Thứ Năm, 27 tháng 8, 2015

Những bài tập đơn giản phòng ngừa bệnh xương khớp cho dân văn phòng

Giới văn phòng nói chung và những người trẻ đang sử dụng máy vi tính thường xuyên nói riêng, là những đối tượng có nguy cơ mắc những bệnh về xương khớp cực kỳ cao do thói quen thụ động, ít vận động tay chân. 


 
Việc ngồi trước máy tính thường xuyên không chỉ có hại cho thị lực do phải hoạt động liên tục, mà còn là tác nhân chủ yếu gây ra những triệu chứng nhức mỏi thường gặp như ở cổ, bả vai, tay, cổ tay, lưng,... Dần dà sẽ chuyển biến thành thoái hoá khớp mà bệnh nhân không hề nhận ra. 
 
benh-xuong-khop
Hình minh họa. internet

Do tính chất công việc của dân văn phòng và sự hạn chế về thời gian, hiếm có người nào thường xuyên vận động trong và sau giờ làm việc. Lý do thường là khung thời gian có hạn, và không gian trong văn phòng hơi bất tiện để có thể tập những động tác bài bản. Vì thế, chúng tôi sẽ gợi ý cho bạn những bài tập rất đơn giản mà bạn có thể luyện tập ngay tại chỗ ngồi, không lo bị ảnh hưởng đến không gian của người khác mà vẫn giúp cơ, khớp chắc khỏe, dẻo dai, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh xương khớp

Bài tập cổ:


Nhẹ nhàng gập đầu theo trình tự ra trước - về sau - quay sang trái - quay sang phải. Lặp lại từ 5 - 10 lần. Đừng bao giờ xoay đầu tiên lục, sẽ rất dễ dẫn tới nguy cơ gãy đốt sống cổ. Tốt nhất, cứ mỗi 2 tiếng, bạn hãy rời mắt khỏi màn hình, thả lỏng vai và tập động tác cổ, vừa cho mắt thư giãn, vừa tốt cho khớp cổ. 

Bài tập vai: 
 
Vai là bộ phận chịu phần lực trên của cơ thể, nhất là trong khoảng thời gian ngồi máy tính, đa số nhân viên thường xuyên gồng vai để gõ bàn phím và quên thả lỏng, dẫn tới mỏi, đau bả vai và vùng dưới cổ.

Ngồi thẳng lưng. Tay phải đặt lên đầu gối chân trái, tay trái đặt sau lưng, cố gắng với tới eo phải càng tốt. Xoay người nhẹ nhàng về phía bên trái, giữ vai trong tư thế này 5 - 10 giây. Đổi bên và làm tương tự. Động tác này giúp cân bằng và thư giãn cơ bắp ở vai và cổ. 

Bài tập cột sống:
 

Đa số nhân viên văn phòng đều có chung một thế ngồi “lưng tôm”. Thế ngồi này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến cột sống do phải chịu một khối lượng lớn, mà còn ảnh hưởng gián tiếp đến những vùng xung quanh như 2 bên lưng, phần thắt lưng và tỳ nặng lên khung xương chậu. Tốt nhất nên tập thói quen ngồi thẳng lưng, điều chỉnh độ cao ghế ngồi hợp lý.

Ngồi thẳng lưng, hai bàn tay đặt trên đùi, mắt nhìn thẳng, thả lỏng cổ. Trong lúc giữ nguyên vị trí tay và hông, nghiêng người về bên trái để cảm nhận trọng lực dồn về bên trái, nếu thấy cột sống căng nhẹ là làm đúng. Đổi bên và thực hiện 20 lần. Động tác Yoga này rất tốt cho xương sống và cổ của bạn. Tập luyện đều đặn giúp tăng tuần hoàn máu và giảm đau mỏi cổ và lưng.
 
Bài tập cổ tay:

Ngồi thẳng lưng trên ghế, hai chân đặt thẳng xuống sàn. Dùng bàn tay trái ép ngược bàn tay phải, hướng lên trên, giữ cho căng cánh tay trong vòng 10 giây. Làm tương tự với bên còn lại. Thực hiện động tác này từ 5 - 10 lần khi rảnh rỗi giúp các cơ cánh tay và vai được vận động, bớt mỏi mệt. Đồng thời nó cũng giúp máu lưu thông đến vai gáy tốt hơn. 

Bài tập cho xương chậu: 
 
Đau nhức vùng xương chậu không chỉ xảy ra ở đa số phụ nữ, mà nam giới cũng đang phải đối mặt với những cơn đau vùng dưới thắt lưng hành hạ, nhất là thời gian gần cuối ngày làm việc.


Hình minh họa. internet

Giữ tư thế ngồi thẳng lưng trên ghế, hai tay đặt lên đầu gối. Nghiêng nhẹ người dồn trọng lực vào phần xương chậu bên trái, giữ nguyên vài giây rồi lặp lại với bên phải. Khi bạn thấy giống như mình đang ngồi trên ½ phần chậu là đúng. Động tác này giúp cơ vùng chậu vận động, loại bỏ mỡ thừa và hạn chế đau nhức khớp ở thắt lưng. 

Trên đây là những bài tập đơn giản mà bạn có thể áp dụng hàng ngày tại chỗ làm. Tuy nhiên, trong trường hợp xuất hiện những triệu chứng đau cơ khớp kéo dài, không thuyên giảm ngay cả khi đã tập luyện thì lập tức phải đến tham khảo ý kiến của bác sĩ và các chuyên gia về xương khớp. 

Có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh xương khớp hiện nay. Nếu biểu hiện nhẹ, có thể áp dụng phương thức bằng thuốc uống, hạn chế dùng tới cách thức phẫu thuật, rất dễ để lại những biến chứng và tác dụng phụ về sau. Thế nhưng, tốt nhất vẫn là “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. 
 
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét