Thứ Năm, 10 tháng 9, 2015

Thoát vị đĩa đệm khi mang thai

Trong khi mang thai người phụ nữ rất cần chú ý tới sức khỏe vì khi đó không phải chỉ lo cho mình sức khỏe của bản thân mà còn lo cho sức khỏe của thai nhi nữa. Sức khỏe của người mẹ ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của thai nhi. 



Trong quá trình mang thai người phụ nữ rất dễ gặp các bệnh về xương khớp, trọng lượng cơ thể thay đổi từ bên trong và sự nới lỏng dây chằng do biến đổi hóc môn đã gây nên các cơn đau tại vùng thắt lưng hoặc vùng xương chậu nên thường thấy những cơn đau lưng ở người mang bầu. Nhưng một nguyên khác nữa có thể gây nên hiện tượng đau lưng cho bà bầu đó là thoát vị đĩa đệm hay lồi đĩa đệm. 

Thoái vị đĩa đệm trong quá trình mang thai

Thoát vị đĩa đệm không nhất thiết phải được biểu hiện qua triệu chứng, nó có thể sảy ra trong quá trình mang thai do áp lực đè nén lên cột sống bởi thai nhi nằm trong bụng mẹ.
Hiểu rõ hơn về thoát vị đĩa đệm

Đĩa đệm nằm giữa các đốt sống, với cấu tạo dai chắc với dung dịch bên trong tạo nên một bộ phận có chức năng giảm sóc cho cơ thể khi vận động. Vòng ngoài của đĩa đệm có thể thoái bị thoái hóa do tuổi tác, các tác động từ việc hoạt động sai tư thế hay do chấn thương lúc đó dung dịch bên trong sẽ tràn ra bên ngoài gây ra thoát vị đĩa đệm.

Nếu như các đĩa đệm lồi hay dung dịch bị rò rỉ không tác động vào các dây thần kinh, việc đĩa đệm bị thoái hóa sẽ không gây ra triệu chứng gì. Nhưng khi một phụ nữ đang mang thai, dưới tác động của đứa trẻ trong bụng, các đĩa đệm sẽ càng lồi ra, tác động vào dây thần kinh gây ra các triệu chứng đau, nhức cho người mẹ. và có thể có triệu chứng sau: 

Triệu chứng đầu tiên có thể xảy ra ở phụ nữ mang thai mắc bệnh thoái vị đĩa đệm đó là: 
 
Đau là dấu hiệu lúc nào cũng có và xuất hiện đầu tiên nhất, đau có thể từ cột sống cổ xuống hai tay hoặc đau từ cột sống thắt lưng xuống hai chi dưới, đau giống như kéo căng một sợi dây,Các cơn đau do đau dây thần kinh tọa gây ra thường rất đột ngột và gây cảm giác đau nhói, đau liên tục khi đứng khi đi có thể giảm khi nằm nghỉ nhưng không bớt hẳn, đau không giảm khi uống thuốc.
Tê tùy vị trí rễ thần kinh bị chèn ép, như tê mặt ngoài bàn chân và gót chân, mặt ngoài bắp chân hoặc mu bàn chân, mặt trước xương chày, mặt trước đùi.Cảm giác tê bì có thể có hoặc không thường xuất hiện sau đau. 

Phương pháp điều trị trong thời kì mang thai

Phụ nữ mang thai cũng có thể được điều trị bằng các phương pháp thông thường như sử dụng một số loại thuốc điều trị hay phương pháp sử dụng sức nóng. Nhưng tốt hơn hết nên được chữa trị bằng một biện pháp có thể giải quyết được vấn đề một cách trực tiếp.

Hoạt động sai tư thế làm cho sức ép lên các đĩa đệm càng nặng thêm. Vì thế, hệ thống các bài tập dành cho phụ nữ mang thai là rất cần thiết, để duy trì các tư thế đúng và tăng cường sức mạnh các nhóm cơ xung quanh cột sống, hỗ trợ các đĩa đệm phục hồi.

1) Phương pháp nắn khớp xương

Chữa bệnh bằng phương pháp nắn khớp xương là một phương pháp có thể hỗ trợ tốt cho người mẹ về việc giảm các cơn đau nhức do thoát vị đĩa đệm gây ra. Bằng cách căn chỉnh các khớp xương, phương pháp này sẽ làm giảm áp lực lên đĩa đệm và lên dây thần kinh tọa.

2) Phương pháp châm cứu và bấm huyệt

Châm cứu và bấm huyệt là 2 kỹ thuật an toàn giúp giảm bớt các cơn đau trong quá trình mang thai. Phương pháp châm cứu sử dụng những cây kim nhọn và phương pháp bấm huyệt gây áp suất lớn lên các điểm nhất định của cơ thể. Hai phương pháp này thường nhắm đến các bó dây thần kinh của cơ thể, giải phóng hóc môn endorphin trong não có tác dụng giảm đau và giải phóng các nguồn năng lượng lớn nhất trong cơ thể. Để điều trị cho phụ nữ mang thai, cần tìm các bác sĩ giỏi, thông thạo về thuật bấm huyệt và châm cứu. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, các bác sĩ châm cứu và bấm huyệt không nên kích thích lên càng vùng cơ co thắt vì có thể tác động trúng dạ con.

Trên là hai phương pháp điều trị giảm đau hiệu quả do thoát vị đĩa đệm gây nên cho bệnh nhân, khi mang bầu đồng nghĩa với việc sử dụng các loại thuốc điều trị khiến các bà mẹ lo lắng sợ tác động lên thai nhi nên khi chữa trị cần chú ý tới việc đảm bảo sức khỏe an toàn cho thai nhi. dùng các phương pháp hỗ trợ giảm đau bên ngoài là một trong những sự lựa chọn đúng đắn trong giai đoạn này.
 
Điều trị sau khi sinh xong

Sau khi sinh, các cơn đau do đĩa đệm có thể được giảm bớt vì áp lực lên vùng thắt lưng sẽ ít hơn. Nhưng các bà mẹ vẫn nên tiếp tục các bài tập tăng cường sức mạnh để hỗ trợ đĩa đệm phục hồi. Nếu như tình hình tiến triển tốt, nên chuyển sang các biện pháp điều trị khác giúp cung cấp nước và chất dinh dưỡng cho đĩa đệm để điều trị dứt điểm.

Thoái vị đĩa đệm trong khi mang thai là môt trong những trường hợp dễ gặp nhưng nó có thể được phòng tránh nếu như người mẹ biết cách chăm sóc sức khỏe bản thân. Có nhiều phương pháp có thể lựa chọn để chữa trị bệnh một cách an toàn và hiệu quả trong thời kì mang thai. Tuyệt đối không được tự sử dụng các loại thuốc điều trị, giảm cơn đau vì làm như thế cũng có thể bạn đã vô tình đưa thuốc qua nhau thai vào bên trong thai nhi gây hại cho trẻ. Chúc các bạn tìm ra cho mình một phương pháp phòng và điều trị bệnh thoái vị đĩa đệm một cách hợp lý, để có một sức khỏe tốt cho mẹ và bé ! 
 

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng!

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0902.184.389
Địa chỉ: Xóm 11 – Thôn Đồng Mít – Xã Đồng Tâm – Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Website: www.luongynguyenthihuong.com
 
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét