Thứ Ba, 4 tháng 8, 2015

Những bài tập phù hợp nhất với người bệnh gút

Ngoài việc uống thuốc và ăn uống đều đặn theo một chế độ thích hợp, người mắc bệnh gút (gout) còn nên nâng cao sức bền của khớp và giảm thiểu cơn đau bằng những bài tập thể dục phù hợp với tình trạng bệnh của mình 

 

tap-the-duc-tot-cho-nguoi-benh-gut
Hình minh họa

Việc tập thể dục thường xuyên bao sẽ đem lại những ích lợi như sau:

- Giúp duy trì khả năng hoạt động bình thường của các khớp

- Tăng độ dẻo dai và sức mạnh của cơ

- Điều chỉnh cân nặng để giảm gánh nặng lên khớp

- Giúp xương và các mô sụn duy trì trạng thái khỏe mạnh

- Tăng cường sức khỏe tim mạch

Sau đây là một số phương pháp tập luyện mà người bệnh Gút có thể áp dụng.

Bài tập cử động khớp trong tầm hạn

Để tránh cơn đau, người mắc bệnh Gút thường giữ cho các khớp bị đau ở trạng thái cong, hơi gập, đặc biệt là ở đầu gối, bàn tay và ngón tay. Mặc dù cách làm này giúp người bệnh tạm thời thấy thoải mái, giữ khớp ở một tư thế quá lâu có thể khiến bạn bị mất vĩnh viễn khả năng cử động khớp và không thể tự làm các công việc hàng ngày.

Bài tập cử động khớp, kéo dãn khớp và bài tập dẻo dai sẽ giúp bạn tránh gặp phải tình trạng này. Nhóm bài tập này bao gồm các động tác co và duỗi các khớp một cách nhẹ nhàng và không gây đau cho bệnh nhân. Bệnh nhân có thể tự thực hiện bài tập này hoặc nhờ sự hỗ trợ của y tá hay người nhà. Đây cũng là bài tập khởi động quan trọng trước khi bệnh nhân tiến hành các bài tập nặng hơn.

Bài tập cơ bắp

Cơ bắp mạnh khỏe sẽ giúp cử động khớp được ổn định và thoải mái hơn, bảo vệ khớp khỏi những tổn hại sâu. Để tránh gây đau cho bệnh nhân khi tập, các chuyên gia thường áp dụng liệu pháp “isometric” trong đó các cơ sẽ được tập luyện độc lập kết hợp với các khoảng thư giãn mà khớp sẽ không hề phải di chuyển.

Bài tập dưới nước

“Phương pháp trị liệu dưới nước” là một chuỗi các bài tập được người bệnh thực hành trong một bể bơi lớn với mực nước vừa đủ (thường ở khoảng ức hoặc trên ức một chút). Phương pháp này sẽ giúp khớp vận động dễ dàng hơn nhờ vào lực đẩy trong nước giúp giảm một phần trọng lượng cơ thể.

Bài tập sức bền

Về cơ bản thì các bài tập sức bền chủ yếu thuộc nhóm các bài tập aerobic trong đó người bệnh thực hiện một số động tác tăng nhịp tim trong một khoảng thời gian tương đối dài. Các bài tập này sẽ giúp tim và phổi hoạt động tốt hơn như sau:

- Nâng cao khả năng lưu chuyển oxi trong máu, bổ sung các cơ quan trong cơ thể với máu giàu oxi hơn.

- Tăng sức mạnh cơ bắp hỗ trợ các hoạt động hàng ngày.

Khi đi cùng với một chế độ ăn lành mạnh, các bài tập aerobic sẽ là phương thức hữu hiệu giúp bạn kiểm soát cân nặng của mình (làm giảm áp lực lên các khớp ở người bị Gout) và nâng cao sức khỏe toàn diện.

Các bài tập aerobic phổ biến bao gồm đi bộ, bơi lội, đạp xe hay thậm chí cả các việc trong nhà như lau sàn, quét sân. Đi bộ là phương pháp đơn giản nhất để bắt đầu bởi nó không đòi hỏi bất cứ một kĩ thuật hay dụng cụ nào đặc biệt ngoài một đôi giày đi bộ tốt. Ngoài ra, đạp xe cũng là một lựa chọn hay đối với những người mắc bệnh về khớp nói chung bởi nó gây ra áp lực nhất lên đầu gối, bàn chân hay khớp mắt cá. Nếu bạn có điều kiện thì bơi lội vẫn là hơn cả khi mà ở dưới nước thì áp lực lên khớp được giảm đến mức thấp nhất.

Một số lưu ý khi bạn tập các bài tập sức bền là không được phép tập luyện quá lâu, bạn có thể tập nó trong một khoảng thời gian ngắn khoảng 15 đến 30 phút nhưng nhiều lần như vậy trong ngày. Nhịp tim của bạn phải được giữ ở mức thích hợp, thường là từ 60% đến 80% mức tối đa cho phép đối với bạn (mức tối đa tương đương với 220 trừ đi tuổi của bạn). Khi vượt quá ngưỡng này thì tốt nhất nên dừng tập để nghỉ ngơi.

Tôi nên bắt tập luyện thế nào?

Dù bất kể là bệnh cảu bạn đang ở tình trạng nào, bạn vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tiến hành luyện tập. Đối với những người mắc bệnh về khớp, cụ thể là Gút, trước khi đi vào những bài tập sức bền nặng hơn thì bệnh nhân nên bắt đầu với những bài tập cử động khớp và cơ bắp đơn giản phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình. Phải nhớ rằng bạn nên bắt đầu một cách từ từ và phải chọn cách luyện tập mà bạn thấy thoải mái nhất. Khi bạn gặp các triệu chứng như các cơn đau dữ dội, cơ thể mệt mỏi, vận động kém, sưng tấy khớp, bạn cần gặp ngay bác sĩ để có sự điều chỉnh thích hợp với chế độ tập của mình.

Hãy biến việc tập thể dục thành một phần việc hàng ngày của bạn và trở thành thói quen sống không thể thiếu của bạn.
 
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét