Thứ Hai, 31 tháng 8, 2015

Đậu đen giúp hỗ trợ điều trị gút (gout) cực tốt

Chè đậu đen là một món ăn không chỉ ngon miệng, quen thuộc trong đời sống hằng ngày mà nó còn rất tốt cho sức khỏe. Không chỉ dừng lại ở đó, trong dân gian, nhiều người đã biết dùng đậu đen theo nhiều cách khác nhau để hỗ trợ điều trị bệnh gút và một số bệnh khác.

 
 
Vì sao đậu đen lại tốt cho việc hỗ trợ điều trị bệnh gút.

Trong hạt đậu đen có chứa nhiều lipid, glucid, protid, đặc biêt có chứa một lượng lớn antoxian (đây là chất cũng có trong nước ép anh đào, lựu, rượu vang đỏ) có khả năng chống viêm tốt, vì vậy giúp điều trị hiệu quả các cơn đau do bệnh gút gây ra. Ngoài ra trong đậu đen có chứa nhiều chất chống oxy hóa, các dưỡng chất trong đậu giúp giảm được lượng axit uric trong máu, hạn chế gây ra sự lắng đọng các tinh thể muối urat ở thận và các khớp. Trong y học cổ truyền, đậu đen có tính mát, vị ngọt nhạt, có công dụng trong giải độc, bổ huyết và can thận.
Công thức nấu đậu đen để hỗ trợ điều trị bệnh gút.

Công thức nấu đậu đen dễ làm mà mang lại hiệu quả cao, có thể bổ sung vào thực đơn hằng ngày cho người bệnh gút . Việc áp dụng các phương pháp điều trị bệnh gút theo chỉ định của bác sĩ, với việc kết hợp dùng nước đậu đen trong một thời gian dài sẽ giúp giảm được các cơn đau và giảm các biến chứng do bệnh gút gây ra.
nuoc-dau-den-ho-tro-dieu-tri-gut-tot
Nước đậu đen giúp hỗ trợ điều trị bệnh gút

Các bước nấu nước đậu đen:

- Chuẩn bị 200 gram đậu đen, loại bỏ các hạt sạn, chất bẩn sau đó rửa sạch.

- Cho vào nồi đun cùng với 2 lít nước

- Khi đã sôi, để lửa nhỏ và hầm đậu thêm 90 phút

- Sau đó lọc lấy nước và để nguội. Nước đậu đen này là một cách rất đơn giản trong việc hỗ trợ điều trị bệnh gút.

Mỗi ngày nên dùng hai cốc nước đậu và khi có các cơn đau bùng phát thì có thể dùng nhiều hơn. Phần nước đậu nấu còn dư có thể dự trữ trong tủ lạnh hoặc hâm nóng, lưu ý không nên hâm bằng lò vi sóng. Phần hạt đậu, có thể tận dụng để nấu chè, hoặc một số món ăn khác để cung cấp thêm chất dinh dưỡng.

Một số người không ngửi được mùi nước đậu đen, có thể cho thêm vào một ít rong biển kombu trong quá trình nấu để loại bỏ các chất lên men và nước đậu sẽ không có mùi.

Ngoài khả năng hỗ trợ điều trị gút thì đậu đen còn có tác dụng giúp hạ được đường huyết, liên quan đến các bệnh tiểu đường và tim mạch. Trong hạt đậu đen có chứa nhiều chất chống oxy hóa nên giúp phòng chống ung thư, tốt cho tiêu hóa…
 
 

Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh tê nhức chân tay

Tê nhức chân tay là chứng bệnh khá phổ biến ở nhiều lứa tuổi, nó hầu như không buôn tha một ai từ già đến trẻ, từ những người làm công việc ít vận động đến các đối tượng lao động làm việc chân tay.



Tê nhức chân tay là nỗi ám ảnh với không ít người bệnh, cảm giác tê nhức như kiến bò khiến chân tay gần như “mất sức”, gây bất tiện, cản trở quá trình vận động của người bệnh. Tình trạng này nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới teo cơ, yếu liệt rất khó phục hồi.

Triệu chứng của bệnh tê nhức chân tay

Căn bệnh tê nhức chân tay thường khởi phát với hiện tượng tê các đầu ngón tay, cảm giác như châm chích, kiến bò, rất khó chịu, thỉnh thoảng bị tê buốt và có thể bị chuột rút. Càng về sau, mức độ tê đau càng tăng. Các ngón tay bị tê nhức, tê buốt nhiều hơn và đau lan dọc cánh tay, cẳng tay gây khó cử động và cầm nắm. Những triệu chứng này có thể xuất hiện tương tự ở các ngón chân, bàn chân, cổ chân, cẳng chân, đùi, mông, vùng thắt lưng…
Hình minh họa. internet

Khi bệnh càng nặng, mức độ tê buốt càng tăng, các cơn đau có thể kéo sang cánh tay, cẳng tay , khắp vùng chân và mông, thắt lưng. Tình trạng này còn khiến người bệnh thường cảm thấy tay chân mình như bị mất cảm giác , nhiều khi nhói đau như có kim châm, kiến bò gây bứt rứt sau mỗi lần tỉnh giấc.

Căn bệnh này còn đi kèm với các triệu chứng như : đau vai gáy, đau thắt lưng do thoái hóa cột sống; đau dọc đường đi của dây thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng,… có biểu hiện ăn nhiều, uống nhiều, sụt cân nhiều.

Hầu như tê nhức chân tay không “buông tha” một ai từ già đến trẻ, từ những người làm công việc ít vận động cho đến các đối tượng làm việc lao động chân tay. Khi trái gió trở trời, thời tiết thay đổi, chứng bệnh này lại càng “hoành hành” dữ dội hơn gây ảnh hưởng không nhỏ đến công việc và đời sống sinh hoạt của người bệnh.

Nguyên nhân gây tê nhức chân tay

Do quá trình lão hóa: Ở người cao tuổi, hệ xương khớp càng trở nên lão hóa, sức đề kháng trong cơ thể cũng bị suy giảm, khí huyết kém lưu thông làm ảnh hưởng đến sự tuần hoàn máu. Ở lứa tuổi từ 65 đến 80, thường hay bị chứng thiếu máu não do sự suy giảm lượng máu nuôi dưỡng não. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thần kinh trung ương, gây ra các biểu hiện như: hoa mắt, chóng mặt, mất thăng bằng, rối loạn tiền đình, hay quên và kèm theo các cơn đau đầu kết hợp với cảm giác ù tai, tê nhức chân tay.

Do bệnh lý:
 
Thoái hóa đốt sống cổ: căn bệnh này sẽ khiến cho các dây thần kinh tê, nhức và là nguyên nhân dẫn đến thoát vị đĩa đệm, chèn vào tủy sống. Những điều này gây tác động lên các dây thần kinh khiến người bệnh có cảm giác chân tay hơi tê vào sáng sớm sau đó tự khỏi, hay cứng cổ, đau sang vai, cánh tay,… khi nặng hơn, bạn sẽ có cảm giác tê nhức chân taykéo dài, đồng thời có cảm giác đau buốt ở cổ, sau gáy,..
Đau ống cổ tay: căn bện này cũng khiến người bệnh có cảm giác đau buốt như kim chích ở đầu ngón tay, sau đó là cảm giác đau ở vùng cổ tay, trong lòng bàn tay hoặc đau khuỷu tay.
Các bệnh tim, mạch: ảnh hưởng của các bệnh này cũng sẽ khiến ngón tay sẽ bị sưng, tê, ngoài ra ở cơ mặt và bàn chân cũng sẽ bị phù nề, gây nên tình trạng tê nhức. Nguyên nhân là do cơ tim hoạt động không được hiệu quả, ảnh hưởng đến vận chuyển cách mạch máu trong cơ thể, tê nhức chân taycũng có thể diễn ra thường xuyên và kéo dài, lâu khỏi, khiến cho mọi hoạt động bị ngưng trệ.

Bên cạnh đó, ảnh hưởng của các căn bệnh đái tháo đường, cao mỡ máu, xơ vữa động mạch, béo pnhgihì, thiếu vitamin và khoáng chất… gây rối loạn chuyển hóa của cơ thể cũng gây nên tình trạng tê nhức chân tay.

Các yếu tố ngoại cảnh: chế độ ăn uống, làm việc không khoa học hay những biến đổi của thời tiết cũng là một trong những nhân tố khiến bệnh tê nhức tay chân bùng phát.

Ai dễ mắc chứng tê nhức chân tay ?

Người cao tuổi: cùng với quá trình lão hóa, trong cơ thể trở nên “rệu rã” “già nua và hệ thống xương khớp chịu tác động rõ nhất. Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chân tay tê nhức, đau mỏi, tình trạng này còn gây ảnh hưởng tới vùng vai gáy, lưng gối cũng bị “hành hạ” vì cảm giác nhức buốt, nhói đau.

Người mắc các bệnh mãn tính: ảnh hưởng của những căn bệnh này gây chèn ép các dây thần kinh và mạch máu dẫn đến tê nhức chân tay, đau mỏi vai gáy.Tùy vào vị trí và mức độ bệnh mà sẽ có các triệu chứng đau nhức, tê nhức khác nhau.

Những người ít vận động và làm việc quá sức: những đối tượng như nhân viên văn phòng, tài xế, thợ may… có tính chất công việc buộc phải ngồi nhiều, ít đi lại, cử động tay chân hạn chế. Tình trạng này kéo dài cũng dễ gây nên hiện tương tê mỏi, đau nhức tứ chi. Nhóm đối tượng làm việc quá sức, thường xuyên mang vác nặng cũng “lọt” vào tầm ngắm của chứng bệnh tê nhức tay chân.

Giã từ nỗi lo tê nhức

Những phiền toái, đau đớn mà căn bệnh này mang đến là lý do không ai muốn phải chung sống với căn bệnh này. Tuy nhiên, tê nhức chân tay là một căn bệnh mạn tính, đòi hỏi phải có thời gian dài để khắc phục. Do đó, việc quan trọng nhất là người bệnh tìm cách “ kết bạn” và chung sống hòa bình để từ đó dần cải thiện sự vận động tự nhiên của chân tay, tăng cường thêm sức đề kháng của cơ thể. Một vài lưu ý dưới đây sẽ giúp người bệnh có phương pháp để đối phó với chứng bệnh “cứng đầu” này:
Tạo lập một chế độ sinh hoạt, vận động cân bằng và phù hợp: hường xuyên vận động để tránh tình trạng dây thần kinh bị chèn ép bằng cách chọn hình thức tập thể dục phù hợp với độ tuổi, hoàn cảnh như đi bộ, yoga… Không nên ngồi xổm hoặc giữ nguyên một tư thế quá lâu.

Đối với người đã bị tê nhức chân tay, có thể ngâm tay trong nước nóng có pha muối cho mạch máu nở ra, nắm bàn tay lại xòe mạnh thẳng bàn tay và cánh tay ra, dùng tay trái xoa bóp cho tay phải và ngược lại để giúp cho khí huyết lưu thông.

Đảm bảo dinh dưỡng: cần ăn đủ chất nhằm tăng cường sức khỏe, bổ sung thêm trong bữa ăn hàng ngày các loại thức ăn giàu vitamin nhóm B, canxi, magie có thể dễ dàng tìm thấy trong ngũ cốc, trứng, sữa… Không nên để tăng cân, kiểm soát lượng đường trong máu và các bệnh mạn tính nếu mắc phải. Đồng thời nên bổ sung các sản phẩm thảo dược thiên nhiên giúp giúp mạnh gân cốt, tăng cường lưu thông khí huyết, hỗ trợ điều trị an toàn và hiệu quả chứng tê nhức chân tay.

Tránh làm việc quá sức với những công việc nặng nhọc, làm việc nhiều giờ trước máy vi tính hay ngồi xổm quá lâu dẫn đến mạch máu khó lưu thông gây tê chân tay.

Hạn chế các chất kích thích, đặc biệt là từ bỏ thói quen hút thuốc vì hút thuốc làm siết lại nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho tế bào thần kinh ngoại vi.

Có thể dùng túi chườm nóng ở tay chân để thư giãn toàn thân vì chườm nóng có tác dụng giảm đau nhức trong những ngày thời tiết thay đổi.
 
 

Thứ Bảy, 29 tháng 8, 2015

Bài tập lăn chai nước đẩy lùi viêm đa khớp dạng thấp

Viêm đa khớp dạng thấp là một bệnh mạn tính, khó chữa song, dưới nhãn quan của y học cổ truyền thì bệnh có thể đẩy lùi.

 
 
Các khớp sưng, biến dạng

Tôi đến phòng khám vật lý trị liệu, phục hồi chức năng Đông Hồ, Thụy Khuê, Hà Nội vào những ngày thời tiết khá âm u, độ ẩm tương đối cao. Đây là thời tiết kỵ nhất đối với người có tiền xử bệnh xương khớp, đặc biệt viêm đa khớp dạng thấp. Có mặt tại phòng khám, bà Trương Thị Tố Hoàn (74 tuổi ở 27B2, Cát Linh, Hà Nội) đang tập những động tác phục hồi các khớp. 

Bà Hoàn bị viêm đa khớp dạng thấp hơn 10 năm nay, bà đã chữa trị từ Đông y đến Tây y nhiều lần, tốn kém không biết bao tiền của nhưng bệnh chỉ đỡ được một thời gian ngắn. Đặc biệt, 5 năm trước do bị tai nạn xe buýt dẫn đến lún cột sống, với chỉ định phẫu thuật, nhưng lo sợ hậu quả để lại của ca phẫu thuật nên bà đã không dùng phương pháp này. Từ đó tới nay, bà thường xuyên bị đau lưng, đau đầu. Bệnh viêm khớp dạng thấp của bà khiến thường xuyên tê chân, tay, có lúc đang đi mà không thể bước tiếp, bà Hoàn lại phải đứng vẩy chân rồi mới đi được. 

Chia sẻ về lần điều trị tại đây, bà Hoàn cho biết: Khi tôi đến đây bị đau đầu nhiều, đau lưng ê ẩm, chân sưng to, biến dạng khớp, đi lại khó khăn... Qua một liệu trình điều trị, tới nay bệnh đau đầu, đau lưng đã giảm khoảng 70%, các khớp đầu gối, cổ chân, tay giảm sưng, đi lại dễ dàng hơn trước...". 

Trao đổi về trường hợp bệnh nhân Hoàn, TS Nguyễn Văn Chương, nguyên Chủ nhiệm Khoa Nội - Nhi - Y học Cổ truyền, Bệnh viện Bộ Năng Lượng cho biết, trường hợp của bệnh nhân Hoàn bị viêm đa khớp dạng thấp. Tất cả các khớp nhỏ ngón tay, cổ tay, cổ chân, đầu gối đều sưng, đau, vận động khó. Bà Hoàn còn bị thoái hóa đốt sống cổ, lưng, có dịch nhiều ở 2 khớp gối, dẫn tới biến dạng khớp, co vào, duỗi ra khó khăn... Sau khi được điều trị xoa bóp, vật lý trị liệu... thì bà đã đẩy lùi bệnh.
 
TS Chương hướng dẫn động tác lăn chai nước.
Thuốc Nam kết hợp tập luyện
 
Theo TS Nguyễn Văn Chương, với cách điều trị của Đông y, người bệnh nên kết hợp từ ăn uống, tập luyện sẽ cho tác dụng tốt. 

* Người bệnh có thể dùng lá lốt hầm gà ác. Sử dụng một con gà ác 150g, làm sạch, bỏ ruột, thái nhỏ nhiều lá lốt nhét trong bụng gà. Sau đó dùng lá lốt to bọc kín con gà, cho muối trắng vào nồi đất, bỏ gà vào và rắc muối lên trên để hầm bằng chấu là tốt nhất. 

* Lá lốt và hy thiêm lượng bằng nhau phơi khô, nấu uống hằng ngày. 

* Ngâm chân, tay bằng cây, rễ, lá lốt. Bạn đập nhỏ những thứ này cho vào chậu nước, đổ nước sôi đậy kín, khi nhiệt độ đủ ấm ngâm chân, tay, dùng khăn mặt cho vào nước đó, rồi bóp nhẹ các khớp.

* Tập luyện: Buổi sáng, sau khi ngâm chân, tay vận động các khớp
như sau: 

Bài 1 - vuốt các khớp: Dùng tay phải vuốt các ngón tay, ngón chân, các đốt ngón tay, ngón chân từ dưới lên trên và đổi tay, làm khoảng 20 lần. 

Bài 2 - vận động các khớp cổ tay: Đan 2 tay vào nhau, xoay bàn tay theo chiều kim đồng hồ 20 lần. Xoay đủ các chiều trước, sau. 

Bài 3 - Lăn chai nước: Lấy một chai nước ấm, ngồi trên giường hoặc ghế, vén quần lên rồi lăn chai nước vào các vùng đầu gối, cổ, mu bàn chân, dọc ống chân nhằm chống sưng khớp, tan dịch đầu gối.
 
 
Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng!

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0902.184.389
Địa chỉ: Xóm 11 – Thôn Đồng Mít – Xã Đồng Tâm – Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Website: http://luongynguyenthihuong.com/
 
 

Chuối là thực phẩm tốt cho người bệnh Gút (Gout)

Thông thường acid uric được đào thải qua nước tiểu. Bệnh thận mãn tính hoặc suy thận, đái tháo đường nhiễm ceton, và một số loại thuốc có thể làm giảm đào thải acid uric, gây nên bệnh gút. Acid uric trong máu dư thừa gây lắng đọng tại các khớp xương của cơ thể, gây cơn gút cấp.


 
Chế độ ăn và acid uric

Acid uric là sản phẩm tạo thành từ thực phẩm chứa purin. Chế độ ăn giàu purin là một trong những nguyên nhân gây nên gút. Thịt đỏ, nội tạng động vật, hải sản là những thực phẩm giàu đạm, nên người bệnh cần chú ý ăn uống hạn chế. Trong khi đó, các thực phẩm chứa nhiều Kali, vitamin C, acid folic có tác dụng tốt trong điều trị gút. Những chất dinh dưỡng, vitamin và muối khoáng ở trong các thực phẩm được hấp thụ tốt hơn so với việc bổ sung thực phẩm chức năng đơn lẻ. 

chuot-tot-cho-benh-gut
Chuối là thực phẩm tốt cho bệnh gút (gout)

Chuối chứa nhiều kali tốt cho GÚT

Kali được đánh giá giúp hỗ trợ tăng đào thải acid uric qua đường tiết niệu do đó làm giảm acid uric và các triệu chứng của bệnh gút. Trong khi đó, chuối rất giàu kali. Theo bộ nông nghiệp Mỹ, mỗi quả chuối trung bình chứa 422 mg kali.

Chuối chứa nhiều acid folic tốt cho GÚT

Acid folic, hay còn được biết đến folat, có thể giúp hồi phục mô bị tổn thương và hỗ trợ phá vỡ các khối tinh thể urat.. Theo báo cáo của bộ nông nghiệp Mỹ, chuối không chỉ chứa nhiều kali mà còn chứa nhiều acid folic. Trung bình 1 quả chuối chứa 24 mcg acid folic.

Chuối chứa nhiều vitamin C và GÚT

Viện nghiên cứu và trị liệu về Khớp đã tiến hành một nghiên cứu (2006) cho thấy rằng mỗi ngày uống 500 mg vitamin C giúp giảm acid uric trong huyết thanh và giảm các triệu chứng liên quan tới gút. Vitamin C cũng có trong các loại thực phẩm như trái cây họ cam quýt, bông cải xanh, cà chua và thẩm chị cả chuối. Mỗi quả chuối chứa trung bình 10,3 mg vitamin C.

Kết luận

Chuối là nguồn thực phẩm đơn giản, phổ biến, rẻ nhưng lại chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi nói chung và tốt cho bệnh gút nói riêng. Các thành phần vitamin C, acid folic, kali có trong chuối giúp hỗ trợ giảm acid uric và triệu chứng gút. Tuy nhiên, người bệnh không nên quá mong đợi chuối sẽ điều trị bệnh gút thay thế thuốc chữa bệnh gút. Điều quan trọng là kiểm tra chỉ số acid uric trong máu định kỳ và kiểm soát tốt ở ngưỡng an toàn.

Một tin vui cho người bệnh gout là hiện nay trên thị trường đã có sản phẩm BoniGut được chiết xuất từ thiên nhiên, giúp ức chế sự hình thành acid uric trong máu, lợi tiểu, tăng đào thải tinh thể acid uric ở quanh khớp xương do đó làm giảm nồng độ acid uric trong máu. Chống oxy hóa mạnh bảo vệ các khớp khỏi bị tổn thương bởi các gốc tự do có hại. Giúp chống viêm, giảm đau nhức các khớp xương, hỗ trợ điều trị bệnh gout. 

Bí quyết giúp giảm đau lưng, nhức xương sau sinh


Đau lưng và cơ xương nhức mỏi là một triệu chứng khá phổ biến của nhiều chị em sau sinh, vì cơ thể lúc này phải trải qua nhiều sự thay đổi trong suốt thời gian mang thai và những nỗ lực để sinh nở thành công. Thời kỳ mang thai, tử cung phát triển, bụng bầu căng ra và làm dãn cơ bụng của người mẹ. Điều này gây áp lực lên các cơ bắp như cơ lưng, cơ chân… Giai đoạn chuyển dạ, cơ bắp của người mẹ cũng phải hoạt động hết công suất… Tất cả những nguyên nhân này khiến nhiều chị em sau sinh bị đau lưng, nhức mỏi xương.


 
xoa-bop-lung-vai
Xoa bóp lưng, vai một cách nhẹ nhàng sẽ gây phản ứng tốt, làm tăng nguồn lưu thông máu. 
 
Sau sinh: Lưng và cơ xương đau nhức

Sau khi sinh em bé, chị Nguyệt Minh (27 tuổi, Kim Ngưu, Hà Nội) thường bị nhiều cơn đau lưng nhức mỏi xương khớp hành hạ. Chị Minh chia sẻ: ‘Mình đã tìm hiểu và biết thông tin này từ trước nhưng nghĩ rằng nó chỉ một thời gian ngắn sau khi sinh, hiện tượng đau lưng này sẽ tự động hết. Thế nhưng đã gần nửa năm mà cơn đau lưng của mình vẫn chưa giảm’.

Chị chia sẻ thêm rằng, một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng đau nhức lưng là do chị lên cân vù vù trong khi mang thai cho dù sau khi sinh chị đã trở lại tình trạng ‘nguyên đai nguyên kiện’ như hồi con con gái.

Giờ đây, khi đã đi làm trở lại, phải ngồi nhiều ở văn phòng khiến ‘bệnh’ đau lưng của chị càng có xu hướng... trầm trọng hơn.

Dù khá bận với việc trông bé và việc ở cơ quan nhưng chị vẫn luôn dành thời gian riêng cho việc luyện tập

Chườm lưng bằng lá ngải cứu rang nóng và tập thể dục

Để có sức khỏe chăm con, chị Nguyệt Minh quyết định không thể để tình trạng này kéo dài. Chị áp dụng tất cả các biện pháp giảm đau có thể và rút ra những biện pháp sau là hợp với mình nhất.

Chị chia sẻ rằng cơn đau sẽ giảm ngay tức khắc khi chườm lưng bằng ngải cứu (đặc biệt là lá già). Bước đầu, chị lấy lá ngải cứu đem rửa sạch, rồi trộn lẫn cùng một nhúm muối hạt to, sau đó cho hỗn hợp đó lên chảo và rang đều lên.

Sau đó ‘nhồi’ hỗn hợp này vào một cái túi vải hoặc bọc qua một lớp khăn mỏng chườm vào phần lưng bị đau. Chị chườm đều đặn hàng tối trước khi đi ngủ và thấy hiệu quả rõ ràng, cơn đau giảm hẳn đi.

‘Làm theo cách này, bạn sẽ cảm thấy thoải mái vô cùng, cứ như được mát-xa lưng vậy. Nếu trước đây cứ nằm xuống đệm dù đệm cứng hay mềm, lưng mình đều bị đau thì giờ đây, sau mỗi lần chườm xong, mình thực sự ngủ ngon giấc và không bị trở mình nhiều như trước nữa’, chị nói.

Khi rang ngải cứu và cho vào trong túi, chị lưu ý rằng nên cân nhắc nhiệt độ phù hợp trước khi đặt lên lưng để tránh bỏng rát vùng da.

Khi được biết tập thể thao cũng là một cách ‘nói không’ với chứng đau lưng và nhức mỏi xương, chị đã lên tinh thần tập luyện đều đặn các động tác thể dục đơn giản, nhẹ nhàng và một lịch tập yoga thường xuyên hàng tuần vào 3 ngày cố định. Dù hiện giờ chị khá bận với việc trông bé và công việc ở cơ quan nhưng hàng ngày, chị vẫn luôn dành thời gian riêng cho việc luyện tập.

Những bài tập luyện chuyên cho phần lưng và động tác đi bộ chậm rãi khiến chị giảm đau lưng và đỡ mỏi xương rất nhanh.

Mát-xa lưng, vai, gáy nhẹ nhàng mỗi sáng

Một nguyên nhân khác khiến chị bị đau lưng, mỏi cơ xương là tư thế bế con sai. Chị chia sẻ: ‘Trước đây, khi cho con ‘ti’, do chưa biết cách lại chiều con, bé cứ ọ ẹ là mình lại cưng nựng bế ẵm nên tình trạng mỏi lưng, nhức xương ngày càng tăng’.

Biết vợ đau lưng, mỏi vai sáng nào anh xã nhà chị cũng mát-xa nhẹ nhàng lưng, vai, gáy cho vợ. Chị chia sẻ, những động tác mát-xa tuy đơn giản nhưng cũng có hiệu quả tốt cho lưng, giảm mỏi cơ, nhức xương.

Xoa bóp lưng, vai một cách nhẹ nhàng sẽ gây phản ứng tốt, làm tăng nguồn lưu thông máu. Xoa bóp lưng, vai thường xuyên giúp khôi phục khả năng hoạt động của các tế bào, cơn đau sẽ tan biến dần.

Sau khi áp dụng một loạt bí quyết trên, chị Minh thấy hoàn toàn khỏe mạnh, những cơn đau lưng, xương như trước xuất hiện ngày càng ít. Thay vì nghiến răng chịu đau và cầu mong sự khó chịu này qua đi, bạn hãy chọn cho mình một cách giảm đau lưng, cơ xương hiệu quả.
 
 

Thứ Sáu, 28 tháng 8, 2015

Trà xanh và tác dụng không ngờ với bệnh viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh viêm khớp rất đặc trưng với những triệu chứng cụ thể như đau, sưng, làm hạn chế sự chuyển động của các khớp. Bệnh để nặng sẽ có nguy cơ cao phát triển thành bệnh loãng xương, bệnh tim và bệnh tiểu đường. Theo một nghiên cứu mới đây của Trung tâm Y tế Đại học Maryland, Mỹ cho biết, trà xanh cũng là một giải pháp cho các bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp.


 
Lợi ích của trà xanh:
 
tra-xanh-co-tac-dung-giam-dau-cho-benh-nhan-viem-khop-dang-thap
Trà xanh có tác dụng giảm viêm cho người bị viêm khớp dạng thấp

Một số chất có trong trà xanh được chứng minh có tác dụng giảm viêm - một triệu chứng điển hình xảy ra với viêm khớp dạng thấp gây đau đớn cho người bệnh. Nhóm nghiên cứu từ Đại học của Trường Y khoa Michigan, Mỹ giải thích rằng trà xanh sản xuất ra chemokine - là các protein phóng thích các tế bào bạch cầu viêm trong cơ thể vì thế có tác dụng giảm viêm.

Phản ứng phụ và liều lượng:

Lượng trà được dùng trong điều trị viêm khớp dạng thấp thay đổi tùy thuộc vào loại trà, tình trạng sức khỏe cá nhân của bạn và các loại thuốc mà bạn sử dụng. Nếu tiêu thụ nhiều hoặc với những người nhạy cảm với caffeine, trà xanh có thể gây khó chịu, mất ngủ, chóng mặt và tim đập nhanh.

Các bác sỹ khuyên người bệnh nên uống từ 2 đến 3 tách trà mỗi ngày.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại trà xanh để đáp ứng nhu cầu thị yếu của người tiêu dùng như: trà hoa cúc, trà gừng, trà nhài… Đối với trà xanh không có tác dụng phụ quá nghiêm trọng. Một số trường hợp gặp phải là do bệnh nhân không hợp với hương cúc hay nhài ở trong trà, thường cảm thấy khó ngủ, lo lắng, đau đầu. Với trà gừng, người uống có thể gặp các phản ứng phụ như đầy hơi, khó tiêu… Vì vậy, nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi lựa chọn loại trà để sử dụng.

Cân nhắc: 
 
Trà xanh có thể giúp cải thiện các triệu chứng của viêm khớp dạng thấp bằng cách giảm viêm. Tuy nhiên, bạn vẫn nên tìm đến bác sĩ để tìm ra liều lượng tối ưu cho trà xanh cũng như bổ sung thêm các loại thuốc để giúp cho tình trạng bệnh của bạn. Hãy ghi nhớ rằng, bổ sung trà xanh chỉ giúp hỗ trợ làm giảm tình trạng sưng viêm chứ không thể thay thế bất kỳ loại thuốc nào mà bạn đang dùng để điều trị viêm khớp dạng thấp.


Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng!

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0902.184.389
Địa chỉ: Xóm 11 – Thôn Đồng Mít – Xã Đồng Tâm – Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Website: http://luongynguyenthihuong.com/

Cải bẹ xanh có tác dụng trong việc điều trị gút (gout) ít người biết

Cải bẹ xanh tính ôn, vị cay, nhẩn nhẩn (còn được gọi là cải đắng, không phải là cải ngọt), lá màu xanh đậm hoặc xanh nõn chuối; có tác dụng giải cảm hàn, thông đàm, lợi khí..., có chứa vitamin A, B, C, K, axit nicotic, abumin...


 
Cho đến nay, giới khoa học đã xác định được 5 gen liên quan đến bệnh gút (2 gen có trong gan và 3 gen có trong tinh hoàn). Đàn ông có nhiều khả năng mắc bệnh gút hơn phụ nữ, do các gen bị trục trặc thường có ở nam. Tuy nhiên, phụ nữ có nam tính mạnh cũng có nguy cơ mắc bệnh gút.

Hình minh họa. internet

Ngoài ra, các yếu tố khác như béo phì, tiền sử gia đình, bệnh thận, huyết áp cao, hội chứng chuyển hóa, nghiện rượu và việc sử dụng một số thuốc (như Aspirin, thuốc lợi tiểu) cũng là nguyên nhân của bệnh này. Biểu hiện lâm sàng đặc trưng thường là sưng tấy, nóng, đỏ, đau dữ dội tại một hay nhiều khớp. Phần lớn bệnh nhân khi điều trị dứt được cơn đau đều tự cho là đã khỏi bệnh mà không biết rằng bệnh vẫn đang âm thầm tiến triển bên trong.

Nếu không được điều trị tiếp tục và triệt để, các cơn đau sẽ xuất hiện trở lại ngày càng nhiều và nặng hơn. Ở giai đoạn muộn hơn, có thể xuất hiện những u, cục gọi là hạt tophi xung quanh khớp, ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ, có nguy cơ gây biến dạng khớp và có thể dẫn đến tàn phế.

Cách chữa bệnh gút đơn giản bằng cải bẹ xanh:

Cải bẹ xanh tính ôn, vị cay, nhẩn nhẩn (còn được gọi là cải đắng, không phải là cải ngọt), lá màu xanh đậm hoặc xanh nõn chuối; có tác dụng giải cảm hàn, thông đàm, lợi khí..., có chứa vitamin A, B, C, K, axit nicotic, abumin... Trong bữa ăn gia đình, cải bẹ xanh thường dùng để nấu canh, hay cuốn bánh xèo với rau xà lách.
cai-be-xanh-tri-gut
Cải bẹ xanh

Mỗi ngày đều nấu cải bẹ xanh này để uống thay nước thì cơ thể sẽ thải ra ngoài chất acid uric là chất gây nên bệnh gút. Bạn hãy kiên trì nấu cải bẹ xanh uống mỗi ngày (còn xác cải thì ăn để khỏi phí), thì sẽ không bị bệnh gút hành hạ nữa. Nhưng cho dù thấy bệnh đã khả quan, bạn cũng nên tiếp tục uống nước cải bẹ xanh để chất acid uric không có cơ hội tái tạo và tích tụ lại trong cơ thể nữa.

Rất nhiều người Á châu ở Mỹ và Canada đã chữa lành được bệnh gút bằng phương pháp rất đơn giản và rẻ tiền này. Có nhiều trên thị trường và rất dễ thực hiện nên đây là sẽ là một biện pháp trị bệnh gout hiệu quả mà ít công sức cho bạn
 
 

Mất đốt sống vì chủ quan khi bị đau lưng

Một bệnh nhân đã mất một đốt sống sau khi để chứng đau lưng kéo dài mà không chữa. Đó là anh Nguyễn Viết Thành, 46 tuổi, ngụ tại Quận 10, TP. HCM. Anh Thành cho biết cách đây hơn 1 năm, anh thường xuyên bị đau lưng và chỉ chữa bằng cách mua thuốc giảm đau và xoa bóp bằng dầu nóng. 

 
 
Một thời gian, cơn đau hành hạ nhiều hơn khiến anh không ngủ được nên đi khám và phát hiện mình bị loãng xương. Sau đó bác sĩ cho thuốc uống và dặn tái khám. Thế nhưng anh không đi mà chỉ mua thuốc theo toa thuốc cũ để giảm đau.

Do ỷ y rằng chứng loãng xương của mình chỉ ở giai đoạn nhẹ nên anh Thành chỉ mua thuốc theo toa cũ mà bác sĩ cho để vượt qua những cơn đau.

Ngoài ra, do anh có chứng viêm da dị ứng, nên anh cũng thường xuyên dùng thuốc có chứa corticoid để điều trị. Cho đến một ngày, anh ngồi một lúc là thấy lưng đau kinh khủng, các cơn đau nhiều hơn trước khiến anh không thể cúi, nghiêng hay xoay người được, việc đi đứng cực kỳ khó khăn, như ông lão 90 tuổi vì đau.

Chỉ trong chưa đây 1 năm, từ một người đàn ông cao to, anh Thành sụt cân nghiêm trọng, từ hơn 80kg chỉ còn 54kg. Thấy không thể chịu đựng được nữa, anh đến bệnh viện.

Qua kết quả chẩn đoán hình ảnh, bác sĩ cho biết anh bị lao đốt sống nặng. Đồng thời, đau lưng kéo dài là do bệnh lao cột sống, nhưng anh Thành lại để lâu không chữa nên phần đốt sống bị phá hủy hoàn toàn. Để giúp anh đi đứng trở lại như trước, bác sĩ đã phải phẫu thuật lấy phần xương đốt sống đã chết, thay đốt sống nhân tạo, lấy phần xương từ vùng mào chậu để ghép vào và cuối cùng là dùng vít, nẹp để cố định cột sống cho anh.

Gặp Một Thế Giới trong buổi tập vật lý trị liệu sau phẫu thuật thay đốt sống, anh Thành thở dài: "Do tôi quá ỷ y, chủ quan, nghĩ rằng đau lưng kéo dài chỉ cần giảm đau là được, rồi để lâu khiến chi phí điều trị tốn kém rất nhiều, từ bữa giờ chi phí chạy chữa tốt hơn 400 triệu đồng, đó là chưa tính đến chi phí theo dõi, tái khám thuốc thang sau này nữa".

Trong khi đó, theo bác sĩ Huỳnh Hồng Châu, trưởng khoa Ngoại Thần Kinh, Bệnh viện Đại học Y dược TP. HCM, chia sẻ: "Với trường hợp của anh, chi phí điều trị sẽ giảm đi rất nhiều nếu như anh không ỷ y và chịu khó theo dõi, điều trị kịp thời từ một năm về trước.

Lúc đó, anh chỉ cần điều trị nội khoa bằng thuốc cho lao cột sống chứ không cần phải phẫu thuật. Chính việc để lâu tình trạng bệnh kết hợp với sử dụng thuốc có chứa corticoid đã đẩy tình trạng lao cột sống diễn tiến nhanh, khiến đốt sống bị phá hủy nhanh và để điều trị thì phải cần phẫu thuật. Lúc này, chi phí đội lên, trở thành gánh nặng cho người bệnh.

Lao cột sống cũng là một bệnh được điều trị trong Chương trình Chống lao quốc gia cho nên khi mắc bệnh lao, người bệnh nên đến các bệnh viện chuyên khoa lao để điều trị mà không phải mất tiền thuốc.

Nếu phát hiện trong giai đoạn còn sớm, bệnh còn nhẹ, người bệnh chỉ cần nằm nghỉ ngơi, bất động cột sống tại giường mà không cần bó bột cột sống. Nếu bệnh đã vào giai đoạn nặng thì cần phải cố định cột sống bằng các hình thức hỗ trợ như máng bột. Ngoài ra, phải thường xuyên cho người bệnh tập vận động, xoa bóp chân tay để tránh teo cơ, cứng khớp.
chu-quan-voi-benh-dau-lung
Bệnh đau lưng không nên chủ quan

Chớ coi thường đau lưng

Để phân biệt lao cột sống với đau lưng thông thường, bạn nên để ý các biểu hiện:

- Do lao cột sống là biểu hiện của nhiễm trùng nên người bệnh hay đau lưng ngày càng nhiều, chán ăn, mệt mỏi, gầy sút, sốt về chiều.

- Ở giai đoạn sớm, cơn đau chỉ biểu hiện ở đốt sống bị tổn thương nhưng càng ngày sẽ gây đau tăng dần và đau nhiều khi đi lại, đau khi ho, hắt hơi.

- Khi bệnh diễn biến nặng, bệnh nhân không thể giảm đau với thuốc giảm đau thông thường, đau đớn thường xuyên xảy ra ở đốt sống tổn thương, có thể gây lệch, vẹo cột sống. Nhiều trường hợp đốt sống bị phá hủy sẽ gây liệt hai chi dưới, teo cơ hai chi dưới, mất tự chủ đại tiện và tiểu tiện.

Khi phát hiện mình bị đau lưng, bạn nên đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám, tìm nguyên nhân và điều trị kịp thời. Đồng thời, khi bác sĩ dặn dò tái khám, bạn không nên tự ý bỏ qua hay ỷ y căn cứ theo toa thuốc cũ bác sĩ cho để tự điều trị. Đây là thói quen phổ biến của nhiều người và rất nhiều trường hợp đã phải hối hận khi bệnh tình diễn tiến nặng.

Ngoài ra, khi điều trị các bệnh liên quan đến viêm da, dị ứng, chàm, bạn cũng cẩn thận với thuốc thoa hoặc uống có chứa corticoid. Corticoid nếu được sử dụng đúng sẽ có tác dụng đúng trong điều trị. Tuy nhiên, nếu lạm dụng để điều trị các bệnh thông thường hoặc sử dụng không đúng liều chỉ định sẽ dẫn đến các hậu quả khôn lường và một trong những hậu quả nghiêm trọng là có thể gây loãng xương, xốp xương.

Vì vậy, bác sĩ khuyến cáo người dân cần tránh việc tự ý sử dụng, khi có bệnh cần thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa có uy tín vì chỉ có các bác sĩ này mới có thể đánh giá đúng được bệnh cảnh và kết luận cho bệnh nhân dùng hay không dùng thuốc hoặc dùng với liều lượng bao nhiêu. Đặc biệt, bệnh nhân phải tuân thủ theo phác đồ điều trị, tránh việc sử dụng không đúng liều, bỏ giữa chừng...
 
 

Dị ứng nguy hiểm khi sử dụng thuốc điều trị gút (gout) Allopurinol

Đối với bệnh nhân gút, thuốc Allopurinol được biết đến như một cứu tinh bởi tác dụng chống tổng hợp axit uric được sử dụng để làm giảm axit uric cho hầu hết các bệnh nhân gút.



Tuy nhiên, nếu không may bị dị ứng Allopurinol, sẽ là thảm họa với bệnh nhân gout.
Hình minh họa. internet

Chiếc khiên hộ mệnh với bệnh nhân gút

Được phát hiện vào năm 1956, thuốc Alloprinol ban đầu thường được sử dụng như một hình thức để điều trị ung thư. Tuy nhiên, bệnh nhân được điều trị bằng Allopurinol không cho thấy bất kỳ dấu hiệu cải thiện bệnh tình trong khi sử dụng thuốc. Và Alloprinol đã bị người ta bỏ rơi.

Mãi cho đến năm 1963, những tác dụng của Allopurinol đã được khám phá và từ đó nó trở thành chiếc khiên hộ mệnh đối với bênh nhân bị gout. Sau một thời gian điều trị bằng Allpopurinol các cơn đau do gút gây ra đã thuyên giảm rõ rệt.

Nguyên nhân chính của gút chính là do cơ thể không kịp thải loại kịp thời acid uric khiến chúng còn đọng lại trong cơ thể và tích tụ tại các khớp. Để chữa trị tận gốc bệnh gout, người ta thường tìm cách hạn chế nồng độ axit uric có trong máu.

Allopurinol sẽ góp phần làm giảm mức độ axit uric trong máu và bài tiết chúng khỏi cơ thể thông qua đường nước tiểu. Allopurinol cũng được dùng để điều trị động kinh và đau do bệnh tuyến tụy. Nó cũng có thể được sử dụng để giúp ngăn chặn từ chối sau khi ghép thận.

Tuy nhiên, Allopurinol không phải là loại thuốc kháng viêm giảm đau, nên không phải chỉ dùng khi bị các cơn đau do gout hành hạ mà nó được sử dụng đều đặn, dài hạn nhằm giữ cho lượng acid uric máu của người bệnh luôn ở mức bình thường, phòng ngừa các nguy cơ và các đợt viêm khớp do gout cấp và ngăn ngừa các biến chứng thận của gout.

Allopurinol thường được các bác sĩ khuyên sử dụng ngày một lần hoặc hai lần tùy vào tình trạng của bệnh nhân và sử dụng tốt nhất sau bữa ăn. Phải trải qua thời gian vài tháng hoặc lâu hơn người bệnh mới có thể thấy được những tác dụng đầy đủ lợi ích của Allopurinol.

Do đó, bệnh nhân cần phải tuân thủ đầy đủ chế độ sử dụng thuốc mới có thể phát huy tác dụng. Allopurinol có thể tăng số lượng các cơn đau do gout mang lại ban đầu, tuy nhiên, sau vài tháng, nhờ các tác dụng của Allopurinol, các cơn đau này sẽ giảm rõ rệt.

Các bác sĩ có thể kê toa một loại thuốc như colchicine để ngăn chặn các cuộc tấn công bệnh gout trong vài tháng đầu tiên bạn dùng Allopurinol. Tiếp tục dùng Allopurinol ngay cả khi bạn cảm thấy tốt. Đừng ngưng dùng Allopurinol mà không nói chuyện với bác sĩ của bạn.

Tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm

Tuy là một loại biệt dược có tác dụng rất tốt trong việc ngăn ngừa axit uric trong máu, nhưng thuốc Allopurinol cũng có những tác dụng phụ ẩn chứa những nguy cơ vô cùng nguy hiểm. Tuy các tác dụng không mong muốn đối với Allopurinol chỉ chiếm khoảng 5%, nhưng khi xảy ra lại rất trầm trọng.

Cũng như nhiều các loại biệt dược khác, Allopurinol cũng có tác dụng phụ liên quan đến việc sử dụng loại thuốc này. Một số biểu hiển chính như: đau bụng, tiêu chảy, buồn ngủ. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng này không giảm mà trở nên nghiêm trọng và không biến mất sau một vài ngày, bệnh nhân cần tham khảo ý kiến bác sĩ ngay lập tức.

Nghiêm trọng hơn, ngoài những biểu hiển trên, một số biểu hiện sau bệnh nhân cần chú ý: phát ban, sưng môi hoặc miệng, mắt bị kích ứng, tiểu buốt, trong nước tiểu có máu hoặc phân, giảm cân, chán ăn, có dấu hiệu nhiễm trùng. Bệnh nhân cần ngưng dùng Allopurinol và liên hệ với bác sĩ điều trị ngay lập tức.

Khi sử dụng thuốc Allopurinol cần tránh dùng chung với thuốc hạ huyết áp thuộc nhóm ức chế men chuyển, thuốc lợi tiểu thiazide, đặc biệt khi chức năng thận bị giảm sút.

Ngoài ra, khi dùng Allopurinol người bệnh còn được khuyên không nên dùng kháng sinh nhóm beta lactam, vì Allopurinol làm tăng khả năng dị ứng của các kháng sinh này. Kháng sinh nhóm beta lactam bao gồm các loại Penicilline và Cephalosporine, trong đó hay gặp nhất là Ampicilline và Amoxyclline.

Nếu dị ứng nặng, người bệnh phải ngưng sử dụng Allopurinol suốt đời. Nếu dị ứng nhẹ, bác sĩ có thể làm phương pháp giải mẫn cảm bằng cách cho người bệnh dùng liều nhỏ và tăng dần, nếu không bị dị ứng nữa người bệnh sẽ được tiếp tục dùng thuốc.

Trong một số trường hợp hiếm gặp, Allopurinol sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng trong các dây thần kinh và tủy xương. 

Hình minh họa. internet

Lời khuyên hữu ích

Hiệp hội Y khoa Mỹ đã đưa ra những lời khuyên hữu ích đối với những bệnh nhân gặp phải các tác dụng phụ của Allopurinol:

- Nên uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ điều trị để có thể tránh tác dụng phụ nghiêm trọng và có thể đe dọa đến tính mạng của bạn. Người bệnh không nên tự ý thêm hay bớt liều lượng thuốc khi sử dụng. Cần kiên trì trong nhiều tháng Allopurinol mới có thể phát huy đầy đủ các tác dụng của thuốc.

- Trong quá khứ, Allopurinol đã gây ra những tổn thương gan và thậm chí nhiều trường hợp đã tử vong tại Mỹ. Do đó, bệnh nhân cần tuân thủ nghiêm ngặt ý kiến của bác sĩ điều trị để đảm bảo bạn không bị tác dụng phụ nghiêm trọng từ tiêu thụ Allopurinol.

- Phụ nữ mang thai và cho con bú được khuyên không nên sử dụng Allopurinol, bởi nó sẽ lẫn trong sữa mẹ. Trong trường hợp bắt buộc phải sử dụng thuốc, không nên cho em bé bú sữa mẹ nữa.

- Cần tham khảo đầy đủ ưu và nhược điểm của phương pháp diều trị đặc biệt với Allopurinol trước khi điều trị. Đề cao phòng bệnh hơn chữa bệnh.Một số phương pháp khác có thể áp dụng trong điều trị bệnh gout khi bị dị ứng với Allopurinol như:

- Uống lá sakê, đây là một loại thuốc Nam thường được dùng để nhuận gan, lợi tiểu. Cơ chế tác dụng của thuốc như thế nào chưa rõ, nhưng trên thực tế khi uống hằng ngày có thể làm giảm acid uric máu.

- Uống các loại nước khoáng có bicarbonate, ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước để tăng thải acid uric ra đường tiểu.

- Thực hiện tốt chế độ ăn kiêng như giảm lượng đạm tiêu thụ hằng ngày, không uống rượu, bia.
 
 

Bệnh xương khớp và những vấn đề cần lưu ý

Bệnh xương khớp bạn không nên coi thường, sau đây là một số vấn đề bạn cần chú ý nếu mắc phải căn bệnh này.


 
Khi mùa đông đến, nhiều người gặp vấn đề về xương khớp. Một số thay đổi lối sống, thói quen sẽ giúp cho xương khớp khỏe mạnh hơn.

Đau nhức xương khớp tuy không gây hậu quả nghiêm trọng ngay tức thời nhưng khiến người bệnh cảm thấy phiền phức, khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

Một số nguyên nhân chính dẫn đến việc đau nhức xương khớp:

– Di truyền: Gia đình đã có nhiều người mắc bệnh qua nhiều đời;

– Tập luyện quá sức: Hoặc sai cách dẫn đến đau nhức lâu ngày;

– Thừa cân, tăng cân: Dẫn đến việc hệ thống xương khớp không còn phù hợp với trọng lượng cơ thể dẫn đến sụn khớp đau và hao mòn nhanh chóng;

– Tai nạn: Gãy xương hoặc tổn thương do va chạm làm sụn và các dây chằng bị tổn thương và đau nhức, nhất là khi thay đổi thời tiết,… 

luu-y-benh-xuong-khop
Hình minh họa. internet

Để giảm phiền phức do bệnh xương khớp gây nên cần phải có chế độ ăn uống, luyện tập kiêng khem thích hợp. Nếu không sẽ gây đau đớn, khó chịu cho người bệnh, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày và nghiêm trọng hơn có thể hạn chế hoặc mất khả năng vận động. Để tránh bệnh ngày càng nặng, cần kết hợp chế độ luyện tập và ăn uống cụ thể như sau:

Siêng năng luyện tập các bài tập có lợi cho xương khớp, và đặc biệt phải phù hợp với trọng lượng cơ thể, tránh vận động mạnh. Việc vận động đều đặn và nhẹ nhàng sẽ giúp cho khí huyết lưu thông, phòng tránh bệnh về xương khớp. Người béo phì cần chăm tập thể dục để giảm cân nhằm có trọng lượng thích hợp với xương khớp của mình.

Những loại thực phẩm người mắc bệnh xương khớp cần lưu ý:

– Hạn chế ăn những loại thức ăn gây mất can-xi như thịt, nội tạng động vật, muối, đường, thức uống có cồn,… Các loại thực phẩm này sẽ làm giảm lượng can-xi có trong xương và gây đau nhức xương khớp.

– Hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều dầu, mỡ như đồ rán, đồ xào, bơ, đồ ăn nhanh,… vì những loại đồ ăn này sẽ làm kích thích phản ứng viêm và gây dãn mạch, xung huyết và tăng cảm giác đau đớn.

– Tránh tuyệt đối ăn ngô, bơ sữa và đồ nếp vì các loại thực phẩm này sẽ gây dị ứng tăng viêm.

– Không ăn thịt mỡ, xúc xích, dăm bông, bánh kẹo,… Những đồ ăn này làm tăng lipit trong máu dẫn đến viêm tấy ở trong bao khớp. Các thực phẩm chưa nhiều axit oxalic như mận hay củ cải cũng cần tránh, kiêng ăn thịt lợn nấu chung với gừng vì có thể dẫn đến thấp khớp.

– Lưu ý đặc biệt, bệnh xương khớp có 2 loại chính là thể hàn và thể nhiệt. Người mắc xương khớp thể hàn tránh thực phẩm chế biến từ động vật dưới bùn như lươn, chạch, trai,… Người mắc xương khớp thể nhiệt tránh đồ ăn đồ uống có tính cay nóng như hạt tiêu, thịt bò, thịt gà, sò, ngỗng, thịt có màu đỏ,…

Chú ý chế độ ăn uống sẽ hạn chế tối đa những cơn đau nhức xương khớp

Đồng thời với việc kiêng các loại thực phẩm kể trên, nên ăn nhiều các loại rau quả, trái cây để phòng ngừa lão hóa, ăn đủ thức ăn giàu đạm động vật, uống sữa mỗi ngày (sữa tách béo đối với người béo phì), ăn đủ chất tinh bột, tránh ăn những thức ăn quá ngọt hoặc quá mặn.

Và quan trọng hơn cả là luôn giữ một tinh thần thoải mái, sắp xếp hợp lý giữa lao động và nghỉ ngơi để các cơ quan trong cơ thể có thời gian phục hồi và tái tạo năng lượng.


Thứ Năm, 27 tháng 8, 2015

Chữa đau nhức xương khớp hiệu quả bằng bài thuốc xoa bóp

Các bạn thân mến, trong cuộc sống có không ít lần chúng ta bị đau nhức cơ xương khớp do chơi thể thao té ngã làm bong gân hay do công việc ngồi lâu gây ra đau mỏi lưng, vai gáy và bị cứng cổ gáy sau khi ngủ dậy. Việc dùng rượu thuốc xoa bóp để trị đau nhức là phương pháp rất hiệu quả của Đông y được lưu truyền cho tới nay.


 
Hôm nay, tôi sẽ giới thiệu đến quý vị bài thuốc ngâm rượu xoa bóp rất hiệu quả được làm từ hạt gấc (còn được gọi là mộc miết tử) và quế. Quý vị có thể mua 2 vị thuốc này ở ngoài chợ hoặc ở nhà thuốc Đông y.

Để làm rượu thuốc xoa bóp từ hạt gấc và quế, quý vị hãy chuẩn bị những nguyên liệu sau:
 
- 50g nhân hạt gấc
- Vỏ quế 30g
- 500 ml rượu gạo 45-50 độ

hat-gac
Hạt gấc
Vỏ quế

Cách làm rượu thuốc xoa bóp như sau: 

- Đầu tiên, quý vị hãy lấy hạt gấc chín, rửa sạch rồi phơi cho thật khô hoặc sao vàng lên. Sau đó, đập vỡ vỏ cứng, lấy 50g nhân hạt gấc rồi giã vụn.

- Vỏ quế quý vị cũng đem giã vụn

- Sau đó cho nhân hạt gấc và quế vào lọ chai thủy tinh, rồi đổ 500ml rượu vào. Sau đó đậy nút kín, và ngâm. Thời gian ngâm từ 10 ngày trở đi là có thể dùng được. Nhưng nếu ngâm càng lâu thì tác dụng của rượu thuốc sẽ càng tốt hơn.

Cách dùng: chúng ta có thể lấy bông tẩm với rượu thuốc rồi xoa bóp chỗ đau, vùng bị đau. 
 
Ngoài ra chúng ta cũng có thể đắp thuốc lên chỗ đau, cách làm như sau: 
 
- Lấy 1 miếng bông gòn đã thấm rượu thuốc đắp lên chỗ đau. 

- Dùng 1 miếng nilon đặt lên bông gòn đã tẩm thuốc để giữ thuốc được lâu hơn

- Cố định lại bằng gạt thun. 

Để tăng thêm tác dụng của thuốc, chúng ta có thể dùng thêm gối chườm nóng đặt lên trên gạt thun.Thời gian đắp thuốc là từ 30 – 40 phút, mỗi ngày đắp từ 2-3 lần. 

Quý vị lưu ý là rượu thuốc này không dùng để uống nên quý vị hãy để xa tầm tay trẻ em. Bên cạnh đó, không bôi rượu thuốc này lên các vết thương hở.


Theo Đông y, nhân hạt gấc có tác dụng chữa sưng tấy, bầm tím do chấn thương, và chữa đau nhức khớp rất hiệu quả thường được dùng để làm thuốc bôi ngoài. Quế và rượu đều có tính nóng có tác dụng hoạt huyết hóa ứ, thông kinh mạch. 3 thành phần này kết hợp với nhau sẽ cho chúng ta 1 loại rượu xoa bóp trị đau nhức, bầm tím rất hiệu quả.

Với những bệnh nhân bị thoái hóa cột sống, gai cột sống thì trong quá trình điều trị bệnh, ngoài việc uống thuốc, chúng ta cũng nên áp dụng xoa bóp bằng rượu thuốc như trên để kết quả điều trị được cao hơn. 


Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng!

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0902.184.389
Địa chỉ: Xóm 11 – Thôn Đồng Mít – Xã Đồng Tâm – Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Website: http://luongynguyenthihuong.com/
 
 

Những bài tập đơn giản phòng ngừa bệnh xương khớp cho dân văn phòng

Giới văn phòng nói chung và những người trẻ đang sử dụng máy vi tính thường xuyên nói riêng, là những đối tượng có nguy cơ mắc những bệnh về xương khớp cực kỳ cao do thói quen thụ động, ít vận động tay chân. 


 
Việc ngồi trước máy tính thường xuyên không chỉ có hại cho thị lực do phải hoạt động liên tục, mà còn là tác nhân chủ yếu gây ra những triệu chứng nhức mỏi thường gặp như ở cổ, bả vai, tay, cổ tay, lưng,... Dần dà sẽ chuyển biến thành thoái hoá khớp mà bệnh nhân không hề nhận ra. 
 
benh-xuong-khop
Hình minh họa. internet

Do tính chất công việc của dân văn phòng và sự hạn chế về thời gian, hiếm có người nào thường xuyên vận động trong và sau giờ làm việc. Lý do thường là khung thời gian có hạn, và không gian trong văn phòng hơi bất tiện để có thể tập những động tác bài bản. Vì thế, chúng tôi sẽ gợi ý cho bạn những bài tập rất đơn giản mà bạn có thể luyện tập ngay tại chỗ ngồi, không lo bị ảnh hưởng đến không gian của người khác mà vẫn giúp cơ, khớp chắc khỏe, dẻo dai, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh xương khớp

Bài tập cổ:


Nhẹ nhàng gập đầu theo trình tự ra trước - về sau - quay sang trái - quay sang phải. Lặp lại từ 5 - 10 lần. Đừng bao giờ xoay đầu tiên lục, sẽ rất dễ dẫn tới nguy cơ gãy đốt sống cổ. Tốt nhất, cứ mỗi 2 tiếng, bạn hãy rời mắt khỏi màn hình, thả lỏng vai và tập động tác cổ, vừa cho mắt thư giãn, vừa tốt cho khớp cổ. 

Bài tập vai: 
 
Vai là bộ phận chịu phần lực trên của cơ thể, nhất là trong khoảng thời gian ngồi máy tính, đa số nhân viên thường xuyên gồng vai để gõ bàn phím và quên thả lỏng, dẫn tới mỏi, đau bả vai và vùng dưới cổ.

Ngồi thẳng lưng. Tay phải đặt lên đầu gối chân trái, tay trái đặt sau lưng, cố gắng với tới eo phải càng tốt. Xoay người nhẹ nhàng về phía bên trái, giữ vai trong tư thế này 5 - 10 giây. Đổi bên và làm tương tự. Động tác này giúp cân bằng và thư giãn cơ bắp ở vai và cổ. 

Bài tập cột sống:
 

Đa số nhân viên văn phòng đều có chung một thế ngồi “lưng tôm”. Thế ngồi này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến cột sống do phải chịu một khối lượng lớn, mà còn ảnh hưởng gián tiếp đến những vùng xung quanh như 2 bên lưng, phần thắt lưng và tỳ nặng lên khung xương chậu. Tốt nhất nên tập thói quen ngồi thẳng lưng, điều chỉnh độ cao ghế ngồi hợp lý.

Ngồi thẳng lưng, hai bàn tay đặt trên đùi, mắt nhìn thẳng, thả lỏng cổ. Trong lúc giữ nguyên vị trí tay và hông, nghiêng người về bên trái để cảm nhận trọng lực dồn về bên trái, nếu thấy cột sống căng nhẹ là làm đúng. Đổi bên và thực hiện 20 lần. Động tác Yoga này rất tốt cho xương sống và cổ của bạn. Tập luyện đều đặn giúp tăng tuần hoàn máu và giảm đau mỏi cổ và lưng.
 
Bài tập cổ tay:

Ngồi thẳng lưng trên ghế, hai chân đặt thẳng xuống sàn. Dùng bàn tay trái ép ngược bàn tay phải, hướng lên trên, giữ cho căng cánh tay trong vòng 10 giây. Làm tương tự với bên còn lại. Thực hiện động tác này từ 5 - 10 lần khi rảnh rỗi giúp các cơ cánh tay và vai được vận động, bớt mỏi mệt. Đồng thời nó cũng giúp máu lưu thông đến vai gáy tốt hơn. 

Bài tập cho xương chậu: 
 
Đau nhức vùng xương chậu không chỉ xảy ra ở đa số phụ nữ, mà nam giới cũng đang phải đối mặt với những cơn đau vùng dưới thắt lưng hành hạ, nhất là thời gian gần cuối ngày làm việc.


Hình minh họa. internet

Giữ tư thế ngồi thẳng lưng trên ghế, hai tay đặt lên đầu gối. Nghiêng nhẹ người dồn trọng lực vào phần xương chậu bên trái, giữ nguyên vài giây rồi lặp lại với bên phải. Khi bạn thấy giống như mình đang ngồi trên ½ phần chậu là đúng. Động tác này giúp cơ vùng chậu vận động, loại bỏ mỡ thừa và hạn chế đau nhức khớp ở thắt lưng. 

Trên đây là những bài tập đơn giản mà bạn có thể áp dụng hàng ngày tại chỗ làm. Tuy nhiên, trong trường hợp xuất hiện những triệu chứng đau cơ khớp kéo dài, không thuyên giảm ngay cả khi đã tập luyện thì lập tức phải đến tham khảo ý kiến của bác sĩ và các chuyên gia về xương khớp. 

Có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh xương khớp hiện nay. Nếu biểu hiện nhẹ, có thể áp dụng phương thức bằng thuốc uống, hạn chế dùng tới cách thức phẫu thuật, rất dễ để lại những biến chứng và tác dụng phụ về sau. Thế nhưng, tốt nhất vẫn là “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. 
 
 

Bia dễ gây nên bệnh gút (gout) hơn rượu

Bệnh gút là một bệnh khớp do rối loạn chuyển hóa axit uric trong máu. Tác động của các loại đồ uống có cồn đối với lượng axit uric trong máu là rất khác nhau. Do đó, nguy cơ mắc bệnh gout khi uống các đồ uống này cũng không giống nhau. Bia hay rượu dễ gây bệnh gút?


 
Bệnh gút là một dạng viêm khớp gây đau dữ dội ở ngón chân cái hay mắt cá chân, thường gặp ở nam giới. Một trong những nguyên nhân khiến các đấng mày râu trở thành đối tượng tấn công của căn bệnh này là do họ thường xuyên uống nhiều bia rượu.

Bia và bệnh gút

Acid uric là nguyên nhân chính gây lên bệnh gút. Acid uric là sản phẩm của quá trình phân hủy chất đạm purin và được bài tiết khỏi cơ thể qua đường tiểu. Thói quen sử dụng các đồ ăn, thức uống giàu chất purin đều dẫn đến tăng axit uric trong máu. Ngoài các thức ăn bổ dưỡng như thịt bò, cá, tôm, cua, phủ tạng động vật…, bia cũng được xem là nguồn cung cấp quá lớn nhân purin gây tăng acid uric trong máu và bệnh gút.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ, những người uống 2 cốc bia mỗi ngày có tỷ lệ mắc bệnh cao gấp 2,5 lần người không uống.

Rượu và bệnh gút

Các nhà nghiên cứu cho biết, rượu tuy không phải là nguồn cung cấp purin dồi dào, nhưng đây là đồ uống cần nên tránh cho quý ông bị gút. Chất cồn trong rượu làm suy giảm chức năng hoạt động của gan thận, gây mất cân bằng trong chuyển hóa acid uric trong cơ thể.

Theo các bác sỹ, nhóm suy giảm khả năng bài xuất acid uric ở ống thận thường do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là do ăn nhiều thức ăn giàu đạm và uống nhiều rượu. Việc uống nhiều rượu, rượu mạnh không những góp phần làm tăng thêm acid uric máu mà còn làm cho acid uric dễ dàng bị lắng đọng tại các tổ chức, gây cơn gút cấp, gây sỏi thận.

Ảnh minh họa. internet
Bia hay rượu nguy hiểm đối với bệnh gút

Các nhà khoa học Mỹ đã nghiên cứu về mối liên quan giữa việc uống bia, rượu mạnh và rượu vang với nồng độ axit uric trong máu trên 14.809 người có độ tuổi thấp nhất là 20.
Kết quả cho thấy nồng độ axit uric trong máu ở những người thường xuyên uống bia là lớn nhất, sau đó là những người uống nhiều rượu mạnh. Trong khi đó, các chuyên gia không nhận thấy mối liên quan giữa việc uống rượu vang và nồng độ axit uric.

Cũng theo nghiên cứu, kết quả này là như nhau ở cả nam và nữ, cũng như đối với mọi mức trọng lượng.

Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh gút

Các triệu chứng bệnh gút hầu hết là cấp tính, xảy ra một cách đột ngột, thường vào ban đêm, không có triệu chứng báo trước.

- Đau khớp dữ dội. Gút thường ảnh hưởng những khớp lớn trên ngón chân cái, nhưng cũng có thể ở khớp bàn chân, mắt cá chân, gối, bàn tay, cổ tay,…Cơn đau điển hình có thể kéo dài 5-10 ngày rồi ngưng. Khó chịu sẽ giảm dần dần sau 1-2 tuần, các khớp có vẻ không có gì bất thường.

- Viêm đỏ. Các khớp bị sưng đỏ và đau.

Nguyên nhân gây bệnh gút

Bệnh này do nồng độ acid uric trong máu tăng quá cao. Acid uric là một sản phẩm phụ tạo ra do sự thoái giáng của purin. Chất này có thể thấy trong tự nhiên như một số loại thực phẩm – tạng động vật như gan, não, thận, lách – và cá trồng, cá trích, cá thu. Purin cũng có trong tất cả các loại thịt, cá và gia cầm.

Thông thường thì acid uric bị phân hủy trong máu và được thải ra ngoài qua thận để ra nước tiểu. Nhưng đôi khi cơ thể bạn tạo ra quá nhiều acid uric hoặc thải acid này ra nước tiểu quá ít. Hậu quả là acid uric trong máu tăng lên, tích lũy dần dần và lắng đọng thành những tinh thể sắc nhọn hình kim tại các khớp hoặc các bao quanh khớp gây ra triệu chứng đau đớn, viêm sưng khớp.

Cách tự chăm sóc

- Thay đổi lối sống không thể điều trị bệnh gút, nhưng rất hữu ích để hỗ trợ điều trị. Các biện pháp sau giúp giảm và ngăn ngừa triệu chứng :

- Duy trì cân nặng hợp lý bằng cách giảm cân từ từ giúp giảm nồng độ acid uric máu, đồng thời giảm bới sự chịu đựng sức nặng của các khớp. Tuy nhiên không nên nhịn đói để giảm cân nhanh vì như vậy lại càng làm tăng acid uric máu.

- Tránh ăn quá nhiều đạm động vật. Đây là nguồn chứa nhiều purin. Các thực phẩm chứa nhiều purin như tạng động vật (gan, thận, não, lách), cá trồng, cá trích, cá thu,…các loại thịt, cá, gia cầm chứa ít purin hơn.

- Giới hạn hoặc tránh rượu. Uống quá nhiều rượu làm giảm bài tiết acid uric. Giới hạn dưới hai cốc mỗi ngày nếu bạn là nam, môt cốc nếu bạn là nữ. Nếu bạn đang bị Gout, tốt nhất nên tránh hoàn toàn rượu bia.

- Ăn uống nhiều nước, chất lỏng. Dịch làm pha loãng nồng độ acid uric trong máu bạn.
 
 

5 cách ngăn ngừa thoái hóa khớp từ khi còn trẻ


Nhìn thấy các ông bà cao tuổi thường xuyên gặp phải các chứng đau nhức xương khớp như bệnh: bệnh thoái hóa khớp, gai cột sống, đau lưng, mỏi gối….

Bệnh xương khớp là một quá trình thoái hóa tự nhiên diễn ra lâu dài, từ những thói quen sai lầm khi còn trẻ càng làm bệnh xương khớp phát triển mạnh về sau. Các bác sĩ chuyên khoa xương khớp đưa ra nhận định, không nên xem thường khi còn trẻ sức khỏe tốt mà không cần bận tâm tới việc chăm sóc hệ thống xương khớp để rồi phải nhận những hậu quả nghiêm trọng khi xảy ra. Cách bảo vệ sức khỏe tốt nhất là chăm sóc hệ thống xương khớp lần lượt theo những cách đơn giản sau đây để luôn có bộ xương chắc khỏe nhé! 
Cách ngăn ngừa thoái hóa khớp ngay từ khi còn trẻ.

1. Thể dục thể thao đều đặn 

Mỗi ngày bạn nên thực hiện đều đặn các bài tập vận động đều đặn để sức khỏe được duy trì tốt mỗi ngày nhé, Việc tập thể dục, thể thao, hoạt động chân tay liên tục hoặc đơn giản chỉ là việc đi bộ nhiều nhất có thể sẽ góp phần giúp cơ bắp và xương của bạn khỏe mạnh hơn. Ngoài ra, việc vận động còn giúp máu huyết lưu thông góp phần tăng cường dinh dưỡng cho lớp sụn khớp. Vận động làm chậm quá trình lão hóa của xương khớp giúp bảo vệ bạn khỏi những khó chịu, bất tiện của bệnh xương khớp. Vì thế, hãy chăm chỉ vận động hằng ngày nhé!
tap-the-duc-ngan-gua-thoai-hoa-khop
Tập thể dục đều đặn ngăn ngừa thoái hóa khớp

Tuy nhiên việc tập luyện đúng cách cũng cần được chú trọng, tuyệt đối không nên tập luyện quá sức, vì nhiều người cho rằng, việc tập luyện sẽ lấy lại sức mạnh cho xương khớp. Tuy nhiên, trên thực tế, khi cơ thể đau mỏi, điều tốt nhất mà bạn nên làm là nghỉ ngơi để các khớp xương có thời gian ổn định và phục hồi. 

Tuy nhiên, nếu cảm thấy đau mà nghỉ ngơi quá lâu, thậm chí quên luôn việc vận động cũng không hề tốt cho cơ thể. Tốt nhất là sau khi nghỉ ngơi, bạn nên tập luyện thể thao với cường độ tăng dần.

2. Kiểm soát cân nặng 

Cân nặng ảnh hưởng rất lớn tới hệ thống xương khớp, khi cơ thể tăng cân nhanh một cách chóng mặt
Khi cơ thể bạn béo lên một cách chóng mặt, các khớp xương của bạn sẽ phải chịu thiệt thòi vì sức nặng của cơ thể đè lên chúng, nhất là vùng khớp lưng, khớp háng, khớp gối và khớp bàn chân. Vì thế, để phòng ngừa các bệnh xương khớp, cách đơn giản nhất là kiểm soát cân nặng của bạn và hạn chế tối đa tình trạng tăng cân mất kiểm soát để bảo vệ các khớp xương tốt nhất. 

3. Tư thế vận động nghỉ ngơi luôn hợp lý 

Tư thế tốt nhất cho các khớp xương của bạn chính là tư thế đứng thẳng. Khi bạn đứng thẳng, diện tích tiếp xúc giữa hai mặt khớp đạt mức cao nhất nên sẽ hạn chế tối đa lực đè ép lên các khớp xương, ngoài ra nó còn tạo sự cân bằng lực giữa các dây chằng và cơ bắp quanh khớp, giúp giảm bớt nhiều nhất lực đè ép lên hai mặt sụn khớp. 

Ngoài ra, bạn cũng nên thường xuyên thay đổi các tư thế sinh hoạt. Tránh nằm lâu, ngồi lâu, đứng lâu một chỗ gây ứ trệ tuần hoàn máu và gây cứng khớp. 

4. Tận dụng vitamin D trong nắng sớm 

Nếu bạn thường xuyên phải đi sớm về muộn và nhốt mình trong văn phòng, bạn đang bỏ phí nguồn vitamin D bổ ích trong trong ánh nắng mặt trời. Do đó, hãy xây dựng thói quen đi dạo trong khoảng thời gian từ 6h-8h sáng mùa hè và 7-9h sáng mùa đông để tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và hấp thu vitamin D tốt nhất cho hệ cơ xương khớp. 
Hình minh họa. internet
5. Chế độ dinh dưỡng khoa học 

Chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp xương khớp phát triển khỏe mạnh đặc biệt là những dưỡng chất tốt cho xương khớp như canxi. Chính vì thế nên bạn cũng nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng ăn uống của mình một cách tốt nhất, tận dụng nguồn calci dồi dào từ chúng. 

Mỗi người nên chú ý bổ xung thêm nhiều rau củ quả để cung cấp đủ các vitamin nhóm B, C, E, khoáng chất kali, magiê là những chất chống ôxy hóa… có tác dụng phòng ngừa các bệnh thoái hóa. Nên uống 2-3 ly sữa /ngày để bổ sung khoáng chất đặc biệt là canxi để có hệ xương chắc khỏe.
Tránh ăn quá mặn, quá ngọt vì chúng có thể khiến cơ thể bạn không thể hấp thụ calci có trong thức ăn. Đồng thời, bạn cũng không nên uống rượu và các chất kích thích thần kinh vì chúng có thể gây co cứng cơ, lâu dài làm hại đến các khớp xương của bạn. 

Ngoài việc ngăn ngừa bệnh ra thì việc điều trị thoái hóa khớp cho người cao tuổi cũng là một việc làm cần được chú trọng thực sớm. Chúc các bạn luôn có một sức khỏe tốt!