Câu 1: Xin chào lương y, tôi muốn hỏi tình trạng bệnh là vào những ngày thời tiết thay đổi, khi ngủ dậy tôi thấy chân trái có hiện tượng đau buốt dưới gót chân. Xin hỏi lương y đấy có phải là hiện tượng phong thấp không ạ?
Le Phuong Lien, 32 tuổi
Hình minh họa. internet |
Chào độc giả Vnexpress,
Đầu tiên, đau buốt gót chân, theo Đông y do huyết hư gây ra. Do bạn nói không rõ là buốt nhưng có sưng tấy hay không, nên chúng tôi tạm thời chỉ có thể chẩn đoán như vậy. Phương pháp điều trị là bổ huyết thì sẽ cho kết quả. Bài thuốc là: Tứ vật gia Ngưu tất Tứ vật gồm: Đương quy, Xuyên khung, Bạch thược, Thục địa. Chúc bạn sớm khỏi bệnh.
Câu hỏi 2: Sau khi sinh cháu được 8 tháng, em bị đau khớp cổ tay, đầu gối, khớp ngón tay, khi đau thì sưng tấy đỏ tại vị trí đau. Đặc biệt, vị trí các điểm đau không ổn định, lúc đau ở tay, lúc đau ở chân và về chiều thường đau hơn ban sáng. Em không thể bế con hay di chuyển được xin cho em hỏi triệu chứng trên là của bệnh gi? Em cần điều trị ở đâu? Bệnh lý này cần chữa bằng đông y hay tây y thì tốt?
Em xin chân thành cảm ơn.
Ngô Hằng, 32 tuổi, Mê Linh, Hà Nội
Chào bạn, như bạn mô tả triệu chứng thì có thể chẩn đoán bạn mắc chứng viêm đa khớp dạng thấp. Về mặt điều trị thì Đông hay Tây y đều có kết quả rất tốt. Tùy theo lựa chọn của bệnh nhân có thể dùng Tây y hoặc Đông y, hiện nay các cơ sở y tế đều có điều trị chứng bệnh này.
Câu hỏi 3: Chào lương y, em hiện là sinh viên năm 3, ĐH Công nghiệp TP HCM, bác sĩ cho em hỏi là tay trái em rất yếu. Mỗi lần cầm vật nặng là tay bị rung mà không rõ nguyên nhân. Riêng lúc nhỏ em có gãy tay một lần, có phải còn di chứng tới giờ không ạ. Thậm chí có lúc cầm tô cơm cũng cầm không nổi lâu, xin bác sĩ cho vài lời khuyên về tình trạng bệnh này ạ.
Nguyễn Thị Tý, 23 tuổi, 100Huỳnh Khương An, phường 5, quận Gò Vấp, TP HCM.
Chào bạn, như bạn mô tả thì rõ ràng có khả năng là di chứng của gãy tay. Để khắc phục, bạn có thể dùng một số bài thuốc bổ gân xương như: Tang ký sinh, Ngũ gia bì, Tang chi, Quế chi, cành lá cây trâu cổ, nấu uống mỗi ngày thay trà.
Ngoài ra, bạn có thể dùng thêm một số vị thuốc để bôi ngoài như huyết giác, rễ cây bạch hoa xà, rễ lưỡng diện châm ngâm rượu, xoa bóp mỗi ngày bên tay yếu. Chúc bạn mau khỏe.
Câu hỏi 4: Tôi bị viêm khớp dạng thấp. Điều trị bằng thuốc Đông y có khỏi được không ạ. Xin lương y cho phương pháp điều trị cho hiệu quả. Xin cảm ơn Lương y.
Nguyễn Minh Huyền, 56 tuổi
Chào độc giả, viêm khớp dạng thấp mà bạn nói đã được bác sĩ thăm khám và kiểm tra để kết luận hay chưa? Vì viêm khớp có nhiều dạng, người ta vẫn nhầm giữa viêm khớp dạng thoái hóa với viêm khớp dạng thấp. Hai dạng viêm khớp này cách điều trị khác nhau.
Đông y vẫn điều trị viêm khớp dạng thấp khá hiệu quả, nhưng đòi hỏi người bệnh phải tuân thủ chỉ định của thầy thuốc và kiên trì. Để đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả, bệnh nhân cần đến thăm khám tại những địa chỉ thầy thuốc có chuyên môn và kinh nghiệm. Tùy theo từng trường hợp, thể bệnh mà thầy thuốc ấy sẽ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp nhất. Không có bài thuốc nào hiệu quả cho tất cả mọi trường hợp bệnh. Chúc bạn mau xác định đúng căn bệnh để điều trị hiệu quả.
Câu hỏi 5: Chào lương y, tôi bị đau khủy tay, khi ấn vào xương khủy tay nghe đau, đôi khi đau lan xuống phần dưới của khủy. Tôi có khám ở Bệnh viện tuyến huyện. Bác sĩ chẩn đoán viêm khớp khủy tay cho thuốc chống viêm và giảm đau. Uống được 3 ngày thì thấy có thuyên giảm nhưng chưa khỏi hẳn. Tuy nhiên uông thuốc này thì tôi lại bị đau dạ dày nên tôi dừng thuốc. Hiện nay khủy tay vẩn còn đau.
Xin lương y cho biết nên khám chuyên khoa nào. Nếu để lâu ngày không điều trị có nguy hiểm không ? Uống thuốc gì cho khỏi bị đau dạ dày và nên kiêng cử những gì. Xin cảm ơn.
Chào độc giả, viêm khớp dạng thấp mà bạn nói đã được bác sĩ thăm khám và kiểm tra để kết luận hay chưa? Vì viêm khớp có nhiều dạng, người ta vẫn nhầm giữa viêm khớp dạng thoái hóa với viêm khớp dạng thấp. Hai dạng viêm khớp này cách điều trị khác nhau.
Đông y vẫn điều trị viêm khớp dạng thấp khá hiệu quả, nhưng đòi hỏi người bệnh phải tuân thủ chỉ định của thầy thuốc và kiên trì. Để đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả, bệnh nhân cần đến thăm khám tại những địa chỉ thầy thuốc có chuyên môn và kinh nghiệm. Tùy theo từng trường hợp, thể bệnh mà thầy thuốc ấy sẽ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp nhất. Không có bài thuốc nào hiệu quả cho tất cả mọi trường hợp bệnh. Chúc bạn mau xác định đúng căn bệnh để điều trị hiệu quả.
Câu hỏi 5: Chào lương y, tôi bị đau khủy tay, khi ấn vào xương khủy tay nghe đau, đôi khi đau lan xuống phần dưới của khủy. Tôi có khám ở Bệnh viện tuyến huyện. Bác sĩ chẩn đoán viêm khớp khủy tay cho thuốc chống viêm và giảm đau. Uống được 3 ngày thì thấy có thuyên giảm nhưng chưa khỏi hẳn. Tuy nhiên uông thuốc này thì tôi lại bị đau dạ dày nên tôi dừng thuốc. Hiện nay khủy tay vẩn còn đau.
Xin lương y cho biết nên khám chuyên khoa nào. Nếu để lâu ngày không điều trị có nguy hiểm không ? Uống thuốc gì cho khỏi bị đau dạ dày và nên kiêng cử những gì. Xin cảm ơn.
Phạm Trung Hải, 56 tuổi, Agribank Chi nhánh huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi
Chào độc giả, bác sĩ cho thuốc như vậy là đúng phác đồ điều trị. Tuy nhiên thuốc chống viêm và giảm đau làm tăng tiết dịch acid ở dạ dày, hơn nữa khi bị đau cũng sẽ góp phần làm cho dạ dày tăng tiết acid, cho nên viêm loét là điều khó tránh khỏi. Anh có thể tái khám và nói rõ cho bác sĩ điều trị biết để đưa ra giải pháp tốt nhất cho tình trạng của mình.
Bệnh khớp để lâu tuy không nguy hiểm ngay đến tính mạng nhưng sẽ làm tổn thương gân xương, gây hạn chế vận động thậm chí tàn phế cho người bệnh, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và lao động.
Ngoài ra, anh có thể lựa chọn phương pháp điều trị theo Đông y, nếu Tây y vẫn không giải quyết được tình trạng bệnh sau khi đã chữa trị dài ngày mà không đáp ứng tốt với thuốc. Chúc anh mau khỏe.
Câu hỏi 6: Xin lương y cho hỏi, tôi bị ra mồ hôi ở 2 bàn tay và 2 bàn chân từ nhỏ, chân tay thường hay bị lạnh.Tôi đã làm nhiều cách như: ngâm chân tay voi muối hộ hoặc ngâm với lá lốt nhưng vẫn không hết. Vậy có cách nào để điều trị dứt điểm căn bệnh trên được không? Xin cám ơn rất nhiều.
Hoang Oanh, 46 tuổi, 36 Lý Thường Kiệt, Quận 11, TP HCM
Chào độc giả, hiện tượng ra mồ hôi trong đông y chia ra gồm: Đạo hãn, tức ra mồ hôm trộm và Tự hãn. Tự hãn là chứng ra mồ hôi vào ban ngày khác với đạo hãn thường xuất hiện vào ban đêm. Nguyên nhân không do lao động mệt nhọc, không do mặc áo bông dày, hoặc phát sốt mà tự ra mồ hôi. Nguyên nhân phổ biến là Phế khí hư yếu, vệ dương không bền. Ngoài ra, do thấp tà làm tổn thương cũng dẫn đến chứng này.
Chúng tôi chưa rõ ngoài những cách trên bạn có uống thuốc gì thêm nữa không, nên ở đây chúng tôi tạm tư vấn dùng các bài thuốc sau:
Bài Ngọc bình phong: Hoàng kỳ, Phòng phong, Bạch truật, mỗi vị 8g, sắc nước uống hoặc xay thành trà uống mỗi ngày, liên tục 15 – 20 ngày, rồi nghỉ 1 tuần sau đó uống tiếp liệu trình thứ hai.
Bài Thiên vương bổ tâm gia Tang chi: Đảng sâm, Huyền sâm, Đang sâm, Ngũ vị tử, Bá tử nhân, Toan táo nhân, Viễn chí, Cát cánh, Đương quy, Thiên môn, Mạch môn, Sanh địa. Tán bột, làm viên, uống mỗi ngày.
Bài Quy tỳ hoàn: Bạch truật, Hoàng kỳ, Phục thần, Toan táo nhân, Đảng sâm, Chích cam thảo, Đương quy, Viễn chí, Mộc hương. Làm hoàn uống mỗi ngày.
Chúc bạn mau khỏe.
Câu hỏi 7: Xin lương y cho biết như thế nào là mắc bệnh phong thấp? Những triêu chứng của bênh lý là gì?
Bùi Mạnh Tuấn, 48 tuổi, Khu tâp thể 810 Vinh Quỳnh, Thanh Trì, Hà Nội
Chào bạn, bệnh phong thấp là một bệnh danh chỉ chung của nhiều loại bệnh khớp do thấp. Theo Hiệp hội thấp khớp học Hoa Kỳ, bệnh phong thấp được biểu hiện qua triệu chứng lâm sàng phải hội đủ ít nhất 4 trên 16 tiêu chí sau đây:
- Cứng khớp buổi sáng, kéo dài hơn 60 phút, biểu hiện kéo dài trên 6 tuần.
- Viêm tối thiểu 3 trong 14 khớp: khớp liên đốt ngón gần bàn tay, khớp bàn ngón tay, khớp cổ tay, khớp khuỷu, khớp gối, khớp cổ chân, khớp bàn ngón chân, kéo dài trên 6 tuần.
- Viêm một trong số các khớp: khớp cổ tay, khớp bàn ngón tay, khớp ngón gần
- Viêm khớp đối xứng
- Có một hay nhiều nốt dạng thấp (hạt dưới da)
- Yếu tố thấp dương tính
- Dấu hiệu X quang điển hình Viêm khớp dạng thấp.
Câu
hỏi 8: Xin chào bác sĩ, con trai tôi năm nay 7 tuổi. Cách đây 2 năm
cháu cứ hay đau khớp, đã đi bệnh viện, khám bệnh và uống thuốc theo đơn
bác sĩ nhưng cứ sau một thời gian cháu lại đau nhức trở lại, nhất là khi
thời tiết trở trời. Xin bác sĩ cho lời tư vấn làm sao để chữa dứt điểm
chứng bệnh này.
bui van bang, 36 tuổi
Chào độc giả, do bạn cung cấp ít dữ liệu quá nên chúng tôi chưa thể tư vấn đầy đủ cho trường hợp được. Tuy nhiên, trẻ con hay người dưới 18 tuổi khi bị đau viêm khớp rất dễ biến chứng qua thấp tim, vậy nên anh cần đưa bé đến bác sĩ chuyên khoa để khám và điều trị tích cực. Chúc bé sớm chữa khỏi bệnh.
Theo Vnexpress
Lưu
ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh
của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc
trước khi áp dụng!
Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0902.184.389
Địa chỉ: Xóm 11 – Thôn Đồng Mít – Xã Đồng Tâm – Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Website: www.luongynguyenthihuong.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét