớn kéo dài và ảnh hưởng đến việc luyện tập.
Theo Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Kiên Cường, Y học Dự phòng - Viện Y học dự phòng Quân đội thì khi bị chấn thương tuyệt đối không nặn bóp vùng đau và hạn chế vận động vai vài tuần sau đó sau đó. Nếu cảm thấy cảm giác đau giảm bớt thì mới tập luyện lại. Tuy nhiên, cũng không nên quá tham mà tập nặng, mà cần tập nhẹ nhàng để không tái phát chấn thương.
Những chấn thương dây chằng thường dai dẳng và lâu khỏi |
Tóm lại, khi gặp phải chấn thương khi tập luyện, cần tạm nghỉ tập để hồi phục. Tránh tâm lý cố tập thì chấn thương tự khỏi, như vậy càng khiến tình trạng xấu đi. Để tránh chấn thương, đầu tiên, bạn nên khởi động trước khi tập. Cách này giúp làm nóng các cơ, chân tay sẽ linh hoạt hơn khi tập. Trong quá trình nếu bị đau ở vai, cổ hay bất cứ bộ phận nào cũng cần dừng lại và chườm đá vào vết thương để giảm đau.
Ngoài những cách trên, không tự ý xoa bóp hay dùng các loại dầu cao gì để bôi vào vết thương. Để an toàn, bạn nên đến bác sĩ kiểm tra và có kế hoạch chữa trị cụ thể, tránh để chấn thương tái phát, gây ảnh hưởng đến việc luyện tập và sinh hoạt hàng ngày.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét