Thứ Năm, 5 tháng 11, 2015

Thoái hóa khớp ngón tay.

Thoái hóa khớp ngón tay là bệnh khớp gặp ở cả nam lẫn nữ nhưng nữ chiếm tỷ lệ cao hơn. Bệnh tuy không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng gây ra khó chịu cho bệnh nhân.

Nguyên nhân thoái hóa khớp ngón tay

  • Tuổi tác: tuổi đời càng cao thì bệnh thoái hóa khớp nói chung và thoái hóa khớp ngón tay nói riêng càng gia tăng do hiện tượng lão hóa các chức năng của cơ thể đặc biệt đối với nữ giới do suy giảm lượng hormon sinh dục. Sự thoái hóa khớp ngón tay là do lượng máu đến nuôi dưỡng vùng khớp ngón tay giảm sút một cách đáng kể và từ từ làm cho tổ chức sụn khớp thiếu chất dinh dưỡng. Trong khi sự thiếu hụt ngày càng gia tăng thì sức chịu đựng của sụn khớp càng ngày càng giảm bởi các tác động hàng ngày lên khớp.

Tuổi cao có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp
Tuổi cao có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp
  • Giới tính: bệnh xảy ra ở cả nam và nữ nhưng chủ yếu ở bệnh nhân nữ trên 40 tuổi.
  • Nghề nghiệp: những người phải làm việc nhiều với bàn tay của mình (như phụ nữ làm công việc nội trợ, giặt giũ, lao động tay chân, nhân viên đánh máy,…) càng dễ mắc bệnh thoái hóa khớp ngón tay. Ngay cả sự thoái hóa khớp cũng hay gặp ở ngón tay nào vận động nhiều hơn, người thuận tay phải thì khớp các ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa của bàn tay phải cũng dễ bị thoái hóa hơn các khớp ngón tay này của bàn tay trái không thuận.
  • Thiếu hụt canxi: tỷ lệ người thiếu hụt canxi chiếm đa số là người lớn, trong đó đáng chú ý nhất là phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ ở tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh. Sự thiếu hụt canxi này cũng là một trong các nguyên nhân gây thoái hóa khớp ngón tay.
  • Chấn thương: thoái hóa khớp ngón tay cũng có thể gặp sau chấn thương, gãy xương, viêm khớp dạng thấp, bệnh gút hoặc một số bệnh rối loạn chuyển hoá như bệnh đái tháo đường. Đối với người cao tuổi còn có một nguyên nhân nữa là ít vận động cơ thể hoặc lười vận động.

Triệu chứng thoái hóa khớp ngón tay.

  • Khi bị thoái hóa khớp ngón tay sẽ xuất hiện cảm giác tê buốt và khó cử động khớp ngón tay sau khi thức dậy vào buổi sáng. Sau khi vận động một thời gian ngắn thì các ngón tay hoạt động trở lại bình thường.
triệu chứng thoái hóa khớp ngón tay
Cảm giác tê buốt khó cử động khớp ngón tay.
  • Một số trường hợp các ngón tay hơi sưng nhẹ và đau khi cử động. Một số có hạn chế cử động ngón tay vì đau hoặc khó cử động. Một số khác có nổi những cục cứng như xương ở gần khớp liên đốt gần hay xa.

Điều trị và phòng bệnh thoái hóa khớp ngón tay

Khi bị thoái hóa khớp ngón tay, người bệnh nên đến khám để có chẩn đoán và phương hướng điều trị chính xác.
Việc điều trị bao gồm dùng thuốc theo chỉ định của chuyên khoa, nẹp bất động khớp nếu quá đau. Có thể cải thiện bằng việc ngâm nước nóng, xoa bóp bằng các gel có hoạt chất kháng viêm.
Muốn phòng bệnh có hiệu quả thì các đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh thoái hóa khớp ngón tay nên tránh lao động nặng. Khi lao động với đôi tay nhiều nên có thời gian nhất định cho các khớp tay nghỉ ngơi, tránh lao động liên tục trong nhiều giờ.
Trong cuộc sống hàng ngày nếu có các loại máy móc thay thế như máy rửa bát, máy giặt… thì nên tận dụng. Nếu có thời gian thì nên ngâm bàn tay vào nước muối sinh lý ấm 2 lần/ngày vào sáng và tối trước khi đi ngủ khoảng 10 phút.
Tránh hiện tượng tăng cân, ăn uống phải hợp lý, thường xuyên thể dục thể thao. Nếu bị mắc một số bệnh về chuyển hóa hoặc chấn thương ngón tay thì nên điều trị dứt điểm, tránh để lại tai biến sau này.
Nguồn: Sưu tầm.
Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng!

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0902.184.389
Địa chỉ: Xóm 11 – Thôn Đồng Mít – Xã Đồng Tâm – Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Website: http://luongynguyenthihuong.com/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét