Thứ Hai, 31 tháng 8, 2015

Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh tê nhức chân tay

Tê nhức chân tay là chứng bệnh khá phổ biến ở nhiều lứa tuổi, nó hầu như không buôn tha một ai từ già đến trẻ, từ những người làm công việc ít vận động đến các đối tượng lao động làm việc chân tay.



Tê nhức chân tay là nỗi ám ảnh với không ít người bệnh, cảm giác tê nhức như kiến bò khiến chân tay gần như “mất sức”, gây bất tiện, cản trở quá trình vận động của người bệnh. Tình trạng này nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới teo cơ, yếu liệt rất khó phục hồi.

Triệu chứng của bệnh tê nhức chân tay

Căn bệnh tê nhức chân tay thường khởi phát với hiện tượng tê các đầu ngón tay, cảm giác như châm chích, kiến bò, rất khó chịu, thỉnh thoảng bị tê buốt và có thể bị chuột rút. Càng về sau, mức độ tê đau càng tăng. Các ngón tay bị tê nhức, tê buốt nhiều hơn và đau lan dọc cánh tay, cẳng tay gây khó cử động và cầm nắm. Những triệu chứng này có thể xuất hiện tương tự ở các ngón chân, bàn chân, cổ chân, cẳng chân, đùi, mông, vùng thắt lưng…
Hình minh họa. internet

Khi bệnh càng nặng, mức độ tê buốt càng tăng, các cơn đau có thể kéo sang cánh tay, cẳng tay , khắp vùng chân và mông, thắt lưng. Tình trạng này còn khiến người bệnh thường cảm thấy tay chân mình như bị mất cảm giác , nhiều khi nhói đau như có kim châm, kiến bò gây bứt rứt sau mỗi lần tỉnh giấc.

Căn bệnh này còn đi kèm với các triệu chứng như : đau vai gáy, đau thắt lưng do thoái hóa cột sống; đau dọc đường đi của dây thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng,… có biểu hiện ăn nhiều, uống nhiều, sụt cân nhiều.

Hầu như tê nhức chân tay không “buông tha” một ai từ già đến trẻ, từ những người làm công việc ít vận động cho đến các đối tượng làm việc lao động chân tay. Khi trái gió trở trời, thời tiết thay đổi, chứng bệnh này lại càng “hoành hành” dữ dội hơn gây ảnh hưởng không nhỏ đến công việc và đời sống sinh hoạt của người bệnh.

Nguyên nhân gây tê nhức chân tay

Do quá trình lão hóa: Ở người cao tuổi, hệ xương khớp càng trở nên lão hóa, sức đề kháng trong cơ thể cũng bị suy giảm, khí huyết kém lưu thông làm ảnh hưởng đến sự tuần hoàn máu. Ở lứa tuổi từ 65 đến 80, thường hay bị chứng thiếu máu não do sự suy giảm lượng máu nuôi dưỡng não. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thần kinh trung ương, gây ra các biểu hiện như: hoa mắt, chóng mặt, mất thăng bằng, rối loạn tiền đình, hay quên và kèm theo các cơn đau đầu kết hợp với cảm giác ù tai, tê nhức chân tay.

Do bệnh lý:
 
Thoái hóa đốt sống cổ: căn bệnh này sẽ khiến cho các dây thần kinh tê, nhức và là nguyên nhân dẫn đến thoát vị đĩa đệm, chèn vào tủy sống. Những điều này gây tác động lên các dây thần kinh khiến người bệnh có cảm giác chân tay hơi tê vào sáng sớm sau đó tự khỏi, hay cứng cổ, đau sang vai, cánh tay,… khi nặng hơn, bạn sẽ có cảm giác tê nhức chân taykéo dài, đồng thời có cảm giác đau buốt ở cổ, sau gáy,..
Đau ống cổ tay: căn bện này cũng khiến người bệnh có cảm giác đau buốt như kim chích ở đầu ngón tay, sau đó là cảm giác đau ở vùng cổ tay, trong lòng bàn tay hoặc đau khuỷu tay.
Các bệnh tim, mạch: ảnh hưởng của các bệnh này cũng sẽ khiến ngón tay sẽ bị sưng, tê, ngoài ra ở cơ mặt và bàn chân cũng sẽ bị phù nề, gây nên tình trạng tê nhức. Nguyên nhân là do cơ tim hoạt động không được hiệu quả, ảnh hưởng đến vận chuyển cách mạch máu trong cơ thể, tê nhức chân taycũng có thể diễn ra thường xuyên và kéo dài, lâu khỏi, khiến cho mọi hoạt động bị ngưng trệ.

Bên cạnh đó, ảnh hưởng của các căn bệnh đái tháo đường, cao mỡ máu, xơ vữa động mạch, béo pnhgihì, thiếu vitamin và khoáng chất… gây rối loạn chuyển hóa của cơ thể cũng gây nên tình trạng tê nhức chân tay.

Các yếu tố ngoại cảnh: chế độ ăn uống, làm việc không khoa học hay những biến đổi của thời tiết cũng là một trong những nhân tố khiến bệnh tê nhức tay chân bùng phát.

Ai dễ mắc chứng tê nhức chân tay ?

Người cao tuổi: cùng với quá trình lão hóa, trong cơ thể trở nên “rệu rã” “già nua và hệ thống xương khớp chịu tác động rõ nhất. Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chân tay tê nhức, đau mỏi, tình trạng này còn gây ảnh hưởng tới vùng vai gáy, lưng gối cũng bị “hành hạ” vì cảm giác nhức buốt, nhói đau.

Người mắc các bệnh mãn tính: ảnh hưởng của những căn bệnh này gây chèn ép các dây thần kinh và mạch máu dẫn đến tê nhức chân tay, đau mỏi vai gáy.Tùy vào vị trí và mức độ bệnh mà sẽ có các triệu chứng đau nhức, tê nhức khác nhau.

Những người ít vận động và làm việc quá sức: những đối tượng như nhân viên văn phòng, tài xế, thợ may… có tính chất công việc buộc phải ngồi nhiều, ít đi lại, cử động tay chân hạn chế. Tình trạng này kéo dài cũng dễ gây nên hiện tương tê mỏi, đau nhức tứ chi. Nhóm đối tượng làm việc quá sức, thường xuyên mang vác nặng cũng “lọt” vào tầm ngắm của chứng bệnh tê nhức tay chân.

Giã từ nỗi lo tê nhức

Những phiền toái, đau đớn mà căn bệnh này mang đến là lý do không ai muốn phải chung sống với căn bệnh này. Tuy nhiên, tê nhức chân tay là một căn bệnh mạn tính, đòi hỏi phải có thời gian dài để khắc phục. Do đó, việc quan trọng nhất là người bệnh tìm cách “ kết bạn” và chung sống hòa bình để từ đó dần cải thiện sự vận động tự nhiên của chân tay, tăng cường thêm sức đề kháng của cơ thể. Một vài lưu ý dưới đây sẽ giúp người bệnh có phương pháp để đối phó với chứng bệnh “cứng đầu” này:
Tạo lập một chế độ sinh hoạt, vận động cân bằng và phù hợp: hường xuyên vận động để tránh tình trạng dây thần kinh bị chèn ép bằng cách chọn hình thức tập thể dục phù hợp với độ tuổi, hoàn cảnh như đi bộ, yoga… Không nên ngồi xổm hoặc giữ nguyên một tư thế quá lâu.

Đối với người đã bị tê nhức chân tay, có thể ngâm tay trong nước nóng có pha muối cho mạch máu nở ra, nắm bàn tay lại xòe mạnh thẳng bàn tay và cánh tay ra, dùng tay trái xoa bóp cho tay phải và ngược lại để giúp cho khí huyết lưu thông.

Đảm bảo dinh dưỡng: cần ăn đủ chất nhằm tăng cường sức khỏe, bổ sung thêm trong bữa ăn hàng ngày các loại thức ăn giàu vitamin nhóm B, canxi, magie có thể dễ dàng tìm thấy trong ngũ cốc, trứng, sữa… Không nên để tăng cân, kiểm soát lượng đường trong máu và các bệnh mạn tính nếu mắc phải. Đồng thời nên bổ sung các sản phẩm thảo dược thiên nhiên giúp giúp mạnh gân cốt, tăng cường lưu thông khí huyết, hỗ trợ điều trị an toàn và hiệu quả chứng tê nhức chân tay.

Tránh làm việc quá sức với những công việc nặng nhọc, làm việc nhiều giờ trước máy vi tính hay ngồi xổm quá lâu dẫn đến mạch máu khó lưu thông gây tê chân tay.

Hạn chế các chất kích thích, đặc biệt là từ bỏ thói quen hút thuốc vì hút thuốc làm siết lại nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho tế bào thần kinh ngoại vi.

Có thể dùng túi chườm nóng ở tay chân để thư giãn toàn thân vì chườm nóng có tác dụng giảm đau nhức trong những ngày thời tiết thay đổi.
 
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét