Thứ Sáu, 23 tháng 10, 2015

Đi tìm lời giải "khớp đớp vào tim" như thế nào ?

Chúng ta vẫn thường nghe đến câu " khớp đớp vào tim". Vậy hai bệnh này có liên quan đến nhau như thế nào ? 

"Khớp đớp vào tim" đó là cách gọi dân dã của bệnh thấp tim. Ban đầu khớp bị bệnh, sau đó lan sang tim và làm hỏng tim. Nói như vậy, nhưng thực ra nguyên nhân sâu xa gây bệnh ban đầu không phải là viêm khớp cấp, mà là viêm họng. Chính xác hơn, bệnh do liên cầu khuẩn beta tan máu nhóm A (Streptococcus A) gây nên.
Vi khuẩn này ban đầu gây bệnh ở họng, tạo ra một đợt viêm họng cấp tính. Sau đó thì viêm họng khỏi và chuyển sang viêm khớp cấp, cứ thế tiến triển, kèm theo xuất hiện nhiều triệu chứng mới và gây ra viêm tim. Lúc này thấp tim thực sự xuất hiện. Do thời gian viêm họng cách xa với viêm tim, trung bình từ 14 - 28 ngày, nên người ta hầu như quên luôn căn bệnh gốc (viêm họng) mà chỉ "đổ lỗi" là hỏng tim do viêm khớp cấp. 

khớp đớp lên tim
Viêm khớp cấp tiến triển gây ra bệnh thấp tim.


Nói như vậy để chúng ta hiểu sâu xa hơn về nguồn gốc gây bệnh từ đó có thể điều trị kịp thời trước khi nó biến chứng sang bệnh khác nguy hiểm hơn. Viêm họng và thấp khớp cấp có thể chữa khỏi được nhưng khi bệnh chuyển sang tim thì sẽ để lại hậu quả rất nặng nề. Một khi không được điều trị sớm và đầy đủ, thấp tim sẽ gây ra viêm cơ tim, van tim, làm thay đổi lớp màng trong của tim - trở nên xù xì, viêm dính và nổi các hạt li ti. Van tim trở nên dính, hẹp, hở lung tung. Cơ tim trở nên viêm, giảm chức năng co bóp. Cuối cùng, dẫn tới rung nhĩ hoặc suy tim, những cái kết nặng nhất của tim mạch.
Dĩ nhiên, không phải bệnh khớp nào cũng gây ảnh hưởng đến tim. Ngược lại, không phải bệnh thấp tim nào cũng có đau sưng khớp. Thấp khớp thường hay gặp ở lứa tuổi thanh thiếu niên và biến chứng tim hay não của nó có thể muộn hơn 10 đến 20 năm nên đa số bệnh nhân thường rất mơ hồ, không nhớ mình đã bị khớp trước đó hay chưa. Chính vì vậy, cần phải nhận biết rõ được bệnh để có thể điều trị kịp thời và hiệu quả. 
Nguồn: Sưu tầm
Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng!

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0902.184.389
Địa chỉ: Xóm 11 – Thôn Đồng Mít – Xã Đồng Tâm – Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Website: www.luongynguyenthihuong.com


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét