Thứ Hai, 30 tháng 11, 2015

Cây xấu hổ và bài thuốc chữa đau nhức xương khớp

Cũng nhiều người đã từng biết đến công dụng của cây xấu hổ về chữa bệnh mất ngủ nhưng không chỉ vậy đây còn là loại thảo dược có thể chữa đau nhức xương khớp lâu ngày rất tốt.
cây trinh nữ chữa bệnh xương khớp
Cây trinh nữ trị bệnh xương khớp hiệu quả.

1. Dược tính của cây xấu hổ

Cây xấu hổ hiện thường được dùng làm vị thuốc, toàn cây gọi là hàm tu thảo. Cành lá thu hái vào mùa khô, dùng tươi hoặc dùng khô, rễ đào quanh năm, rửa sạch đi, thái mỏng và phơi khô.
Theo y học cổ truyền, cây xấu hổ có vị ngọt, hơi sơ, tính hơi hàn, có tác dụng trấn tĩnh, hỗ trợ an thần, có tác dụng chống viêm, làm dịu cơn đau, hạ áp, tiêu tích, lợi tiểu.
Các nghiên cứu hiện đại cho thấy cây xấu hổ còn có tác dụng ức chế về thần kinh trung ương. Cây xấu hổ thường là một trong những dược liệu dùng trong chữa các bệnh về xương khớp như: bệnh gout, đau nhức xương khớp, viêm khớp…

Các bộ phận của cây xấu hổ khi dùng làm thuốc có những dược tính như sau:

- Cành và lá cây: Có vị ngọt, hơi đắng, tính lạnh, hơi có độc. Tác dụng thanh can hỏa, an thần, tiêu tích, giải độc. Dùng để chữa viêm ruột, viêm dạ dày, mất ngủ, trẻ em cam tích, mắt nóng tướng đau, sưng tấy, mưng mủ ở phần sâu.
Liều dùng: 15 – 30g dưới dạng thuốc sắc hoặc nấu với thịt, dùng đắp ngoài không kể liều lượng.
- Rễ cây: Có vị chát, hơi đắng, tính ấm, có độc. Tác dụng chỉ khái hòa đàm, thông kinh hoạt lạc, hòa vị, tiêu tích. Dùng chữa viêm khí quản mạn tính, phong thấp đau nhức, viêm dạ dày mãn tính…
Liều dùng: 10 – 15g dưới dạng thuốc sắc hoặc ngâm rượu mỗi ngày.

bài thuốc dân gian trị bệnh xương khớp
Tác dụng chữa bệnh đau nhức xương khớp từ cây xấu hổ.

2. Kinh nghiệm chữa đau nhức xương khớp bằng cây xấu hổ

- Chữa đau nhức xương khớp lâu ngày:
Dùng rễ cây xấu hổ, thái thành từng miếng mỏng phơi khô. Ngày dùng 120g đem rang lên, sau đó tẩm rượu 35-40 độ rồi lại rang cho khô. Thêm 600ml nước, sắc còn 200-300ml, chia làm 2-3 lần uống trong ngày
Bài thuốc này thường dùng 4-5 ngày là thấy kết quả.
- Chữa đau lưng, đau nhức xương khớp, chân tay tê bại:
+ Rễ xấu hổ (thái mỏng, tẩm rượu, sao cho thơm) 30g sắc với 400ml nước còn 100ml, chia uống làm 2 lần trong ngày.
+ Rễ xấu hổ, hy thiêm, gai tầm xoọng, dây đau xương, thiên niên kiện, thổ phục linh, tục đoạn, dây gắm, kê huyết đằng, mỗi thứ 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
+ Rễ xấu hổ, rễ bưởi bung, rễ cúc tần, mỗi thứ 20g; rễ đinh lăng, rễ cam thảo dây, mỗi thứ 10g. Sắc uống ngày 1 thang, có thể ngâm rượu.
- Hỗ trợ điều trị và dự phòng tái phát đau xương, thấp khớp, tê thấp:
+ Rễ cây xấu hổ và rễ cây lá lốt, mỗi thứ từ 15 – 20g khô, sắc uống trong ngày.
+ Dùng nước sắc cây xấu hổ và cây lá lốt, cho thêm một chút muối ăn để ngâm các khớp bị bệnh trong thời gian chừng 20 – 30 phút khi nước thuốc còn ấm.
- Thuốc xông tắm chữa viêm khớp:
Cây xấu hổ, lá lốt, mỗi thứ 40-50g, lá long não 20g, quế chi 15g, hoắc hương, tía tô, cây hy thiêm, lá ngải cứu, đơn tướng quân mỗi thứ 30 – 40g.
Cho tất cả vào nồi, thêm nước xâm xấp đun sôi, tới khi có mùi thơm tỏa ra trùm vải kín để hơi nước thuốc ngấm vào bộ phận bị bệnh, xông khoảng 10 – 15 phút mỗi ngày. Tới khi mồ hôi ra toàn thân thì dừng lại.
Nên xông hoặc tắm hơi ngày 1 lần.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0902.184.389
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội

Thứ Tư, 25 tháng 11, 2015

Dinh dưỡng cho bệnh thoái hóa cột sống

Dinh dưỡng là một phần rất quan trọng trong quá trình điều trị bệnh. Dù bạn cứ bất cứ bệnh gì thì cũng cần phải chú ý về chế độ ăn của mình xem có đủ dinh dưỡng, hợp lý và phù hợp không.
thực phẩm tốt cho xương khớp
Dinh dưỡng cho bệnh thoái hóa cột sống.

Để phòng ngừa thoái hóa cột sống thì chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng. Mà canxi là một nguyên tố cấu thành xương chủ yêu, vì vậy cần bổ xung Canxi cho cơ thể để bảo vệ xương chắc khỏe
- Thức ăn chứa nhiều canxi như các sản phẩm từ sữa, hải sản tôm cua, các loại các nhỏ có thể ăn cả xương, ngoài ra canxi cũng chứa trong các loại hoa quả, rau xanh như súp lơ, chuối, rau chân vịt, tỏi..
- Người bị thoái hóa cột sống nên ăn các loại ổi, đu đủ, dứa, cam, chanh, bưởi vì các loại trái này là nguồn cung ứng men kháng viêm và sinh tố vitamin C, hai hoạt chất có tác dụng kháng viêm.
- Cà rốt rất giàu vitamin A và E, hai nhân tố cần thiết để bảo vệ bao khớp và đầu xương.

người bệnh cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể
Người bệnh cần bổ sung đầy đủ vitamin cho cơ thể khỏe mạnh.
- Súp lơ xanh là thực phẩm giàu vitamin K và C, giúp cho xương khớp chắc khỏe.
- Cà chua. Ăn cà chua rất có lợi vì có thể làm bớt đau khớp. Hạt cà chua không những không có hại mà còn có thể thay thế aspirin, có tác dụng giảm đau, chống viêm khớp.
- Bổ sung các vitamin và khoáng chất cần thiết
- Canxi, sắt, kẽm … giúp đỡ trong việc ngăn ngừa và làm chậm quá trình thoái hóa. Không giống như thuốc men, các chất bổ sung không có tác dụng phụ. Đa sinh tố viên, bổ sung sắt, bổ sung canxi và bổ sung kẽm giúp tăng sức mạnh của xương và ngăn ngừa bệnh thoái hóa xương.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0902.184.389
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội

Thứ Ba, 24 tháng 11, 2015

Thực phẩm họ đậu có thực sự tốt cho xương khớp?

Các loại thực phẩm họ nhà đậu như đậu xanh, đậu tương, đậu đen là nguồn thực phẩm ngon miệng và có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, những người mắc bệnh xương khớp cần chú ý về dinh dưỡng của thực phẩm họ đậu trong chế độ ăn uống của mình.

Lương y Nguyễn Thị Hường chia sẻ một số lưu ý về tác dụng không tốt của các thực phẩm họ đậu cho người mắc bệnh xương khớp như sau:

1. Đậu xanh


Đậu xanh chứa một lượng giá trị dinh dưỡng cao mà không chứa nhiều chất béo. Theo Đông y, những người có thân nhiệt tính hàn (như chân tay lạnh thiếu lực, lưng, chân đau nhức và đi ngoài phân lỏng…) không nên ăn đậu xanh vì không tốt cho sức khỏe.

đậu xanh có tính mát tốt cho sức khỏe
Người già và trẻ nhỏ nên hạn chế ăn nhiều đậu xanh.

Khi ăn đỗ xanh càng làm bệnh tình nặng thêm thậm chí còn làm đau bụng đi ngoài dẫn đến mất nước làm cho cơ bắp và đau nhức xương khớp, từ dạ dày yếu dẫn đến hệ thống tiêu hoá.

Người già, trẻ em và những người bị đau dạ dày, tụy yếu và lạnh không nên ăn nhiều chè đậu xanh.

Trong đậu xanh có chứa một số hàm lượng dinh dưỡng còn cao hơn thịt gà, nên trong thời gian ngắn khó tiêu hóa hết, dẫn đến đầy bụng và khó chịu. Hơn nữa đậu xanh thuộc loại thức ăn lạnh, vì vậy, sau khi ăn chè đậu xanh bệnh dễ bị tái phát.

2. Đậu tương

Đậu tương cũng được biết đến là thực phẩm có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là đối với phụ nữ mãn kinh. Đậu tương và các sản phẩm từ đậu tương có thể làm tăng cường estrogen trong cơ thể, tác động đến collagen trong da làm cho da đẹp hơn. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy, những người cao tuổi và những người mắc bệnh thận, thiếu máu thiếu sắt, bệnh gút, xơ cứng động mạch thì không nên thường xuyên sử dụng loại đậu này… bởi nó sẽ làm suy giảm chức năng thận, ảnh hưởng đến các chức năng tiêu hóa khác.

dinh dưỡng từ đậu tương
Không phải lúc nào đậu tương cũng tốt cho sức khỏe.

Đậu tương có chứa hàm lượng protein thực vật cao, khi vào cơ thể sẽ qua quá trình chuyển hóa và cuối cùng một phần lớn sẽ biến thành chất thải chứa nitơ và được thận bài tiết ra bên ngoài. Khi về già, chức năng bài tiết chất thải của thận bị suy giảm, nếu không chú ý đến việc ăn uống và ăn quá nhiều đậu phụ, nạp quá nhiều protein thực vật sẽ tăng chất thải chứa nitơ.

Điều này đồng nghĩa với việc gánh nặng của thận cũng tăng lên, chức năng thận tiếp tục suy giảm, ảnh hưởng đến sức khoẻ nói chung.

Ăn nhiều đậu tương cũng dẫn đến thiếu i-ốt bởi trong các hạt đậu tương có chứa một chất gọi là saponin, không chỉ có thể ngăn ngừa xơ vữa động mạch, mà còn thúc đẩy sự bài tiết của iốt trong cơ thể con người.

Vì vậy, uống sữa đậu nành trong một thời gian dài có thể dễ dàng dẫn đến thiếu hụt i-ốt và một số bệnh khác.

Kết luận:

Xét từ góc độ dinh dưỡng, các loại đỗ đều có hàm lượng chất dinh dưỡng cao vì thế chúng ta ăn vừa phải rất tốt cho sức khỏe. Tránh lạm dụng ăn quá nhiều dẫn đến phản tác dụng bởi các loại đậu cũng chứa nhiều chất phytate làm giảm hấp thu một số khoáng chất như sắt, kẽm, canxi khi dùng chung với các thức ăn chứa nhiều sắt, kẽm và canxi.

Thứ Năm, 19 tháng 11, 2015

Công dụng của muối với các bệnh đau nhức xương khớp.

Muối là một loại gia vị quen thuộc trong mỗi gia đình Việt Nam chúng ta, nhưng muối cũng là một vị thuốc có thể giúp chữa bệnh, dưới đây là các tác dụng của muối có thể bạn chưa biết.


công dụng của muối với các bệnh xương khớp
Ngoài việc được dùng làm gia vị, muốn còn được sử dụng để chữa bệnh.
(Ảnh minh họa: Internet)
  • Muối ăn còn có tên là Thực diêm, tên khoa học: Natrium Cloiloridum Curdum.
  • Muối có hình thể lập phương, dính kết nhau thành một tháp rỗng, không mùi, có vị mặn.
  • Muối rất hút nước khi có độ ẩm. Nhưng khi rang dòn thì tính chất hút nước sẽ không còn.
  • Thành phần hóa học của muối gồm: Natri clorua, Kali clorua, magiê clorua, muối canxi, magiê, sulfat và chất sắt… Muối trong công nghiệp dược phẩm là chất vô cùng quan trọng, được xem như một dung môi chủ yếu, còn hơn cả dược phẩm Corticoide có nhân Steroide. Trong tất cả những bệnh nội khoa (các đa chấn thương, bỏng) với tình trạng nguy kịch, nếu không có muối sẽ không có các dung dịch nước truyền buộc phải có muối. Muối chỉ chống chỉ định với bệnh huyết áp cao, cơn sản giật, phù thũng…

Tác dụng của muối trong điều trị đau nhức xương khớp theo đông y.

Trong Ðông y, muối vào 3 kinh thận, tâm, vị. Tác dụng tả hỏa, thanh tâm lượng huyết, nhuận táo, dẫn các thuốc vào kinh lạc làm chất gây nôn, chữa viêm họng, đau răng, rửa vết bỏng…
Muối cũng có tác dụng tốt với các loại bệnh đau nhức khớp đầu ngón bàn tay, bàn chân, các dạng thấp, ra mồ hôi tay, viêm dây thần kinh ngoại vi...Tác dụng theo cơ chế “Nóng giãn, lạnh co cục bộ”. Vì trong thành phần có các muối, các cation (dương) và nation (âm) giúp cân bằng sự sống của cơ thể. Khi chườm muối rang trộn với lá náng trắng (Lá đại tướng quân) để điều trị đau lưng cấp, hoặc khi rang muối bỏ vào túi vải thô chườm vùng rốn để điều trị đau bụng cấp…, muối sẽ hoạt động theo cơ chế trao đổi các cation và nation như một chất điện phân.

công dụng của muối với các bệnh xương khớp
Giảm đau nhức xương khớp với muối.
(Ảnh minh họa: Internet)

Theo phương pháp điều trị y học cổ truyền đối với đau nhức xương khớp, chúng ta thường dùng “lực” để đè ép, ấn, bấm và xoa bóp cục bộ vùng đau. Qua ứng dụng lâm sàng trong phối trợ điều trị các bệnh đau nhức xương khớp, chúng tôi đã thu được một số kết quả tốt. Nhiều bệnh nhân sau khi bị tai nạn trật cổ xương cẳng chân…, nhờ cho ngâm 2 chân với nước ấm có muối sống ngày 3 lần nên đã lành và đi lại rất tốt.
Qua phương pháp trị liệu ngâm muối sống với nước ấm cho nhiều bệnh nhân, tất cả đều cho biết có cảm giác dễ chịu, thoải mái. Muối điều trị khô bằng cách rang nóng trộn với lá trảy, ngải cứu, lá náng trắng gói vào giấy báo đắp lên vùng đau (Những nơi không thể ngâm nước được).
Ðây là một phương pháp điều trị tại nhà đơn giản, dễ làm lại không tốn kém, rất phù hợp với những bệnh nhân nghèo ở vùng sâu, vùng xa.
Nguồn: Sưu tầm
Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng!

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0902.184.389
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Website: www.luongynguyenthihuong.com

Vì sao bệnh khớp dễ tái phát?

Khoảng 1/3 số bệnh nhân bị viêm khớp có nguy cơ bị tái phát bệnh khi thay đổi thời tiết, thậm chí chỉ ngay khi vừa kết thúc đợt điều trị. 
Theo thống kê, Việt Nam có gần 60% dân số mắc các bệnh về khớp, khoảng 50% trong số đó bị ảnh hưởng chức năng nặng nề hoặc giảm tuổi thọ, 10-15% bệnh nhân bị tàn phế, tỷ lệ tử vong ở những người bị suy giảm chức năng vận động, mắc thêm các bệnh lý khác như: tim mạch, nhiễm trùng, loãng xương… ngày càng tăng cao.
Với biểu hiện đặc trưng là sưng, đau, nóng, đỏ, cơ bắp dần yếu đi, cứng khớp, biến dạng khớp tê bì chân tay, nhức mỏi tay chân… ở nhiều mức độ khác nhau, bệnh khớp không chỉ làm hạn chế khả năng vận động của người bệnh mà còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho bản thân người bệnh.

vì sao bệnh khớp dễ tái phát
Nếu không điều trị dứt điểm, bệnh khớp có thể tái đi tái lại nhiều lần.
(Ảnh minh họa: Internet)

Vì sao bệnh khớp dễ tái phát

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bệnh khớp bị tái đi tái lại nhiều:
- Chưa điều trị dứt điểm đợt viêm khớp cấp: người bệnh thường tự ý dừng uống thuốc khi thấy bệnh đỡ hoặc không đảm bảo đủ thời gian cần thiết cho 1 đợt điều trị bệnh khớp bằng thuốc nam (ít nhất là 3 tháng); sau khi khỏi bệnh, người bệnh thường không kiêng khem, giữ gìn; vận động thiếu hợp lý…khiến bệnh khớp tái phát và tiến triển ngày càng nặng hơn.
- Ngoài các nguyên nhân trên phải kể đến các yếu tố nguy cơ như thay đổi thời tiết, lạnh quá, ẩm quá, người bệnh lại không có chế độ dự phòng, giữ ấm cơ thể lúc giao mùa, thời tiết lạnh, độ ẩm cao cũng là nguyên nhân khiến bệnh khớp trở nên dai dẳng.
- Bên cạnh đó, bệnh khớp được gây ra do nhiều yếu tố như: nhiễm khuẩn, di truyền… nên bệnh thường xảy ra khi cơ thể suy yếu, mệt mỏi, chấn thương, phẫu thuật, mắc bệnh truyền nhiễm…Các tác động của chất kích thích như rượu, cafe khiến cho bệnh dễ tái phát.

Làm gì để khớp ít tái phát nhất?

Các bác sỹ chuyên khoa xương – khớp cho rằng: Để bệnh khớp ít tái phát nhất, người bệnh cần phải sử dụng đúng và đủ liều lượng điều trị. Bệnh nhân có thể sử dụng dược phẩm có thành phần cao rắn hổ mang và các thảo dược quý vừa an toàn, vừa tận gốc mà không sợ các tác dụng phụ trên dạ dày, trên gan và thận như các loại thuốc Tây. Tuy nhiên, lượng dùng với các loại thuốc này ít nhất cho một đợt điều trị là khoảng 3 tháng.
- Với bệnh nhân nặng và mạn tính, nên duy trì uống cho đến khi bệnh gần như khỏi hẳn mới nên dừng uống thuốc. Không nên chữa bệnh với tâm lý “muốn nhanh khỏi bệnh”, bởi càng nôn nóng sẽ càng có cảm giác bệnh lâu khỏi, dễ dẫn đến kiểu chữa bệnh nửa chừng. Tai hại hơn, khi chưa uống đủ liều lượng, chưa dứt điểm bệnh mà đã ngưng dùng thuốc sẽ khiến bệnh cực nhanh tái phát, rất dai dẳng và mức độ bệnh cũng phức tạp hơn.
- Để tránh bệnh khớp tái phát, bệnh nhân nên tránh ở trong môi trường lạnh, ẩm kéo dài. Bên cạnh đó, cần có biện pháp bảo vệ cơ thể, xương khớp khi thời tiết thay đổi. Cần duy trì một chế độ ăn uống hợp lý như bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C và E, canxi sẽ hỗ trợ cho hệ khớp trong cơ thể không bị sớm suy thoái. Uống đủ 2,5 lít nước mỗi ngày (bởi nước chiếm 70% thành phần của sụn) sẽ giúp duy trì sự trơn tru giữa 2 đầu xương.
- Ngoài ra, để tránh cứng khớp, đau khớp và hạn chế tối đa khả năng tái phát bệnh, nên thường xuyên tập thể dục như đi bộ, đạp xe và vận động hợp lý để có được một sức khỏe ổn định và dẻo dai.
Nguồn: Sưu tầm
Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng!

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0902.184.389
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Website: www.luongynguyenthihuong.com

Thứ Tư, 18 tháng 11, 2015

Bài tập nhẹ nhàng cho người viêm khớp.

Nếu đã mắc bệnh viêm khớp dạng thấp lại lười vận động, bạn sẽ có nguy cơ rất cao mắc hàng loạt các bệnh như tiểu đường, tim mạch...Vì vậy, hãy tập luyện mỗi ngày với những bài tập sau đây.

Bài tập cho người viêm khớp.

Bài thể dục cho người viêm khớp dạng thấp rất đơn giản, bạn có thể tập ngay tại nhà vào mỗi buổi sáng mà không cần thêm dụng cụ tập luyện nào hỗ trợ, hiệu quả thì thật tuyệt vời. Những bài tập dưới đây sẽ hỗ trợ cho bệnh nhân viêm khớp dạng thấp có sức khỏe tốt, dẻo dai và năng động hơn trong cuộc sống.

bài tập cho người viêm khớp
Tập thể dục giúp giảm đau do viêm khớp.
(Ảnh minh họa: Internet)

1. Kéo căng khớp vai

Đan các ngón tay vào nhau, lòng bàn tay ngửa lên trời.
Từ từ đưa thẳng 2 tay lên trên qua đầu, cố gắng vươn tay hết mức, đếm giữ 10 giây rồi thả lỏng lại.
Bạn sẽ thấy cảm giác kéo căng ở cánh tay, vai và phần trên của lưng.

2. Kéo căng gối ngực

Nằm ngửa trên nệm cứng, kéo đầu gối co lên ép vào ngực, đầu vẫn giữ áp sát mặt nệm, đếm giữ 20-30 giây rồi thả lỏng lại.
Làm tương tự với đầu gối còn lại.

3. Kéo căng cơ đùi sau

Ngồi trên nệm, duỗi thẳng 2 chân ra trước.
Dùng khăn lông dài móc vào mũi bàn chân, thẳng 2 tay cầm khăn kéo và hơi gập phần trên thân người tới trước, đếm giữ 30 giây rồi thả lỏng lại.
Làm tương tự với chân còn lại.

4. Kéo căng cơ đùi trước

Tay phải vịn chặt ghế, đứng dồn trọng lực trên chân trái.
Dùng tay trái nắm giữ bàn chân phải, kéo dần gót chân lên phía mông, đếm giữ 30 giây rồi thả lỏng lại.
Làm tương tự với chân còn lại.

5. Gập gối

Đứng thẳng với đầu thẳng trục cột sống, hai chân dang bằng hai vai, 2 tay vịn ghế và cong gối từ từ cho đến khi cẳng chân song song với mặt đất.
Ngưng 1 giây, sau đó để chân xuống. Lặp lại mỗi bên 10-12 động tác và đổi chân.

6. Duỗi gối

Ngồi trên ghế, lưng và hông tựa sát lưng ghế.
Duỗi thẳng gối tối đa, giữ chân song song mặt đất 1 giây.
Sau đó thả chân xuống vị trí ban đầu.
Lặp lại mỗi bên 10-12 động tác và đổi chân.

7. Xoay khớp vai

Ngồi ghế với hai tay để bên hông, khuỷu tay gập cong 90 độ.
Nắm 2 đầu dây cao su từ từ kéo dang ra hai bên.
Lặp lại 10 động tác.

Bệnh nhân viêm khớp dạng thấp cần có một chế độ tập luyện thật khoa học để tránh những tổn thương đáng tiếc, vì vốn dĩ xương khớp khi bị viêm đã không còn khỏe như bình thường nên rất dễ bị tác động.
Nguồn: Sưu tầm.
Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng!

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0902.184.389
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Website: www.luongynguyenthihuong.com

Xương chắc khỏe với canh rong biển mè chay

Dầu mè từ lâu đã được biết đến với công dụng làm chậm quá trình dày lên của xương, giúp xương khỏe mạnh và cứng chắc, giảm nguy cơ loãng xương khi về già. 
Bệnh về xương khớp ngày nay không chỉ có ở những người cao tuổi mà người trung niên hay ngay cả những người trẻ tuổi cũng có nguy cơ. Vấn đề ăn uống có ảnh hưởng đến chất lượng xương khớp. Nếu như bạn có thể tăng cường những món ăn tốt cho xương khớp thì sẽ là cách chăm sóc xương khớp, bảo vệ khớp rất tốt. Một trong những món ăn góp phần vào việc bảo vệ khớp đó chính là canh rong biển dầu mè chay. Nếu bổ sung món ăn này, các bạn sẽ giúp tăng cường dưỡng chất cho cơ thể cũng như việc giải nhiệt, tốt cho xương khớp. Nếu có thể, hãy nấu món ăn này bồi dưỡng sức khỏe xương khớp.

Cách chế biến canh rong biển mè chay.


canh rong biển mè chay
Canh rong biển, dầu mè giúp xương chắc khỏe.
(Ảnh minh họa: Internet)

1. Nguyên liệu
  • Rong biển khô: 45g 
  • Tỏi băm: 2 muỗng 
  • Dầu mè: 1 muỗng canh
  • Xì dầu: 2 muỗng
  • Hành lá
2. Chế biến.
  • Rong biển ngâm nước ấm cho nở, rửa sạch, cắt miếng dài 5cm
  • Đun nóng dầu mè, cho rong biển vào xào cùng xì dầu khoảng 2 phút
  • Cho nước vừa ăn cùng tỏi băm vào, nêm vừa ăn, đun sôi 5 phút rồi tắt bếp, cho hành lá dùng nóng.
3. Công dụng.
Giúp xương chắc khỏe, hạn chế loãng xương. Dầu mè từ lâu đã được biết đến với công dụng làm chậm quá trình dày lên của xương, giúp xương khỏe mạnh và cứng chắc, giảm nguy cơ loãng xương khi về già. 

Ngoài ra, nếu bạn muốn bổ sung chất đạm cho món canh này, bạn hoàn toàn có thể cho thêm các loại thịt hoặc hải sản bằng cách cắt miếng vừa ăn, xào săn cùng dầu mè, tỏi, sau đó cho rong biển vào xào cùng, chế nước bình thường như công thức này nhé.
Nguồn: Sưu tầm
Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng!

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0902.184.389
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Website: www.luongynguyenthihuong.com

Khống chế những cơn đau lưng do thoái hóa cột sống.

Bệnh đau lưng do thoái hóa cột sống là bệnh phổ biến hiện nay. Khi những cơn đau lưng hành hạ chúng ta phải làm gì?

Khống chế những cơn đau lưng do thoái hóa cột sống.

trị đau lưng do thoái hóa cột sống
Trị đau lưng do thoái hóa cột sống.
(Ảnh minh họa: Internet)

Có nhiều phương pháp được sử dụng hiện nay để chữa bệnh đau lưng đó là: Dùng thuốc, thuỷ châm, châm cứu, kéo giãn cột sống, vật lý trị liệu v.v… Tất cả các phương pháp này đều phải được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và chỉ định thực hiện.
  • Nếu bị đau lưng ở nhà, bạn nên lập tức nằm nghỉ, thư giãn. Nhưng không được nằm quá lâu khiến máu khó lưu thông, tăng cảm giác mệt mỏi. Chỉ cần cảm thấy đỡ đau là bạn đã phải đi lại đôi chút. Nói chung, người bị thoái hoá cột sống không nên ngồi một chỗ mà nên vận động nhẹ nhàng, tập thể dục vừa phải.
  • Bạn có thể dùng phương pháp chườm nóng và xoa bóp, đây được coi là biện pháp hữu hiệu tức thời. Tuy nhiên, có một sai lầm lớn là khi bị đau lưng, ta thường bóp dầu nóng, mật gấu và rượu. Làm như vậy sẽ khiến vùng bị đau có phản ứng co cơ, khiến cơn đau càng trầm trọng hơn. Vì vậy không nên dùng các loại dầu nóng để xoa bóp khi đang bị đau lưng.
  • Khi đã cảm thấy khá hơn, bạn hãy bơi lội một chút. Theo kinh nghiệm của các bác sĩ thì bơi lội chính là môn thể thao thích hợp nhất để chữa đau lưng, đặc biệt với các cơn đau cấp thì việc bơi trong bể nước ấm sẽ rất có hiệu quả.

Nếu đã từng bị đau lưng do thoái hoá cột sống một lần thì bạn cần phải giữ gìn, tránh để bệnh tái phát một lần nữa. Vì nếu những cơn đau lặp đi lặp lại sẽ càng ngày càng nặng hơn. Đến một lúc nào đó, bạn chỉ cần đi, đứng, sinh hoạt trong tư thế hơi khác thường là đã bị đau lưng buốt nhói dữ dội.
Khi bị đau lưng do thoái hóa cột sống bạn cần ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, các chất giàu canxi để giúp cột sống luôn chắc khỏe và lưu ý nhất là phải kiêng rượu, bia.
Nguồn: Sưu tầm
Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng!

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0902.184.389
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Website: www.luongynguyenthihuong.com

Ngâm ấm bàn chân giảm đau viêm khớp.

Hai bàn chân là nơi tập trung nhiều huyệt đạo tác động đến hầu hết các bộ phận trên cơ thể. Chính vì vậy, việc ngâm ấm hai bàn chân sẽ đảm bảo sức khỏe.
Ngâm mình trong nước ấm một phần hoặc toàn bộ cơ thể là một trong những hình thức cổ xưa nhất của y học. Nhiều nghiên cứu cho thấy, điều trị bằng phương pháp ngâm nước ấm mang lại nhiều tác dụng tốt cho xương khớp, bao gồm cả xơ cơ, viêm khớp, có thể làm giảm sưng, viêm và tăng cường lưu thông máu.

Giữ ấm bàn chân tăng cường sức khỏe.

Hai bàn chân là nơi tập trung các huyệt đạo tác động đến hầu hết các bộ phận trên cơ thể từ não bộ đến mắt, tai, mũi, các tuyến yên, giáp, tuỵ, từ các hệ thần kinh cho đến các cơ quan ngũ tạng như: tim, gan, mật, phổi, thận; cho đến các cơ quan tiêu hóa: dạ dày, ruột, kết tràng, lá lách, bàng quang. 
Hiện nay, phương pháp xoa bóp bấm huyệt bàn chân thường kết hợp liệu pháp ngâm chân bằng nước thuốc để tăng thêm hiệu quả trong điều trị. Tác động lên các huyệt đạo sẽ kích thích hoạt động các cơ quan trên.
ngâm ấm bàn chân giảm bệnh xương khớp
Đôi bàn chân tập trung nhiều huyệt đạo quan trọng.
(Ảnh minh họa: Internet)

Khi ngâm bàn chân đồng thời thực hiện xoa bóp ở các ngón chân, lòng bàn chân thì có thể phòng và chữa được nhiều chứng bệnh. Chẳng hạn ngón chân cái là đường đi ngang qua của hai kinh Can - Tỳ, giúp sơ can - kiện tỳ làm giảm tức hông sườn, tăng sự thèm ăn, tránh tiêu chảy. 
Ngón chân thứ hai thuộc kinh Vị, giúp phòng và điều trị chứng rối loạn tiêu hóa. Ngón chân thứ tư thuộc kinh Đởm, giúp phòng trị táo bón và đau hông sườn và ngón chân út thuộc kinh bàng quang, chữa chứng đái dầm ở trẻ, điều chỉnh tử cung của phụ nữ. Lòng bàn chân có huyệt Dũng tuyền thuộc kinh Thận, giúp điều trị thận hư, suy nhược… 
Dùng nước nóng ngâm bàn chân là tạo sự kích thích lành tính, làm hưng phấn các rễ thần kinh, giúp tăng cường trí nhớ, đem lại cảm giác thoải mái, nhẹ nhàng cho chân và não.

Ngâm ấm bàn chân giúp giảm đau do viêm khớp.

Các cation (dương) và nation (âm) trong muối giúp cân bằng cơ thể, và chúng sẽ tác động đến các cơ xương khớp theo cơ chế “nóng giãn, lạnh co cục bộ” khi có sự hỗ trợ của nước ấm.
Người bệnh bị viêm khớp, đau nhức chân có thể ngâm chân trong khoảng 20-30 phút sẽ thấy đôi chân thoải mái, sảng khoái và triệu chứng đau nhức giảm hẳn.
Một nghiên cứu còn chỉ ra rằng sau khi thực hiện việc ngâm nước muối ấm hàng ngày thì tất cả những bệnh nhân mắc chứng viêm khớp dạng thấp đều thấy khả quan.
Việc đi lại dễ dàng hơn khi không còn cảm giác đau nhức, mệt mỏi nơi khớp gối và bàn chân. Bệnh nặng có thể ngâm chân 3 lần/ngày và kết hợp cũng với thuốc uống để điều trị bệnh.
Những người thường xuyên tập luyện cơ khớp có thể ngâm chân hàng ngày vào mỗi tối đi ngủ khoảng 30-45 phút để các cơ khớp được thư giãn , thoải mái và xua tan cảm giác bị đau nhức.

Cách ngâm chân nước ấm với người bệnh xương khớp.

ngâm ấm bàn chân giảm bệnh xương khớp
Ngâm chân bằng nước bằng bài thuốc với muối giúp giảm đau viêm khớp.
(Ảnh minh họa: Internet)

Đối với người đau nhức xương khớp có thể dùng độc vị hoặc sử dụng các loại thảo dược hay sử dụng để xông như: ngải cứu, lá gừng, lá hương nhu, muối hột rất tốt cho các bệnh khớp, lạnh tay chân. 
Khi nước ngâm chân còn nóng, đặt 2 bàn chân cách mặt nước một khoảng để xông hơi, không vội ngâm chân ngay vào nước nóng, để tránh cho bàn chân bị phỏng nếu nước quá nóng và để chân làm quen dần với nhiệt độ cao. Khi nước giảm nhiệt thì đặt dần bàn chân xuống thấp, đặt bàn chân sát trên mặt nước, sau đó ngâm cả bàn chân.
Đau gót và viêm khớp cổ chân dùng nước thuốc gồm: thấu cốt thảo 30g, tầm cốt phong 30g, độc hoạt 15g, nhũ hương 10g, một dược 10g, huyết kiệt 10g, lão hạc thảo 30g. Ngâm rửa chân lúc còn nóng, mỗi ngày 2 lần.
Cách nấu: đun các vị thuốc trên với 2 lít nước cho sôi với trong 10 - 20 phút rồi pha lại với nước lạnh sao cho nước thuốc 40 - 600C là vừa.
Ngoài việc ngâm nước muối hàng ngày, đặc biệt là vào buổi tối. Thì người mắc bệnh về xương khớp có thể dùng muối rang nóng trộn với lá tướng quân, ngải cứu, cúc tần gói vào túi vải chườm ở những vùng xương khớp bị đau nhức, tác dụng giảm đau cũng rất tốt.
Nguồn: Sưu tầm.
Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng!

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0902.184.389
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Website: www.luongynguyenthihuong.com

Thứ Ba, 17 tháng 11, 2015

Giảm nguy cơ gãy xương nhờ đậu nành.

Không chỉ chứa nhiều chất dinh dưỡng và đặc biệt tốt cho sức khỏe phụ nữ, đậu nành còn có công dụng thần kỳ trong việc ngăn ngừa gãy xương ở người già.
Đậu nành còn có tên là đậu tương. Nguồn gốc cây này ở Trung Quốc, sau lan sang Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên. Châu Âu mới biết đến đậu nành từ thế kỷ 18. Từ cổ xưa, đậu nành dùng làm thực phẩm, nhưng gần đây y học thế giới phát hiện ra nhiều tác dụng chữa bệnh của nó.

giảm nguy cơ gãy xương với đậu nành
Đậu nành giúp ngăn ngừa nguy cơ gãy xương
(Ảnh minh họa: Internet)

Không chỉ chứa nhiều chất dinh dưỡng và đặc biệt tốt cho sức khỏe phụ nữ, đậu nành còn có công dụng thần kỳ trong việc ngăn ngừa gãy xương ở người già. Đây là kết luận được các chuyên gia Mỹ đưa ra trong hội nghị về khai thác giá trị dinh dưỡng từ đậu nành đối với sức khỏe con người tại Viện Dinh dưỡng thuộc Đại học Columbia (Mỹ).
Thống kê dịch tễ học cho thấy: Tỷ lệ gãy xương ở phụ nữ châu Á thấp hơn rõ rệt so với phụ nữ ở các nước phương Tây. Kết quả này có liên quan tới sử dụng nhiều thức ăn chế biến từ đậu nành. SI (isoflarm của đậu nành) làm tăng mật độ khoáng tại các đốt sống 1,2 đến 1,4 lần (so sánh với phụ nữ dùng thức ăn ít có đậu nành). Ở chuột thực nghiệm, SI làm giảm nguy cơ loãng xương do ức chế hoạt tính của hủy cốt bào, nên có tác dụng hiệp đồng chống tiêu xương.
Genistein trong đậu nành làm giảm nguy cơ ung thư bằng cách giảm sự tổn thương tế bào, và chất ức chế Protease BowmanBirk có trong Protein đậu nành.
Ngoài ra, đậu nành kết hợp với bơ còn là một bài thuốc tốt ngăn ngừa thoái hóa khớp. Vì vậy, hãy khuyến khích người thân của mình bổ sung thêm loại thực phẩm có lợi này bạn nhé!
Nguồn: Sưu tầm.
Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng!

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0902.184.389
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Website: www.luongynguyenthihuong.com

Tác dụng chống thoái hóa khớp của quả bơ và đậu nành.

Quả bơ được xem là thức ăn ngon và một vị thuốc quý vì nó không chỉ thơm ngon mà quả bơ làm tăng tác dụng của các chất chống oxi hóa nên phòng ngừa được nhiều bệnh.
Quả bơ, có tên khoa học là Avocado (Persea americana) là một loại cây có xuất xứ từ Mêhicô và vùng Trung Mỹ. Các nhà nghiên cứu người Mỹ đã phân tích vì sao quả bơ ảnh hưởng lên sự hấp thu của các chất carotenoid từ thức ăn. Carotenoid là các chất chống oxy-hoá, đóng một vai trò quan trọng trong phòng ngừa bệnh mắt, ung thư và da chống lại tia cực tím.
Kết quả: quả bơ giúp hấp thu tốt hơn chất lutêin, alpha và bêta caroten từ rau xanh. Nếu thêm vào sốt cà chua, quả bơ làm tăng sự đồng hoá chất lycopen và bêta caroten của nước sốt này.

Quả bơ làm tăng tác dụng của các chất chống oxi hóa
(Ảnh minh họa: Internet)

Tác dụng chống thoái hóa khớp của quả bơ đậu nành.

Một công trình nghiên cứu về hiệu quả tác dụng của hợp chất “quả bơ + đậu nành” trên chứng thoái hoá khớp được thực hiện tai Viện Đại học Liege (Bỉ) do GS Yves Henrotin chủ trì. Bệnh thoái hoá khớp là một bệnh khá phổ biến, chiếm tỉ lệ 15% dân số và để lại dư chứng trầm trọng. Kết quả cho thấy hợp chất này kích thích sự tổng hợp các phân tử proteoglycane, thành phần cấu tạo chủ yếu của sụn.
Công trình nghiên cứu còn cho thấy tác dụng kháng viêm mạnh của hợp chất này. Hợp chất này làm giảm sự tổng hợp của 2 chất trung gian sinh học liên quan đến phản ứng kháng viêm, đó là Interleukin-6 (một loại cytokin) và Prostaglandin E2. Cuối cùng, các nhà nghiên cứu phát hiện hợp chất “Quả bơ+đậu nành” còn ức chế tác dụng thoái biến sụn của các tạo cốt bào (osteoblast) của xương sụn.
Quả bơ và đậu nành có tác dụng phòng chống bệnh thoái hóa khớp
(Ảnh minh họa: Internet)

Trong bệnh thoái hoá khớp, các tạo cốt bào định vị dưới sụn bị tổn thương, có một hoạt động hoàn toàn bất thường và sản sinh ra các chất trung gian có tác dụng phá huỷ sụn. Các proteoglycane có tác dụng bình thường hoá sự biến dưỡng của các tạo cốt bào của xương sụn, nên có thể làm chậm sự cứng khớp. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng bởi vì sự cứng khớp xương làm giảm khả năng vận động mà hậu quả là làm tăng sự thoái biến mô.
Các nhà nghiên cứu thuộc Bệnh viện Cochin, Paris (Pháp) đã so sánh tác dụng của hợp chất “Quả bơ + Đậu nành” với placebo (giả dược) trên 164 b/n bị thoái hoá khớp trong thời gian 6 tháng . Kết quả cho thấy: trong nhóm được điều trị bằng hợp chất “Quả bơ+đậu nành”, triệu chứng đau thuyên giảm và chức năng khớp được cải thiện. Còn những b/n sử dụng thuốc kháng viêm không phải steroid thì triệu chứng đau giảm đi vào tháng thứ 2 nhưng sau đó vẫn đau dai dẳng.
Nguồn: Sưu tầm
Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng!

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0902.184.389
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Website: www.luongynguyenthihuong.com

Phụ nữ béo phì có nguy cơ thoái hóa khớp gối cao hơn 6 lần.

Phụ nữ trên tuổi 40 bị thừa cân, béo phì có khả năng bị thoái hóa khớp gối cao gấp 6 lần so với người bình thường.
Đây là kết quả từ nghiên cứu mối liên quan giữa các yếu tố nguy cơ và thoái hóa khớp gối ở nữ trên 40 tuổi, được công bố trong hội nghị khoa học về cơ xương khớp tại Bệnh viện Chợ Rẫy, TP HCM.
Khớp gối dễ bị thoái hóa vì phải chịu thêm sức nặng gấp 3 lần với mỗi đơn vị trọng lượng cơ thể tăng lên.
Nghiên cứu thực hiện trên 296 bệnh nhân đến khám tại khoa điều trị Đau - Bệnh viện cấp cứu Trưng Vương. Kết quả cho thấy, chỉ số khối cơ thể (BMI) càng cao càng có nguy cơ thoái hóa khớp gối. Nguyên nhân do khớp gối là một trong những khớp chính của cơ thể, nên khi cơ thể quá nặng sẽ đặt lên khớp sức nặng quá tải, theo thời gian sẽ làm biến đổi thoái hóa ở khớp.
Các công trình nghiên cứu trên thế giới trước đó cũng chỉ ra, nếu giảm 5 kg trong 10 năm thì nguy cơ thoái hóa khớp gối sẽ giảm 50% và khi cơ thể tăng trọng thêm một đơn vị trọng lượng thì mỗi gối phải chịu thêm 2-3 lần trọng lượng đó.

tăng nguy cơ thoái hóa khớp do béo phì
Béo phì là một trong những nguyên nhân gây bệnh thoái hóa khớp.
(Ảnh minh họa: Intetnet)

Khảo sát cũng cho thấy thoái hóa khớp gối ở nữ trên 40 tuổi có liên quan chặt chẽ đến nghề nghiệp, đái tháo đường và loãng xương. Theo đó, những nghề thường xuyên mang vác nặng, hay quỳ, ngồi xổm…làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp gối cao gấp 3 lần so với những nghề không sử dụng khớp gối. Bên cạnh đó, người bị loãng xương hay đái tháo đường có nguy cơ thoái hóa khớp gối cao gần 2 lần so với người khỏe mạnh.
Thoái hóa khớp gối thường gặp nhất là ở nữ. Thống kê cho thấy, có đến 80% người bị thoái hóa khớp gối là nữ trên 50 tuổi. Đa số bệnh nhân đến khám khi đã bị thoái hóa cả hai khớp gối, với những biểu hiện như lạo xạo khớp khi cử động, cứng khớp vào sáng sớm, vận động tương đối khó khăn, đau khớp gối nhiều và vừa, cơn đau giảm khi nghỉ ngơi và tăng dần khi bệnh tiến triển.
Thoái hóa khớp là bệnh lý tổn thương toàn bộ khớp, trong đó tổn thương sụn là chủ yếu. Tình trạng thoái hóa xảy ra khi không có sự cân bằng giữa lực cơ học tác động lên khớp và khả năng chịu đựng của sụn khớp. Vì vậy, bệnh thường gặp ở các khớp lớn chịu sức nặng của cơ thể như khớp háng, khớp gối...
Nguồn: Theo VN express.
Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng!

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0902.184.389
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Website: www.luongynguyenthihuong.com

Thứ Hai, 16 tháng 11, 2015

Chế biến món ăn từ cá rô chữa bệnh đau lưng.

Cá rô vốn là món ăn dân dã quen thuộc của các gia đình. Ngoài lượng dinh dưỡng cao, cá rô còn chữa bệnh đau lưng rất hiệu quả.
Ở nước ta có rất nhiều loại cá đồng (cá nước ngọt) khác nhau, cũng có nhiều loại cá ăn ngon, song hầu như không để lại những ấn tượng sâu đậm như cá rô mà người dân quen gọi là “cá rô đồng”. Cũng không phải ngẫu nhiên mà cá rô lại được nhân dân ta, từ xưa đã có nhiều ngôn từ để ghi nhận, như “ngon như gan gà, trứng cá rô”, “cá rô kho tộ”, “cá rô đầm Sét” nổi tiếng là ngon thơm.

Dưới đây xin giới thiệu món ăn bài thuốc từ cá rô:

* Trị đau mỏi lưng do thận yếu: Dùng món cháo cá rô. Lấy vài con cá rô đồng làm sạch đem nấu với một ít tủy heo và vài nắm gạo tẻ, nêm nếm gia vị vừa dùng, ăn ngày 1 lần cần ăn liền trong 7 – 10 ngày.
* Món cá rô kho tộ: 

món ăn chữa đau lưng
Món cá rô kho tộ thơm ngon
(Ảnh minh họa)
Cá rô loại vừa 300g, tiêu, muối, đường, bột ngọt, tỏi, dầu ăn, nước mắm vừa đủ.
Làm sạch cá rô để ráo, ướp: 1 muỗng cà phê tiêu, 2 muỗng cà phê bột ngọt, 1 muỗng xúp tỏi băm, 2 muỗng xúp nước mắm. Để cá thấm 30 phút. Tỏi băm nhuyễn. Nồi đất để nóng cho 2 muỗng xúp dầu, 2 muỗng xúp đường quậy tan, để lửa trung bình. Đường ngả màu vàng cho cá vào đảo nhanh tay, trở đều. Chế nước lạnh ngập mặt, để lửa riu riu. Khoảng 15 phút cá chín, có màu vàng, nêm lại vừa ăn. Nước cá sâm sấp, rắc tiêu lên mặt cho thơm. Món này cần ăn nóng với cơm.
* Món canh cải cá rô: 

món ăn chữa đau lưng
Trị đau lưng với canh cải cá rô
(Ảnh minh họa: Internet)
Cải xanh 2 mớ, cá rô 200g, 1 nhánh con gừng, bằm nhỏ, 1 muỗng cà phê nước mắm, hạt nêm, dầu ăn. Rau cải ngắt bỏ gốc, rửa sạch, xắt ngắn khoảng 1 cm. Cá rô đánh vảy, khía bụng, bỏ ruột, rửa sạch, nướng qua trên than hoa.
Đun sôi nước, thả cá, gừng vào luộc chín, gỡ lấy thịt, xương cá cho vào máy xay sinh tố, xay nhỏ, lọc lấy nước. Ướp thịt cá với nước mắm, gừng khoảng 5 phút. Đun sôi nước cá, cho rau cải, thịt cá, khi canh sôi hớt bỏ bọt nêm hạt nêm vừa miệng. Món canh này nên ăn nóng để khỏi bị tanh, trị chứng đau lưng.
Nguồn: Sưu tầm
Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng!

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0902.184.389
Địa chỉ: Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Website: www.luongynguyenthihuong.com


Phòng chống loãng xương chỉ uống sữa thôi chưa đủ.

Nhiều người nói đến phòng chống bệnh loãng xương sẽ nghĩ ngay đến việc uống sữa bổ sung canxi. Tuy nhiên, chỉ uống sữa thôi là chưa đủ.
Hiện nay, trên thị trường có bán nhiều các loại sữa chống loãng xương được quảng cáo là giàu canxi và mang lại hiệu quả cao cho người bệnh. Nhiều người cũng có quan niệm là để chữa loãng xương bạn chỉ cần uống sữa. Vậy điều này có đúng không? 

Uống sữa giúp bổ sung canxi tốt cho xương.

Sữa cũng là một trong các loại thực phẩm cung cấp canxi song nó không phải là biện pháp chữa bệnh loãng xương hữu hiệu nhất dành cho bạn. Bởi những người bị bệnh loãng xương không chỉ đơn thuần do cơ thể thiếu canxi mà nó còn do nhiều nguyên nhân khác như thiếu vitamin D, thiếu protit, tăng hoạt động của các tế bào huỷ xương, hạn chế hấp thụ canxi ở ruột, bị các bệnh nội tiết, suy giảm hormon sinh dục, giảm hoạt động của các tế bào sinh xương, hay do dùng thuốc,…. Vì thế, nếu có các triệu chứng của bệnh loãng xương, bạn nên đi khám để được các bác sĩ kiểm tra và xác định phương pháp điều trị thích hợp. Đặc biệt, bạn nên chú ý không tùy tiện dùng các loại sữa chống loãng xương vì nếu cơ thể thiếu vitamin D gây kém hấp thụ canxi thì việc bạn cung cấp thêm canxi bằng cách uống sữa cũng sẽ không có tác dụng. 

phòng chống loãng xương
Phòng chống loãng xương chỉ uống sữa thôi chưa đủ.
(Ảnh minh họa: Internet)

Không nên uống sữa chống loãng xương tùy tiện.

Ngoài ra, không phải lúc nào việc sử dụng sữa cũng tốt. Bởi việc dùng bừa bãi các chế phẩm giàu canxi rất nguy hiểm. Nếu cơ thể thừa canxi và bạn lại tiếp tục bổ sung canxi bằng cách uống sữa thì lúc này cơ thể bạn sẽ xuất hiện các triệu chứng như ăn không ngon miệng, táo bón, buồn nôn, mệt mỏi, đau cơ, đau xương, mất nước, và thậm chí gây bệnh sỏi thận,… 
Hơn nữa, các loại sữa chống loãng xương thường giàu dinh dưỡng và nếu bạn bị tim mạch, cao huyết áp hoặc bệnh gan thì hàm lượng chất béo có trong sữa sẽ khiến đẩy nồng độ cholesterol trong máu cao và gây nguy hiểm cho tính mạng. Đó là chưa kể đến các loại sữa chống loãng xương kém chất lượng, không có nhãn mác được bày bán trên thị trường,… 
Sữa chỉ cung cấp thêm lượng canxi mà không hẳn ngăn ngừa bệnh loãng xương. Vì vậy, trước khi sử dụng các loại sữa chống loãng xương bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ để có kết quả tốt nhất trong việc điều trị bệnh loãng xương.
Việc uống sữa để phòng chống bệnh loãng xương đã trở thành thói quen của nhiều người, tất nhiên điều này không có gì nguy hại. Tuy nhiên, việc uống sữa phòng chống loãng xương cần phải tham khảo ý kiến của các chuyên gia để đảm bảo hiệu quả. Bệnh cạnh đó, cần tăng cường các hoạt động, xây dựng thói quen tập thể dục để phòng chống loãng xương.
Nguồn: Sưu tầm.

Để xương chắc khỏe: Tập thể dục tốt hơn bổ sung canxi

Canxi rất tốt cho xương, nhưng ít ai ngờ rằng thói quen tập thể dục còn quan trọng đối với sự phát triển của xương hơn là bổ sung canxi.
Ở phụ nữ, sự hình thành bộ xương chắc khỏe phần lớn diễn ra vào trước và trong tuổi thanh, thiếu niên. Trong giai đoạn này, thói quen tập thể dục hằng ngày còn quan trọng hơn việc bổ sung canxi, các nhà khoa học Mỹ khẳng định.
Trên Tạp chí Nhi khoa của Mỹ, giáo sư Tom Lloyd đến từ Đại học Penn State cho biết, đối với phụ nữ, canxi không ảnh hưởng lớn đến bộ xương trong giai đoạn xây dựng độ bền chắc ở tuổi thanh thiếu niên. Điều này đúng với cả những cô gái có mức độ hấp thu canxi hàng ngày rất thấp, cách xa đáng kể so với mức khuyến cáo. Đáng lưu ý trong thời kỳ này lại là mối quan hệ mật thiết giữa sức khỏe của bộ xương và việc rèn luyện thân thể. 17% độ vững chắc của xương được tạo nên từ thói quen vận động hằng ngày. Những cô gái có hệ cơ phát triển tốt cũng là những người có bộ xương chắc khỏe.

tập thể dục tốt hơn bổ sung canxi
Tập thể dục rất cần cho sự phát triển của xương.
(Ảnh minh họa: Internet)

Nghiên cứu của Đại học Penn State về sức khỏe thiếu nữ bắt đầu từ năm 1990, với sự tham gia của hơn 100 em gái 12 tuổi. Công trình đến nay vẫn chưa kết thúc, và mục tiêu trong thời gian tới là sức khỏe tim mạch và sinh sản của thiếu nữ. Tất cả đối tượng nghiên cứu giờ đã trong độ tuổi 20. Nhận định về vai trò của canxi và vận động đối với sự hình thành độ chắc khỏe của bộ xương ở phụ nữ được rút ra từ dữ liệu thu thập trong khoảng thời gian 1990-2000.
"Khi xét đến khối lượng nạc - khối lượng cơ thể trừ đi phần mỡ - chúng tôi nhận thấy, trọng lượng nạc cứ tăng lên 1 kg thì độ rắn chắc của xương cũng tăng lên 10 %", Moira Petit tham gia nghiên cứu cho biết. Tỷ lệ nạc của cơ thể có được nhờ sự tích cực vận động.
Giai đoạn từ 13 đến 19 tuổi là thời kỳ mà cơ thể phụ nữ xây dựng phần lớn độ vững chắc của bộ xương. Khi tuổi càng cao, sự vững chắc này sẽ ngày một hao mòn. Việc bổ sung canxi và chăm sóc tốt hệ xương trong giai đoạn thanh niên chỉ nhằm ngăn ngừa chứng loãng xương ở tuổi già.
Trong nghiên cứu của Đại học Penn State, mức hấp thu canxi của những em gái tham gia dao động trong phạm vi rộng - từ 500 mg/ngày tới 1.800 mg/ngày. Trong khi đó, Tổ chức Y tế thế giới đã khuyến cáo thiếu nữ cần hấp thu khoảng 1.300 mg/ngày. Tuy nhiên, sự hấp thu canxi tác động rất ít tới độ vững chắc của bộ xương trong giai đoạn trên- giáo sư Lloyd nhận định - năng luyện tập mới là yếu tố quyết định.
Nguồn: Mỹ Linh (theo AP)

Thứ Bảy, 14 tháng 11, 2015

Chữa thấp khớp bằng rượu tỏi.

Rất nhiều người bị bệnh thấp khớp hành hạ mà không biết phải làm sao để chữa dứt điểm căn bệnh này. Trong trường hợp này, rượu tỏi sẽ là bài thuốc rẻ tiền nhưng cực kỳ hiệu quả.
Sử dụng rượu tỏi để chữa bệnh đã có từ rất lâu ở các nước như Ai Cập, Trung Quốc, Nhật bản, Nga,…và được Tổ chức y tế thế giới (WHO) công nhận là bài thuốc quý, chữa bệnh thấp khớp cho người nghèo. Ở Việt Nam rượu tỏi cũng được xem như một bài thuốc “gia truyền” để chữa bệnh thấp khớp hữu hiệu.
chữa bệnh thấp khớp bằng rượu tỏi
Chữa bệnh thấp khớp bằng rượu tỏi.
(Ảnh minh họa: Internet)

Xuất xứ của rượu tỏi

Vào những năm 70 của thế kỷ XX sau cuộc khảo sát tình hình sức khỏe trên các quốc gia và vùng lãnh thổ, WHO đã phát hiện ra Ai Cập là đất nước nghèo, lạc hậu, khí hậu khắc nghiệt nhưng sức khỏe của người dân lại lại rất tốt, tuổi thọ trung bình rất cao.
WHO đã làm một khảo sát và nhận thấy điều đặc biệt là ở các gia đình của người dân Ai Cập bao giờ cũng có rượu tỏi để dùng.
Cho đến ngày nay tập quán này vẫn được người dân Ai Cập duy trì để phòng và chữa bệnh rất tốt. Ngoài ra, người ta còn thấy tỏi gần như có mặt ở hầu hết các đơn thuốc chữa bệnh của người Ai Cập cổ đại.

Tác dụng của tỏi

Trong tỏi có chứa hoạt chất Phitoncid là một loại kháng sinh thực vật có tác dụng diệt khuẩn, kháng khuẩn tốt. Hoạt chất màu vàng chứa trong tỏi giúp làm giảm các chlesterol có hại (LDL) và làm tăng các cholesterol có lợi (HDL) cho cơ thể giúp phòng tránh và chữa trị bệnh cao.

Công thức làm rượu tỏi chữa bệnh thấp khớp

Bạn có thể sử dụng hai dạng tỏi là tỏi trắng hoặc tỏi đen để điều chế thành rượu tỏi chữa bệnh thấp khớp. công thức cho từng loại như sau:
  • Công thức làm rượu tỏi trắng.
chữa bệnh thấp khớp bằng rượu tỏi
(Ảnh minh họa: Internet)
Nguyên liệu:
- Bình thủy tinh sạch
- 100ml rượu nếp trắng 45 – 500
- 40g tỏi trắng khô bóc vỏ
Cách làm:
Tỏi thái thành từng lát nhỏ cho vào lọ ngâm cùng rượu nếp trong vòng 10 ngày. Thỉnh thoảng nên lắc đều trai rượu để rượu tỏi được đều. Rượu ban đầu sẽ là vàng ngà ngà sau chuyển dần sang màu vàng đậm rất đẹp mắt.
Cách dùng:
Nên dùng 40 giọt rượu tỏi (tương đương với một thìa cà phê) cho một lần uống.
Mỗi ngày dùng 2 lần vào sáng sớm và buổi tối trước khi đi ngủ là tốt nhất. 
Lượng rượu uống mỗi ngày khá ít do đó bạn có thể pha thêm một chút nước ấm vào cho dễ uống nhất là với những người không uống được rượu.
Thông thường một bình rượu tỏi như vậy sẽ uống hết trong vòng 20 ngày. Do đó để có rượu uống liên tục bạn nên ngâm gối rượu khi bắt đầu sử dụng được 10 ngày.
  • Công thức làm rượu tỏi đen.

chữa bệnh thấp khớp bằng rượu tỏi
Ảnh minh họa: Internet

Tỏi đen là loại tỏi được lên men trong khoảng từ 30-45 ngày. Loại tỏi này có vị ngọt, mềm dẻo như hoa quả sấy hay ô mai rất dễ sử dụng.
Nguyên liệu:
- 200g tỏi đen
- 1-1,5 lít rượu nếp nguyên chất từ 30-600
- Bình thủy tinh sạch
Cách làm:
Bóc hết vỏ tỏi, lấy phần thịt, cho vào bình ngâm cùng rượu. Sau 2 – 3 ngày thì lắc đều bình để tỏi ngấm rượu tốt hơn. Rượu tỏi đen có thể sử dụng sau 4 – 7 ngày.
Sở dĩ rượu tỏi đen có thể sử dụng nhanh hơn rượu tỏi trắng là do tỏi đen đã được lên men nên dưỡng chất trong tỏi được tiết ra nhanh hơn.
Cách dùng:
Uống từ 1-2 chén mắt trâu, sau bữa ăn, ngày uống 2 lần.

Tác dụng của rượu tỏi đến bệnh thấp khớp

Các hoạt chất Phitoncid trong tỏi có tác dụng chống khuẩn, giảm sưng đau kết hợp với tính sát khuẩn, vô trùng của rượu sẽ giúp các khớp không bị sưng phồng, tiêu trừ những khuẩn gây hại cho khớp giúp khớp khỏe mạnh, không còn đau nhức.
Bên cạnh đó việc cholesterol có lợi được tăng cường giúp lưu thông máu đến các cơ xương khớp điều hòa, nuôi dưỡng các mô khớp chắc khỏe và dẻo dai hơn khiến bệnh thấp khớp của bạn sẽ dần tiêu tan. Bạn không còn lo lắng đến những ngày “trái gió trở trời” những cơn đau hành hạ bạn nữa.

Sử dụng rượu tỏi trong bao lâu thì có tác dụng?

Đây được coi là loại thuốc Đông Y khá rẻ tiền, dễ làm, dễ sử dụng. Tuy tác dụng có nhanh chóng và khiến bệnh chuyển biến tốt nhưng bạn cần duy trì ở sử dụng trong một thời gian dài.
Có thể là vài tháng hay vài năm, tùy thuộc và tình trạng bệnh và chỉ định sử dụng của bác sĩ. Tuy nhiên không nên lạm dụng rượu tỏi như những loại rượu khác, chỉ nên sử dụng ở liều lượng thích hợp để có tác dụng phòng bệnh và trị bệnh.
Với căn bệnh thấp khớp, nhiều người đã sử dụng và có tác dụng trị bệnh trong vòng 20 - 30 ngày. Bệnh sẽ khỏi hẳn trong thời gian uống từ 1 - 2 năm, đồng thời uống duy trì suốt đời sẽ khiến căn bệnh không còn tái phát.
Việc sử dụng rượu tỏi “cả đời” cũng là một phương pháp tốt với sức khỏe của bạn. Bởi ngoài tác dụng chữa bệnh thấp khớp nó còn có khả năng điều trị các chứng bệnh về đường tiêu hóa, tim mạch, các bệnh về đường hô hấp, hay bệnh trĩ nội, trĩ ngoại và tiểu đường.
Ngoài ra rượu tỏi cũng có tác dụng khá tốt trong việc phòng tránh và ức chế các tế bào ung thư.

Lưu ý:

-Tỏi đen có tác dụng tốt hơn so với tỏi trắng, nhưng giá thành khá cao. Tuy nhiên, nếu có điều kiện bạn nên dùng loại tỏi này, nếu là tỏi đen được chế biến từ tỏi cô đơn thì tác dụng tuyệt vời hơn nữa.
- Rượu tỏi đen có thể “tái sử dụng” khi uống hết rượu mà tỏi vẫn còn màu đen, bạn có thể đổ rượu vào ngâm thêm một lần nữa.
- Khi uống rượu tỏi sẽ có mùi cay nồng xộc lên mũi rất khó uống, và bạn cần phải làm quen dần dần.
- Mùi tỏi đọng lại ở miệng cũng không thể tránh khỏi. Do đó, bạn cũng có thể ăn một chút trái cây để “khử mùi” và vệ sinh răng miệng thật sạch sẽ để hơi thở không còn mùi khó chịu.
- Kết hợp với việc sử dụng rượu tỏi hàng ngày những người bị bệnh thấp khớp nên xoa bóp hàng ngày và nhất là nên dành 30 phút để đi bộ mỗi ngày.
- Chế độ ăn uống hợp lý, ăn nhiều các thực phẩm chứa canxi, sắt, protein, tránh các chất kích thích chứa cồn.
- Luôn giữ ấm cho cơ thể, hay ngâm chân với thảo dược, nước muối ấm mỗi tối trước khi đi ngủ sẽ mang lại hiệu quả điều trị bệnh cao, tinh thần phấn chấn hơn.
Nguồn: Đại lộ.
Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng!

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0902.184.389
Địa chỉ:Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Website: www.luongynguyenthihuong.com

Giảm nguy cơ viêm khớp khi cho con bú.

Một nghiên cứu gần đây cho thấy, những phụ nữ nuôi con bằng sữa của mình ít có khả năng bị viêm khớp mãn tính hơn những người không cho con bú.
"Ngoài tác dụng làm giảm nguy cơ ung thư vú và buồng trứng, giảm nguy cơ bị viêm khớp mãn tính có thể là một lợi ích nữa của việc cho con bú", tiến sĩ Elizabeth Wood Karlson tại Bệnh viện Brigham and Women, Boston, Mỹ, tuyên bố.

Cho con bú giảm nguy cơ mắc bệnh viêm khớp.
(Ảnh minh họa: Internet)

Karlson và cộng sự đã phân tích số liệu của nhiều phụ nữ để tìm hiểu vai trò của các yếu tố hoóc môn đối với bệnh viêm khớp. Họ nhận thấy những bà mẹ cho con bú với tổng thời gian từ 12 tới 23 tháng trong cuộc đời giảm được 30% nguy cơ bị viêm khớp mãn tính, còn những người cho con bú từ 24 tháng trở lên giảm được 50% nguy cơ.
Kết quả phân tích cũng cho thấy, chu kỳ kinh nguyệt không đều và tình trạng có kinh nguyệt sớm cũng làm tăng nguy cơ bị viêm khớp mãn tính. Song tình hình sử dụng thuốc tránh thai, số con và số tuổi của phụ nữ trong lần sinh nở đầu tiên không có tác động gì tới nguy cơ mắc bệnh.
Nguồn: Việt Linh (theo Reuters)
Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng!

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0902.184.389
Địa chỉ:Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Website: www.luongynguyenthihuong.com

Thứ Sáu, 13 tháng 11, 2015

Lái xe thường xuyên dễ mắc các bệnh về xương khớp.

Những người thường xuyên lái xe dễ bị hội chứng vai gáy, thoái hóa cột sống cổ, viêm mỏm trên lồi cầu ngoài, hội chứng ống cổ tay, thoái hóa cột sống thắt lưng, thoát vị đĩa đệm...
Bác sĩ Lê Văn Tư, Chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Sài Gòn, cho biết ngày càng nhiều người bị bệnh cơ xương khớp liên quan đến thói quen lái xe và tư thế ngồi không đúng cách. 
Lái xe máy không đúng tư thế dễ bị các bệnh về xương khớp.
(Ảnh minh họa: Internet)

Tư thế lái xe máy không đúng cách dễ gây ra các bệnh xương khớp sau:

Hội chứng vai gáy

Hội chứng vai gáy thường gặp khi lái xe quá lâu ở một tư thế. Bệnh nhân thường đau mỏi gáy, lan sang hai bên vai, có thể kèm tê vai. Với hội chứng này, kết quả chụp X-quang cột sống cổ bình thường. Việc điều trị chủ yếu là dùng thuốc kháng viêm, giãn cơ, giảm đau,.

Thoái hóa cột sống cổ.

Triệu chứng của bệnh thường là đau, mỏi gáy, lan sang vai, có thể kèm tê vai, lan xuống tay một bên hoặc hai bên, lắc bẻ cổ có tiếng kêu "rắc rắc". Kết quả chụp X-quang cột sống sẽ cho thấy hình ảnh thoái hóa cột sống cổ.
Việc điều trị chủ yếu là dùng thuốc kháng viêm, giãn cơ, giảm đau, bổ sung vitamin nhóm B, cải thiện tình trạng loãng xương, tập vật lý trị liệu. 

Viêm mỏm trên lồi cầu ngoài.

Người bị bệnh này thường kêu đau, mỏi ở vùng ngoài khủy tay, hạn chế vận động sấp cẳng bàn tay, ấn thì thấy đau nhiều vùng mỏm trên lồi cầu ngoài.
Với bệnh này, uống thuốc kháng viêm, giãn cơ, giảm đau thường không hiệu quả. Việc tiêm k-cort, hydrocortisone cho hiệu quả tức thời nhưng sẽ tái phát sau 6 tháng. Tiêm nhiều lần nhiều biến chứng loãng xương, tăng huyết áp, giữ mỡ, loét dạ dày, tá tràng, mỏng da….
Hiện nay các bác sĩ thường áp dụng liệu pháp PRP (Platelet Rich Plasma - huyết tương giàu tiểu cầu) để điều trị viêm mỏi trên lồi cầu ngoài. Đây là phương pháp mới, hiệu quả cao, bệnh hết hẳn và không bị biến chứng.

Hội chứng ống cổ tay

Hội chứng này rất phổ biến ở Việt Nam. Triệu chứng thường gặp là đau, mỏi, tê bàn tay, ngón tay, có thể lan lên cẳng tay, cánh tay, vai. Khi lái xe lâu, triệu chứng sẽ biểu hiện rõ hơn, lúc buông tay lái và vẫy vẫy một lúc thì bớt. Bệnh được chẩn đoán bằng cách đo điện cơ 2 tay. Phương pháp điều trị phổ biến là tiểu phẫu giải phóng ống cổ tay.

Thoái hóa cột sống thắt lưng

Bệnh biểu hiện ở các mức độ khác nhau như đau, mỏi lưng, đôi khi đau thắt, hạn chế khom cúi, có thể kèm theo tê lưng, mông. Kết quả chụp X-quang cột sống thắt lưng cho thấy hình ảnh thoái hóa cột sống thắt lưng. Cách điều trị bệnh này chủ yếu là dùng thuốc kháng viêm, giãn cơ, giảm đau, vitamin B, tập vật lí trị liệu, cải thiện tình trạng loãng xương.

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng thường kêu đau, mỏi lưng, đôi khi đau thắt, hạn chế khom cúi, có thể kèm theo tê lưng, mông và chân. Kết quả chụp MRI cho thấy hình ảnh thoát vị đĩa đệm tùy phân độ 1, 2, 3, 4. Ở phân độ 1, 2, thường được chỉ định điều trị bằng thuốc kháng viêm, giãn cơ, giảm đau, vitamin B, cải thiện tình trạng loãng xương, tập vật lý trị liệu. Với phân độ 3,4 thường phải phẫu thuật.

Để phòng ngừa các bệnh cơ xương khớp liên quan đến thói quen lái xe như trên, bác sĩ Lê Văn Tư khuyên mọi người không nên lái xe quá lâu, nên dừng lại nghỉ ngơi nếu chặng đường đi xa. Khi cầm lái, nên ngồi thẳng, giữ cho cột sống thẳng như tư thế đứng, hạn chế chở nặng. Khi dừng đèn đỏ, nên xuôi 2 tay, các đầu ngón tay hướng xuống đất để máu lưu thông về tay tốt.
Nguồn: Sưu tầm
Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng!

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0902.184.389
Địa chỉ:Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Website: www.luongynguyenthihuong.com

Dấu hiệu chứng tỏ cơ thể đang thiếu canxi

Canxi là một trong 5 nguyên tố quan trọng nhất và tham gia vào rất nhiều hoạt động của cơ thể. Nếu thiếu canxi sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của cơ thể.

Vai trò của Canxi trong cơ thể.

Canxi là nguyên tố hoạt động nhất trong cơ thể con người. Canxi chiếm 1,5-2% trọng lượng cơ thể, trong đó 99% tồn tại trong xương, răng, móng chân, móng tay, chỉ có 1% tồn tại trong máu, trong tổ chức tế bào và dịch ngoài tế bào. 
Canxi giữ vai trò truyền dẫn thông tin, canxi tham gia hầu hết các hoạt động của cơ thể và của tế bào. Trong cơ thể con người tồn tại hai mức nồng độ Canxi theo tỷ lệ ổn định trong xương và máu. Nếu thiếu canxi cơ thể sẽ cảm thấy khó chịu mệt mỏi đặc biệt rất dễ gây ra vấn đề về xương khớp.
canxi giúp xương chắc khỏe
99% canxi tồn tại trong xương và là nhân tố giúp xương chắc khỏe.
(Ảnh minh họa: Internet)

Những dấu hiệu biểu hiện cơ thể đang thiếu Canxi

Canxi là một khoáng chất mà cơ thể không tự sản xuất ra mà phải cung cấp từ ngoài vào, chủ yếu qua đường ăn uống. Khi một cơ quan thiếu Canxi cho nhu cầu hoạt động, nó sẽ kêu gọi máu huy động Canxi từ trong xương ra. Khi Canxi trong cơ thể thiếu thì sẽ có rất nhiều dấu hiệu nhận biết. Đó là:
  • Bị chuột rút 
Đây là một trong những triệu chứng ban đầu của thiếu canxi. Đau cơ bắp, đặc biệt là đùi, cánh tay, nách và trong khi di chuyển hay khi đi bộ có thể là một dấu hiệu của sự thiếu hụt canxi. 
  • Răng trở nên vàng hơn 

Răng và xương bị tác động lớn khi bạn thiếu canxi. Do vậy khi nhận thấy dấu hiệu này bạn cần rà soát lượng canxi trong chế độ ăn và kiểm tra mật độ khoáng trong xương vì đây là một trong những dấu của tình trạng canxi. 
  • Chóng mặt, tê nhức hoặc đau xương 
Ngồi lâu một chỗ cảm thấy tay chân bị tê, mỏi lưng, khi đứng dậy bị hoa mắt chóng mặt. Khi canxi trong đường huyết bị giảm xuống khi đó cảm thấy hoa mắt chóng mặt, cảm giác đó chỉ diễn ra trong vài chục giây rồi lại trở lại trạng thái bình thường.
Tình trạng này xảy ra nhiều thì càng về già càng bị loãng xương, thoái hóa đốt lưng, đốt sống cổ, thấp khớp, sỏi, cao huyết áp, và rất nhiều các bệnh khác nữa… 
  • Các vấn đề về đại tràng 
Polyp đại tràng có thể phát triển do cơ thể không đầy đủ canxi và các yếu tố khác, do chế độ ăn uống hoặc do di truyền. Chế độ ăn giàu canxi có thể mang lại lợi ích phòng ngừa ung thư ruột kết. 

  • Móng tay yếu và dễ gãy 

Móng tay cũng cần có đủ lượng canxi để mọc khỏe và không bị giòn. Móng tay yếu và dễ gãy cũng là biểu hiện của sự thiếu canxi trong cơ thể. 
  • Các triệu chứng tiền kinh nguyệt tăng lên 
Những triệu chứng bạn thường gặp trước mỗi kỳ kinh nguyệt như nổi mụn, đau ngực, đau lưng, đau bụng, rối loạn giấc ngủ, nhức đầu, đau cơ, căng thẳng, mất tập trung ….xuất hiện nhiều hơn thường lệ. Điều này có liên quan đến canxi, chúng sẽ giảm đi nếu cung cấp đủ canxi cho nhu cầu của cơ thể. 
  • Vấn đề về thần kinh 
Bởi vì lượng canxi kết hợp với magiê và vitamin D có tác dụng điều chỉnh các xung điện của cơ thể, giảm các cơn co giật cơ và co thắt có thể xảy ra nếu cơ thể ở mức độ canxi không phù hợp. 
  • Bệnh loãng xương 
Mất xương, loãng xương, là điều đáng chú ý nhất trong danh sách các triệu chứng thiếu hụt canxi. Mất xương thường xảy ra ở phụ nữ mãn kinh hoặc sau mãn kinh có nồng độ estrogen giảm, làm giảm sự hấp thu canxi. Bởi vì cơ thể nếu thiếu canxi thì sẽ rút canxi từ xương để phục vụ nhu cầu của tim và các cơ quan khác mà dựa vào nó.
Thiếu xương (giai đoạn bắt đầu của loãng xương) và loãng xương cần phải được theo dõi và đánh giá thường xuyên, bằng cách đo mật độ xương và kiểm tra nồng độ canxi trong máu một cách định kỳ. 
  • Mất ngủ 
Đây cũng là một dấu hiệu quan trọng của sự thiếu hụt canxi. Trong nhiều trường hợp, người không có đủ canxi trong chế độ ăn uống sẽ bị mất ngủ. Trong một số trường hợp, người thiếu canxi vẫn ngủ nhưng giấc ngủ không đủ sâu, thức dậy vẫn thấy mệt mỏi.

Riêng với trẻ em, có một số biểu hiện điển hình khác như:

Với trẻ nhỏ sẽ thường hay bị giật mình, quấy khóc khi ngủ, có thể kéo dài nhiều giờ đồng hồ. Bé thường ra mồ hôi trộm; có dấu hiệu rụng tóc hình vành khăn; đầu có thể bị bẹp như cá trê, hay quấy khóc về đêm; chậm mọc răng; chậm phát triển kỹ năng vận động (chậm biết bò, đứng, đi…). Nếu tình trạng thiếu canxi kéo dài, bé có thể bị chân vòng kiềng, vẹo cột sống…
Với trẻ em lớn, đang phát triển, dấu hiệu rõ rệt nhất là trẻ thường kêu đau nhức xương khi vận động và giảm đau khi nghỉ ngơi hoặc được xoa bóp.

Cần làm gì khi cơ thể thiếu Canxi

Khi cơ thể thiếu Canxi thì phải bổ sung canxi từ thực phẩm, thực phẩm chức năng hoặc thuốc. Nên chọn Canxi dạng nano giúp dễ hấp thu, hấp thu tối đa và hạn chế tác dụng không mong muốn như táo bón, sỏi thận.
Canxi của cơ thể, chủ yếu sẽ ở trong xương, răng và móng, giúp cơ thể có hệ xương chắc khỏe, đồng thời là kho dự trữ Canxi của cơ thể. Nếu Canxi trong xương bị thiếu sẽ gây hậu quả nặng nề cho sức khỏe con người. Ngược lại, nếu Canxi có quá nhiều trong máu, sẽ gây 1 số bệnh nguy hiểm như xơ vữa động mạch, vôi hóa mô mềm. Bởi vậy, khi bổ sung Canxi cần bổ sung kết hợp với vitamin D (giúp hấp thu Canxi từ ruột vào máu) và MK7 (giúp vận chuyển Canxi từ máu vào xương).