Thứ Ba, 22 tháng 9, 2015

Hậu quả của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là căn bệnh tương đối phổ biến . Đau âm ỉ hoặc đau dữ dội cột sống , đau rễ thần kinh là triệu chứng điển hình của căn bệnh này . 

 
Dần dần các cơn đau cũng tái phát thường xuyên hơn và kéo dài gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của người bệnh. Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng, rối loạn khác nhau, vì vậy khi phát hiện bệnh phải xử lý kịp thời tránh nguy hiểm cho người bệnh. Bệnh cũng là tình trạng gây nên bệnh đau lưng, ảnh hưởng khá lớn tới vận động mà bạn có thể tham khảo kỹ nhé!
 
Hình minh họa. internet

Thoát vị đĩa đệm ở cột sống thắt lưng thì gọi là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, bệnh để lại những hậu quả sau:

– Thoát vị đĩa đệm chèn ép vào rễ thần kinh, tủy sống gây các triệu chứng đau, tê, teo cơ, liệt cơ. 

– Khi rễ thần thần kinh bị tổn thương thì bệnh nhân khó vận động các chi. 

– Nếu tổn thương thần kinh cánh tay thì bệnh nhân không thể nhấc tay hay khó gấp, duỗi cánh tay, khả năng lao động và sinh hoạt bị ảnh hưởng nghiêm trọng. 

– Bệnh có thể để lại những hậu quả và những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Người bệnh có thể bị tàn phế do bị liệt trong trường hợp đĩa đệm thoát vị chèn ép tuỷ cổ. 

– Khi bị chèn ép các dây thần kinh vùng thắt lưng cũng có thể dẫn đến đại tiểu tiện không tự chủ do rối loạn cơ tròn. Các chi dần bị teo cơ, có thể mất khả năng lao động và vận động. 

Chữa trị bằng các biện pháp kết hợp 

Chế độ vận động: Trong thời kỳ cấp tính, nằm nghỉ tại giường là nguyên tắc quan trọng đầu tiên. Tư thế nằm ngửa trên ván cứng, có đệm ở vùng khoeo làm co nhẹ khớp gối và khớp háng. 

Điều trị vật lý và các liệu pháp phản xạ : Bao gồm phương pháp nhiệt như chườm nóng (túi nước, muối rang, cám rang, lá lốt, lá ngải cứu nóng); dùng các dòng điện tại khoa vật lý trị liệu, điều trị bằng laser; châm cứu. 

- Dùng thuốc Tây: 
 
Chủ yếu là dùng các loại thuốc chống viêm, giảm đau, giãn cơ, an thần, trấn tĩnh thần kinh và vitamin nhóm B liều cao (B1, B6, B12). Các thuốc này đều có những chống chỉ định nên phải do thầy thuốc chuyên khoa sử dụng. Thông thường các thuốc này có tác dụng nhất thời giúp bệnh nhân cắt những cơn đau do bệnh gây nên. 

Điều trị bằng Y học cổ truyền: 
 
Trong YHCT có các liệu pháp như, xoa bóp bấm huyệt, châm cứu, sử dụng các bài thuốc Đông y để điều trị bệnh xương khớp, tùy vào mỗi trường hợp sẽ được chỉ định các liệu pháp trên. 
 
Đối với các bệnh về cơ xương khớp nói chung thì hiện nay điều trị bằng YHCT vẫn là lựa chọn tối ưu nhất bởi tính hiệu quả và triệt để, bởi nó điều trị vào căn nguyên gây nên bệnh, tác động gốc bệnh là tạng can, thận. Do theo Đông y, can (gan) chủ cân (gân) và thận chủ cốt tủy (cốt là xương, tủy sinh huyết). 

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng!

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0902.184.389
Địa chỉ: Xóm 11 – Thôn Đồng Mít – Xã Đồng Tâm – Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Website: www.luongynguyenthihuong.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét