Thứ Bảy, 8 tháng 8, 2015

Phòng chống và đẩy lùi căn bệnh đau xương khớp ở người già

Bệnh lý về cơ xương khớp hiện đang tăng dần theo sự lão hóa của dân số thế giới. Ngoài nguyên nhân do lão hóa, các yếu tố như công việc, lao động thể lực, dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt ít vận động hoặc vận động quá mức, tư thế vận động, thậm chí nghỉ ngơi không thích hợp…



day-lui-cac-con-dau-xuong-khop-o-nguoi-gia
Đẩy lùi các cơn đau xương khớp cho người già

Nguyên nhân gây bệnh xương khớp 

Khi về già, chức năng cũng như cấu tạo của khớp đều có sự thay đổi, khớp trở nên kém linh động hơn, tế bào khớp bị thoái hóa, gân và dây chằng bị phân đoạn, đóng vôi, khô cằn và trở nên kém bền bỉ, kém co dãn, không chịu đựng được với căng lực nên dễ bị tổn thương, sụn trở nên đục màu, hóa xơ, khô nước, rạn nứt với nhiều tinh thể calcium làm khớp đau.
Nhiều người bị viêm khớp mà không phát hiện được hoặc biết nhưng lại chủ quan, xem thường. Bên cạnh đó, thời tiết thay đổi thường xuyên cũng sẽ làm cơn đau khớp trở nên dữ dội hơn.
Người già thường mắc các bệnh về khớp mãn tính như thoái hóa cột sống, thoái hóa sụn khớp, thoát vị đĩa đệm, viêm dây chằng, lao cột sống hoặc ung thư cột sống …. Vì vậy mỗi khi thời tiết thay đổi, gió mùa, áp thấp nhiệt đới bất thường thì những khó chịu vùng khớp bị tổn thương xảy ra nhiều hơn.
Loãng xương cũng là một nguyên nhân gây ra chứng đau nhức xương khớp ở người cao tuổi.
Những người bị béo phì, thừa cân, bị chấn thương khớp khi còn trẻ, tật bẩm sinh,… cũng làm tăng nguy cơ ảnh hưởng tới các khớp xương.

Triệu chứng của bệnh đau xương khớp
  • Đau là dấu hiệu thường thấy và dễ nhận biết nhất của các bệnh liên quan tới xương khớp.
  • Đau do viêm
  • Đau liên tục cả khi nghỉ ngơi, thường xuất hiện vào ban đêm, nhất là khi gần sáng. Thường kèm theo biểu hiện viêm: Sưng-Nóng-Đỏ. Hạn chế vận động khớp, thường xuất hiện rõ vào buổi sáng khi thức dậy hoặc sau khi nằm, ngồi yên tĩnh lâu, thời gian cứng khớp thường kéo dài nhiều giờ. Đối với dạng bệnh tiến triển nặng thì triệu chứng đau có liên tục suốt ngày đêm. Cơn đau không thuyên giảm khi bệnh nhân nằm nghỉ, đau liên tục khiến bệnh nhân mệt mỏi, mất ngủ, thậm chí bị căng thẳng thần kinh.
  • Các bệnh lý đau cơ xương khớp do viêm thường gặp: Viêm khớp dạng thấp, thấp khớp, Gout, viêm cột sống dính khớp, các chứng viêm cơ xương khớp khác…
  • Đau do cơ học
  • Đau khi vận động, giảm khi nghỉ ngơi. Đau từng cơn, các cơn đau thường không kéo dài. Có thể kèm cứng khớp khi vận động sau yên tĩnh một khoảng thời gian, tuy nhiên thời gian cứng khớp thường ngắn dưới 30 phút.

Phòng tránh bệnh đau nhức xương khớp cho người già 
 
Khi bị đau nhức khớp, người bệnh nên tới các trung tâm y tế, bệnh viện để khám, xác định nguyên nhân gây tổn thương khớp để có chỉ định điều trị sớm . 

Để phòng ngừa bệnh, vào mùa lạnh người cao tuổi cần được giữ ấm cơ thể, đặc biệt là tại vị trí các khớp. Khi có dấu hiệu nhức khớp, tê, mỏi xảy ra ở vị trí nào thì hãy làm nóng vùng xung quanh vị trí đó bằng cách thoa Dầu Xoa Bóp Huế. Như vậy sẽ giúp cho các mạch máu giãn ra, vận chuyển máu được dễ dàng để nuôi các khớp.

Về chế độ dinh dưỡng, cần có chế độ hợp lý để duy trì cân nặng ở mức độ vừa phải và cung cấp đầy đủ các vi chất cần thiết, tránh béo phì, thừa cân. Nên bổ sung các loại thực phẩm có chứa hàm lượng axit béo omega-3, các loại rau lá xanh và trái cây nhiều vitamin C, hạn chế các thực phẩm giầu axit béo omega-6.

Nên vận động nhẹ nhàng các khớp gối, cổ chân, bàn tay, ngón tay theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa khớp. Tập các bài thể dục thể thao giành cho người già. Cần bổ sung canxi và vitamin D theo đơn của bác sĩ khám bệnh.

van-dong-nhe-nhang

Cách giảm đau nhanh chóng và hiệu quả ngay tại nhà 
 
Điều trị các bệnh lý cơ xương khớp cần tìm hiểu rõ nguyên nhân và có phác đồ điều trị phù hợp. Mặc dù vậy, việc kiểm soát đau là điều tối thiểu cần phải đạt được. Những cơn đau của bệnh lý cơ xương khớp thông thường có thể không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sống, tâm sinh lý của người bệnh. Đối với các cơn đau do viêm cơ xương khớp, nếu không được xử trí sớm, tình trạng viêm sẽ nhanh chóng nặng lên và lan rộng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến vận động, sinh hoạt. 

Để kiểm soát các cơn đau của bệnh lý cơ xương khớp tại nhà có thể sử dụng một số thuốc giảm đau, giảm đau kháng viêm thông thường không cần kê đơn như: 

– Các thuốc giảm đau thông thường có chứa paracetamol là lựa chọn hàng đầu cho các chứng đau cơ xương khớp mức độ vừa và nhẹ bởi ưu điểm phù hợp với nhiều đối tượng và không ảnh hưởng đến dạ dày;
– Các thuốc kháng viêm giảm đau không steroids (NSAIDs) như diclophenac dưới dạng gel thoa ngoài da hay cao dán;
– Có thể phối hợp các thuốc trên để đạt hiệu quả tốt hơn. Cũng cần kết hợp nghỉ ngơi hoặc luyện tập thích hợp, sử dụng các phương tiện, dụng cụ hỗ trợ, vật lý trị liệu, chế độ dinh dưỡng phù hợp;
– Thận trọng với các thuốc dùng tại chỗ (gel, cao dán) có chứa các chất tinh dầu nóng, gây giãn mạch mạnh trong những trường hợp đau cơ xương khớp cấp tính do viêm (các chứng viêm khớp cấp, các chấn thương giai đoạn cấp);
– Khám và tư vấn bác sĩ nếu triệu chứng viêm đau không giảm sau vài ngày điều trị. Tránh lạm dụng thuốc. 

Bạn nên đi khám và tư vấn định kỳ để phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý nói chung và bệnh lý cơ xương khớp nói riêng nhằm không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng!

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0902.184.389
Địa chỉ: Xóm 11 – Thôn Đồng Mít – Xã Đồng Tâm – Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
 
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét