1. Đối với trẻ em.
Đối tượng trẻ em khi mắc bệnh khớp rất hay bị bỏ qua vì người lớn thường quan niệm trẻ không bị bệnh khớp mà chỉ có người già mới bị. Do đó, các dấu hiệu đau nhức, mỏi, sưng tấy đỏ… tại vị trí các khớp rất dễ bị xem nhẹ.
Trẻ em cũng có thể mắc bệnh về xương khớp.
Một số bệnh xương khớp có tính chất gia đình. Lối sống của cha/mẹ đóng vai trò quyết định sức khỏe của con cái. Nếu cha hoặc mẹ hút thuốc lá uống rượu nhiều, mắc các bệnh cảm cúm do virus, hay dùng thuốc không hợp lý trong thời kỳ mang thai có thể dẫn tới sự xuất hiện những dị tật cơ xương khớp ở con cái của họ.
Dinh dưỡng cũng đóng vai trò rất quan trọng trong xuất hiện bệnh lý cơ xương khớp. Với trẻ em, cơ thể cần rất nhiều canxi, Vitamin D, protein và các chất khác để xây dựng khung xương. Do vậy, nếu chế độ ăn uống không đủ chất và số lượng thì trẻ dễ bị suy dinh dưỡng, dẫn đến bệnh còi xương.
Ngoài ra việc mang vác nặng, ngồi sai tư thế ngồi lâu ngày… cũng là một nguyên nhân phổ biến, gây lệch vai, tổn thương xương sống hoặc gù, cong, vẹo cột sống…
2. Đối với thanh, trung niên.
Trong cuộc sống hiện đại, làm việc có máy móc, phương tiện hỗ trợ nên các bạn trẻ ít vận động hơn. Việc lười vận động không chỉ khiến khớp mà mức độ lão hóa của nhiều bộ phận khác trên cơ thể cũng sẽ diễn ra sớm hơn.
Tiến sĩ Đoàn Văn Đệ, Phó chủ tịch hội thấp khớp học Việt Nam cho biết, thông thường, thoái hóa khớp thường xuất hiện ở những người ở độ tuổi 45- 50 tuổi do khớp bị lão hóa theo thời gian. Nhưng hiện nay thoái hóa khớp không còn là bệnh của người già nữa, rất nhiều người ở độ tuổi 30- 35 mắc căn bệnh này, số lượng người trẻ mắc bệnh khớp đang ngày càng tăng.
Bệnh xương khớp ngày càng trẻ hóa.
3. Lứa tuổi trên 60 tuổi.
Đối với người trên 60 tuổi, tỷ lệ mắc bệnh xương khớp rất cao lên tới 60%. Các bệnh xương khớp phổ biến đó là: thoái hóa khớp, loãng xương, gãy cổ xương đùi, đau cột sống thắt lưng, bệnh gút, ung thư xương… Càng cao tuổi thì chất lượng xương càng yếu dần, vỏ xương không chắc chắn như lúc tuổi trẻ, nên rất dễ gãy cổ xương đùi khi có một sang chấn nhẹ. Biến dạng các khớp xương lâu ngày có thể gây thoái hóa tạo hình ảnh gai xương hoặc một biến dạng bất thường có thể gây ung thư xương với sự đau nhức dài ngày…
Như vậy bệnh xương khớp có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào do đó chúng ta không nên chủ quan và cần kiểm tra định kỳ và nghe lời tư vấn của bác sĩ để có thể phát hiện kịp thời các bệnh về xương khớp. Ngoài ra cần có một chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, kết hợp với chế độ thuốc men phù hợp.
Nguồn: Sưu tầm.
Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng!
Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0902.184.389
Địa chỉ: Xóm 11 – Thôn Đồng Mít – Xã Đồng Tâm – Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Website: www.luongynguyenthihuong.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét