Thứ Sáu, 23 tháng 10, 2015

Những điều cần biết về bệnh đau dây thần kinh tọa.

Đau thần kinh tọa là một chứng bệnh đau có nguồn gốc ở phần thắt lưng và lan tỏa xuống phần hông và cẳng chân do dây thần kinh tọa bị chèn ép. 


Đau thần kinh tọa là gì ?

Dây thần kinh tọa là một trong những dây thần kinh lớn và quan trọng, ảnh hưởng tới phần lưng và chi dưới. Nó đi xuyên qua lỗ trống ở phần đốt sống cụt và chi phối các cơ lưng và cơ chân. Ở bệnh đau thần kinh tọa, lỗ trống ở phần đốt sống cụt, nơi dây thần kinh tọa đi qua, bị thu hẹp làm cho dây thần kinh tọa bị đè nén, gây ra đau. Do dây thần kinh này chi phối hoạt động của lưng và hai chân, nên người bệnh sẽ cảm thấy đau lưng và cơn đau lan xuống cả hai chân.
đau dây thần kinh tọa

Dây thần kinh tọa bị chèn ép hoặc tổn thương làm bạn bị đau. 
Đau thần kinh tọa là một chứng bệnh đau có nguồn gốc ở phần thắt lưng và lan tỏa xuống phần hông và cẳng chân do dây thần kinh tọa bị chèn ép. Đau thần kinh tọa là nguyên nhân chủ yếu gây ra chứng đau thắt lưng.
Đau dây thần kinh tọa rất thường gặp, trường hợp đau nhẹ người bệnh vẫn đi lại, làm việc bình thường. Nếu đi lại nhiều, đứng nhiều, ngồi nhiều trong một ngày, đau có thể tái phát. Nếu đau nhiều thì khi chân dậm mạnh xuống đất, ho mạnh, hắt hơi, đi đại tiện rặn cũng đau. Đau nặng ảnh hưởng nhiều đến khả năng lao động.

Triệu chứng biểu hiện là gì?

Triệu chứng phổ biến nhất của đau thần kinh tọa là đau lưng kéo dài qua hông và mông và xuống tới chân. Cơn đau thường chỉ ảnh hưởng đến 1 bên chân và đau hơn khi ngồi, ho, hắt hơi. Người bệnh cũng cảm thấy tê liệt, yếu và ngứa ran ở chân. Các triệu chứng thường xuất hiện đột ngột và kéo dài trong nhiều ngày hoặc vài tuần. Khi bệnh nặng chân tê bì mất cảm giác, có thể đái dầm, ỉa đùn.

Nguyên nhân gây ra bệnh đau dây thần kinh tọa. 

Nguyên nhân gây ra bệnh đau dây thần kinh tọa do tổn thương ở cột sống thắt lưng gây chèn ép rễ thần kinh, nhưng nguyên nhân chính là do thoát vị đĩa đệm vùng cột sống thắt lưng. Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác như các tổn thương thực thể vùng thắt lưng, dị dạng bẩm sinh (gai đôi, quá phát mỏm ngang các đốt sống thắt lưng) hay tổn thương mắc phải ở vùng cột sống thắt lưng (chấn thương, thoái hóa cột sống thắt lưng, u, viêm cột sống dính khớp, viêm đốt sống do nhiễm khuẩn...).

Những người có nguy cơ mắc bệnh đau dây thần kinh tọa. 

Đau dây thần kinh tọa gặp ở tất cả các lứa tuổi cả nam và nữ, tuy nhiên thường gặp ở lứa tuổi từ 30-60, nam giới mắc bệnh nhiều hơn nữ giới. Những người lao động chân tay nặng nhọc mang vác và lao động nặng ở tư thế sai, gò bó, rung xóc, chấn thương, các động tác thay đổi tư thế đột ngột là yếu tố thường xuyên nhất làm khởi phát bệnh, ngoài ra yếu tố tâm lý cũng đóng vai trò nhất định thúc đẩy xuất hiện và tái phát bệnh.
Một số nghề nghiệp có tư thế làm việc gò bó như ngồi, đứng nhiều, công nhân bốc vác, nghệ sĩ xiếc, balê, cử tạ, thể thao... dễ xuất hiện bệnh và tái phát bệnh nhiều hơn.

Điều trị bệnh như thế nào ?

Điều trị đau thần kinh tọa phải kết hợp các biện pháp nội khoa, đông y, ngoại khoa, tâm lý, vật lý trị liệu và phục hồi chức năng. Phẫu thuật có chỉ định trong một số trường hợp. Trong thời gian đang đau cấp, hoặc đợt cấp của đau thần kinh tọa mãn, người bệnh cần nghỉ ngơi tuyệt đối trên giường và bất động, tránh mọi di chuyển hoặc thay đổi tư thế làm căng dây thần kinh. Người bệnh cần nằm trên giường phẳng và cứng, nằm ngửa, hông và gối hơi gấp, nếu đau nhiều có thể nằm co chân.

Phòng bệnh đau thần kinh tọa như thế nào?

Tập thể dục thường xuyên nhẹ nhàng, không quá sức để nâng cao thể lực, áp dụng các bài tập tăng cường sự dẻo dai, khỏe mạnh của các khối cơ lưng cạnh cột sống, cơ bụng và tăng sự mềm mại của cột sống. Tránh mọi chấn thương cho cột sống, tránh ngã dồn mông xuống đất. Điều trị kịp thời các bệnh thoái hóa cột sống. Người bị đau thắt lưng tránh tuyệt đối các động tác thể thao hoặc vận động quá mức như golf, bóng chuyền, tennis, vác balô nặng.
Chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý, bỏ rượu, thuốc lá, giảm cân với những người béo phì, tránh những căng thẳng quá mức về tâm lý.
Các động tác sinh hoạt, lao động hằng ngày phải bảo đảm thích nghi với tình trạng đau cột sống thắt lưng. Bảo đảm tư thế đúng khi đứng, ngồi, mang vác... hay nhấc vật nặng có ý nghĩa rất quan trọng.

phòng bệnh đau dây thần kinh tọa
Phòng bệnh đau dây thần kinh tọa.

Đau dây thần kinh tọa ảnh hưởng rất lớn đến công việc cũng như cuộc sống sinh hoạt hàng này của người bệnh. Hiểu rõ về bệnh để có thể phòng tránh và điều trị kịp thời đau dây thần kinh tọa. 
Nguồn: Sưu tầm.
Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng!

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hường
Điện thoại: 0902.184.389
Địa chỉ: Xóm 11 – Thôn Đồng Mít – Xã Đồng Tâm – Huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Website: www.luongynguyenthihuong.com


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét